Đánh giá của giảng viên và sinh viên về nội dung chƣơng trình dạy học

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 79)

Bảng 3.2:

Đánh giá của giảng viên và sinh viên về nội dung chƣơng trình dạy học học

Nội dung Giảng viên (%) Sinh viên (%)

A B C D E A B C D E Cấu trúc nội dung chƣơng trình hiện đại, hợp lý. 16.9 11.1 27.8 33.1 11.1 16.6 31.2 38.2 13.4 0.6 Cấu trúc nội dung chƣa hiện đại, hợp lý

5.6 5.6 33.3 52.8 2.8 1.3 3.7 18.9 59.4 14.2 Nhiều nội dung Nhiều nội dung

đƣợc giảng dạy còn quá cũ 2.8 36.1 25.0 19.4 16.7 0.6 2.5 33.3 43.2 19.3 Nội dung chƣơng trình chƣa chú ý đến đào tạo chuyên sâu 2.8 27.8 25.0 30.6 13.9 3.1 2.6 30.8 41.5 21.2 Chƣơng trình học dàn trải, không tập trung 5.6 25.0 22.2 36.1 11.1 3.5 2.6 26.3 48.7 18.9

Chƣơng trình học tập trung vào đúng những yêu cầu của ngành nghề 11.1 47.2 25.0 16.7 0 1.2 44.4 27.7 18.5 8.2 Thực hành tay nghề còn quá ít và thiếu hiệu quả 5.6 27.8 13.9 44.3 8.3 1.8 3.2 27.6 42.8 24.6 Chú thích: A: Khó trả lời B: Rất không đúng, rất không đồng ý C: Đúng một phần, đồng ý một phần D: Đồng ý về cơ bản

E: Hoàn toàn đúng, hoàn toàn đồng ý

Ngoài ra, có tới 62,5% sinh viên đồng ý, đồng ý hoàn toàn và 33.3 % sinh viên đồng ý một phần với ý kiến cho rằng “nội dung được giảng dạy trên lớp là quá cũ không còn thích hợp”. Có 62.7% sinh viên cho rằng “nội dung chương trình chưa chú ý đến đào tạo tay nghề chuyên sâu” và 30.8% đồng ý một phần với ý kiến trên. Trong khi chỉ có 2.6% sinh viên không đồng ý với ý kiến đó và 3.1 % lƣỡng lự trong khi đƣa ra câu trả lời. Cũng nhƣ vậy, có tới 49.8% sinh viên cho rằng “nội dung chương trình học là dàn trải, không tập trung” và có tới 42.2% đồng ý một phần với ý kiến đó.

Khác với sinh viên, chỉ có 36.1 % giảng viên đồng ý và 25 % giảng viên đồng ý một phần tới đồng với ý kiến cho rằng “nội dung được giảng dạy trên lớp là quá cũ”. Trong khi ngƣợc với sinh viên chỉ có 2.5% sinh viên phản đối ý kiến trên thì có tới 36.1% phản đối ý kiến cho rằng chƣơng trình đang đƣợc giảng dạy là quá cũ. Nhƣ vậy ở đây ta có thể thấy sự bất đồng ý kiến giữa sinh viên và giảng viên. Cũng nhƣ vậy ngƣợc với con số 2.6% sinh viên không đồng ý với ý kiến cho rằng “chương trình học dàn trải, không tập trung” thì có tới 25% các giảng viên phản đối ý kiến trên so với 47.2% đồng ý và 22.2% đồng ý một phần với ý kiến đó. Con số đồng ý với ý kiến trên ở sinh viên là 67.6% và 26.3% đồng ý một phần với ý kiến đó. Còn ý kiến đánh giá “thực hành tay nghề còn quá ít và thiếu hiệu quả”

có 52.6% giảng viên đồng ý với ý kiến trên, 13.9% đồng ý một phần với ý kiến đó so với 64.7% đồng ý và 27.6% đồng ý một phần. Trong khi đó, tỷ lệ giảng viên phản đối ý kiến trên chiếm 27.8% so với 3.2% sinh viên phản đối.

Ở đây, ta có thể lý giải sự khác biệt ở đây là do vị thế xã hội khác nhau, tâm thế và khuôn mẫu tƣ duy khác nhau. Sinh viên với tƣ cách là ngƣời học yêu cầu và đòi hỏi cao hơn so với thực tế trong khi đó, giảng viên, với tƣ cách là ngƣời dạy khó chấp nhận hơn với việc đánh giá thấp về cái mình đang truyền đạt. Ở đây xuất hiện tới việc bảo vệ giá trị của bản thân. Thông thƣờng con ngƣời có xu hƣớng phòng vệ khi cảm thấy mình tấn công hay khi cảm thấy giá trị của bản thân và của những thứ mình bảo vệ bị xâm phạm. Việc bất đồng một phần ý kiến chính là sự xung đột giữa việc bảo vệ giá trị của những cái mình tin tƣởng và giá trị bản thân với tâm lý đòi hỏi những cái tốt hơn ở sinh viên. Sinh viên với tƣ cách là ngƣời thụ hƣởng luôn muốn đƣợc những cái tốt nhất và họ không ngần ngại khi đánh giá không tốt cái mình đang đƣợc thụ hƣởng bởi vì họ không phải bảo vệ giá trị của bản thân. Ở đây, khi lên tiếng phê phán về nội dung chƣơng trình, sinh viên nói với tƣ cách là một ngƣời bị thiệt hại.

Tuy vậy, khi đánh giá ý kiến cho rằng “chương trình học tập trung vào đúng những yêu cầu của ngành nghề đào tạo” thì có tới 47.2% giảng viên hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đó. Nhƣ vậy ở đây ta có thể thấy xuất hiện những mâu thuẫn trong chính bản thân ngƣời dạy. Một mặt, các giảng viên không muốn đánh giá không tốt về nội dung chƣơng trình mặt khác các giảng viên cũng không thể đánh giá tốt về nó. Điều đó thể hiện rất rõ qua việc phủ định ý kiến đánh giá không tốt về nội dung chƣơng trình cũng nhƣ phủ định cả ý kiến đánh giá cao nội dung chƣơng trình. Mâu thuẫn này có thể bắt nguồn từ việc muốn bảo vệ giá trị của bản thân nhƣng đồng thời lại muốn đƣợc bày tỏ rõ quan điểm của mình. Ngoài ra, ngƣời Việt Nam vốn quen với việc ngƣời trên thƣờng nói đúng và ra lệnh còn ngƣời dƣới chỉ biết lắng nghe và xin lỗi. Ở Việt Nam hầu nhƣ không có

việc ngƣời trên xin lỗi ngƣời dƣới, cha mẹ xin lỗi con cái hay cấp trên xin lỗi cấp dƣới. Chính vì vậy, việc thừa nhận những mặt chƣa tốt của mình là một trong những việc rất khó khăn, nó đi ngƣợc với khuôn mẫu tƣ duy vốn có từ lâu đời của ngƣòi Việt Nam. Tuy nhiên, với việc một tỷ lệ cũng là khá lớn việc các giảng viên đại học thừa nhận những vấn đề bất cập trong giáo dục cũng đã cho ta thấy bƣớc đầu của sự thay đổi tƣ duy, của việc đang dần mở rộng tƣ duy và chấp nhận những điểm hạn chế trong công việc của mình.

Trƣớc đây không lâu, giáo dục đại học thƣờng dành cho các thành phần trí thức của xã hội nhằm chuẩn bị để trở thành những nhà khoa học, nhà quản lý xã hội. Ngày nay điều này không còn đúng nữa, các nhà khoa học cho rằng giáo dục đại học là nền tảng của quá trình chuyển đổi kinh tế thế giới từ công nghiệp chuyển sang nền kinh tế tri thức. Giáo dục đại học đƣợc coi là công cụ phát triển trí tuệ cá nhân phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Trƣớc nhu cầu mới này giáo dục đại học của nƣớc ta đang đứng trƣớc nhiệm vụ cải cách toàn diện từ đội ngũ giảng dạy cho đến phƣơng thức đào tạo.

Một trong những vấn đề mấu chốt để cải cách giáo dục đại học hiện nay là phải khắc phục chƣơng trình đào tạo quá nặng nề. Thể hiện ở số giờ lên lớp quá nhiều (thƣờng là trên 30 tiết/tuần, chƣa kể các giờ thí nghiệm, thực hành) phần lớn các môn học chủ yếu là nhồi nhét. Chúng ta bắt sinh viên phải học “những gì mà ta có” chứ chƣa phải “những cái gì mà họ cần” phần lớn chỉ là lý thuyết chƣa gắn với những vấn đề xã hội, nhà máy, doanh nghiệp đòi hỏi.

Hầu hết các nhà giáo đại học Việt Nam từ lâu đã thấy rằng chƣơng trình đào tạo đại học của chúng ta quá cồng kềnh mà lại không hiệu quả. Rất nhiều môn học không cần thiết hoặc cần thiết nhƣng thời lƣợng vƣợt quá mức độ cần thiết của nó đối với sinh viên. Một ví dụ điển hình là các môn chính trị mà vì lý do “chính trị” nên lâu nay ít ngƣời dám “động” vào! Mới đây, trong Hội nghị Tổng kết năm học của các trƣờng đại học, cao

đẳng phía Nam (18/8/2007, Thành phố Hồ Chí Minh), GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học An Giang đã nói hộ suy nghĩ của một số sinh viên: “Các môn học chính trị quá nặng, tốn nhiều thời gian. Lẽ ra, sinh viên chỉ cần học những cái chính. Thời gian còn lại dành đầu tƣ học những thứ khác thiết thực”.

Vì chƣơng trình quá dài và nặng nên các giảng viên không thể đi sâu vào từng vấn đề vì thế mà chỉ có thể đọc những tri thức có sẵn trong giáo trình một cách máy móc. Trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, có một “sinh viên khát học” đã viết trong bức tâm thƣ gửi thầy cô của mình ở giảng đƣờng đại học nhƣ thế này: “Điều khiến em lo sợ hơn cả là em sẽ biến thành một cái máy chỉ biết học thuộc lòng những chân lý đã được định sẵn, những kiến thức lạc hậu từ những cuốn giáo trình ra đời cách đây 40 năm, để đạt được một tấm bằng loại giỏi … Và rồi, sự ổn định, nhàm chán, kiểu sống cam chịu và vâng lời mà em đã hấp thu suốt những năm tháng sinh viên sẽ giết dần những ước mơ, những khát vọng …”.

PGS.TS Nguyễn Công Khanh – trƣởng phòng nghiên cứu và phát triển giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã “lƣợng hoá” đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của “sinh viên khát học” nói trên trong kết quả nghiên cứu phong cách học của sinh viên hiện nay. Theo đó, có tới 88,8% sinh viên đƣợc hỏi muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả những tri thức không có trong giáo trình: 73,3 % sinh viên thích đƣợc giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tƣ duy phê phán, hơn 80% sinh viên thích giảng viên hỏi, hƣớng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học. Trong chính nghiên cứu này có đến 91.8% sinh viên mong muốn có thêm những môn học tự chọn trong chƣơng trình. PGS.TS Nguyễn Công Khanh cho rằng: kết quả này cho thấy hầu hết các sinh viên đều mong muốn giảng viên áp dụng phƣơng pháp dạy và học tích cực, đa dạng hoá cách dạy, yêu cầu học theo kiểu nghiên cứu để tích cực hoá ngƣời học. Tuy nhiên, “giảng viên của các ngành học chƣa đáp ứng đƣợc những mong muốn của sinh viên” – ông khẳng định. Chỉ có 45,6 % sinh viên đƣợc hỏi cho rằng mình thực sự hứng

thú với học tập. “Đây là điều đáng phải suy nghĩ. Phải dạy cách dạy, cách đánh giá hiện này đang làm giảm đi đáng kể hứng thú học tập của sinh viên hiện nay?” – ông Khanh nêu vấn đề.

Tuy chƣơng trình học dài và nặng nề nhƣ vậy nhƣng hiệu quả đem lại lại không đƣợc nhƣ mong muốn.

Biểu đồ 3.3:

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)