Hoạt động trong công tác đối với người Việt Na mở nước ngoà

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 83)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng, Người luôn quan tâm tới công tác kiều bào. Các đây nửa thế kỷ, ngày 23-11-1959 theo Nghị định số: 416/TTg của Chính phủ, Ban Việt kiều Trung ương được thành lập và Quyết định đó thể hiện tình cảm sâu sắc và trách nhiệm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào ta ở nước ngoài. Với tư cách một lãnh tụ cách mạng từng bôn ba hơn 30 năm ở nước ngoài để tìm đường cứu nước cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc tình cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của kiều bào ở xa Tổ quốc. Với hình ảnh của vị Chủ tịch nước xuống tận cảng Hải Phòng (ngày 10-1-1960) để trực tiếp đón chuyến tầu đầu tiên đưa kiều bào ta từ Thái Lan hồi hương vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều thế hệ kiều bào và nhân dân ta. Trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ, kiều bào là một trong những lực lượng nòng cốt tiến hành vận động nhân dân, chính giới các nước (kể cả nhân dân Pháp, Mỹ) hình thành mặt trận đoàn kết rộng rãi nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ Việt Nam.

Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 tới nay). Đảng và Nhà nước ta luôn khảng định: “Bà con kiều bào là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Nhưng do tập quán, điều kiện lịch sử, hoàn cảnh khác nhau họ phải bỏ Tổ quốc ra đi. Đến nay chúng ta có khoảng gần 4 triệu rưỡi người Việt Nam đang sinh sống tại hơn 102 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới” [82, tr.13]. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gồm nhiều thành phần có xu hướng chính trị khác nhau, đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc. Tiềm lực kinh tế nhìn chung còn hạn chế, thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp so với người bản xứ và cộng đồng dân tộc khác. Tuy nhiên họ rất giàu tiềm năng chất xám, năng động, nhất là thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba. Trong những năm gần đây, với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta luôn coi họ “là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam”. Trên tinh thần đó, trong những năm qua chúng ta đã ban hành nhiều văn bản có ý nghĩa thực tiễn to lớn, tạo điều kiện cho công tác này phát triển đúng hướng như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 29-11-1993 của Bộ Chính trị về “Chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” và Chỉ thị số 55-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (5-2004) chỉ đạo thực hiện; Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26-3- 2004 của Bộ Chính trị về: “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”; Ngày 23-6-2004 Chính phủ đã ban hành “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị”; Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg, ngày 6-6-2008 của Thủ tướng Chính phủ về: "Tiếp tục tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài". Đến nay công tác này, nhìn chung đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:

Các tổ chức hội đoàn, ban vận động Việt kiều, mặt trận, đoàn thể nhân dân được củng cố tổ chức, tích cực hỗ trợ để các phong trào Việt kiều yêu nước trụ vững, phát huy vai trò của mình trong cộng đồng, không dao động trước các ý đồ cơ hội chính trị, làm thất bại nhiều âm mưu chống phá của các thế lực phản động bên ngoài. Công tác vận động kiều bào được đổi mới, đã kiến nghị Đảng và

Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách cởi mở, tạo điều kiện cho kiều bào ổn định nhanh cuộc sống ở nước sở tại. Hỗ trợ xây dựng cộng đồng đoàn kết, thành đạt, giữ gìn bản sắc và truyền thống dân tộc, cùng nhau hướng về quê hương, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Với nhiều chính sách mới được ban hành theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi cho kiều bào về thăm thân, du lịch, đi lại, lưu trú; khuyến khích kiều bào đầu tư về nước; sử dụng chuyên gia, trí thức kiều bào đóng góp ý kiến, tư vấn cho Chính phủ và các bộ, ngành. Ngày càng có đông bà con Việt kiều trở về quê hương thăm thân, ăn tết, chọn là nơi làm ăn, gắn bó sinh sống lâu dài, có người thì còn coi đó là ước nguyện trong cuộc đời. Chính họ đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây. Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế nước ngoài: "Năm 2007 có khoảng 11 tỷ USD đã được chuyển về Việt Nam, trong đó có khoảng 5 đến 6 tỷ USD được gửi theo đường ngân hàng. Số còn lại được đánh giá dưới dạng quà tặng mang theo khi Việt kiều về nước, hay được gửi từ nước ngoài về. Con số này chiếm tới 10% GDP của đất nước” [81, tr.3-4]. Đây là đóng góp không thể phủ nhận đối với nền kinh tế của đất nước.

Được sự hỗ trợ tích cực của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều chương trình vận động lớn được tiến hành. Quỹ hỗ trợ và vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được thành lập (5-2003) với vốn ngân sách ban đầu 7 tỷ đồng. Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài cũng được thành lập và đi vào hoạt động (2-2002) và từ ngày 6-2-1997, Tạp chí Quê hương của Uỷ ban đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam phát hành trên mạng Internet phục vụ nhu cầu thông tin và tình cảm của kiều bào. Để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn tình hình đất nước, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2004 tới nay, thấm nhuần tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, công tác này đã có bước chuyển cơ bản, thiết thực, mang tính đột phá mới toàn diện như: Quyền đi lại (miễn thị thực), quyền quốc tịch (được giữ quốc tịch Việt Nam trong khi mang quốc tịch nước khác), quyền sở hữu (mua và sở hữu nhà ở trong nước). Trong công tác vận động cộng đồng có nhiều đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, với tinh thần hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc, làm thất bại những âm mưu chống phá, chia

rẽ, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và dân tộc. Đối với thế hệ trẻ người Việt thứ hai, thứ ba ở nước ngoài được quan tâm nhiều hơn, thông qua nhiều loại hình hoạt động để giúp các em hiểu về truyền thống lịch sử và cội nguồn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, duy trì tiếng Việt. Hàng năm, cứ vào dịp cuối năm đã thành thông lệ, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức mặt trận, đoàn thể hội hữu nghị, cho tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều tổ chức gặp mặt thân tình, chúc Tết và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm trong Hội nghị tổng kết đối ngoại nhân dân năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008, ngày 26-02-2008 tại thủ đô Hà Nội đã khảng định: “Với việc triển khai tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tăng cường khối đại đoàn kết, bảo vệ quyền lợi của những công dân Việt Nam sống xa quê hương và thu hút Việt kiều hướng về Tổ quốc, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước” là sự đánh giá rất cao đó của công tác này trong thời gian qua.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Với các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta như: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài,...đã vận động Việt kiều tại Mỹ đóng góp thông qua các dự án phi chính phủ tại Việt Nam. Tổ chức gặp gỡ với lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta trong các chuyến thăm Mỹ, Nga, Belarus, một số nước Tây Âu. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo hè dành riêng cho trí thức Việt kiều. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tăng cường kết nối và vận động với cộng đồng người Việt ở Nga, Đông Âu, châu Phi; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Trại hè cho thanh niên Việt kiều, tiến hành khảo sát về tình hình lưu học sinh, sinh viên và thanh niên Việt kiều. Công tác này còn được cụ thể hóa bằng nhiều hình thức và chính sách mang tính đột phá khác về: Xuất nhập cảnh, luật quốc tịch, sở hữu nhà ở, thu hút đầu tư, doanh nhân và trí thức Việt kiều về nước làm ăn. Hỗ trợ tích cực và tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, hòa nhập vào đời sống chính trị và kinh tế nước sở tại. Đồng thời cũng khuyến khích kiều bào hướng về quê hương, đóng góp vào phát triển mọi mặt của đất nước. Bên cạnh đó, công tác bảo hộ công dân cũng được triển khai tích cực với các biện pháp cụ thể (như thành lập Quỹ bảo hộ công dân,..).

Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất, do Uỷ ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức tại thủ đô Hà Nội (ngày 9-8-2009). Đặc biệt ngày 21-11-2009 vừa qua, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Hà Nội với chủ đề: “Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”. Hội nghị đã tập hợp các đại diện tiêu biểu của mọi tầng lớp và thế hệ kiều bào ở khắp nơi trên thế giới, thể hiện ý chí và nguyện vọng của hơn 4 triệu kiều bào cùng hướng về quê hương. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn (Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài), thì đây là lần đầu tiên hội nghị Đại hội kiều bào toàn thế giới được tổ chức quy mô lớn, với sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu (trong đó có hơn 900 đại diện Kiều bào từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới) là rất đáng quan tâm.

Từ khi nước ta thực hiên đường lối đổi mới và hội nhập, kiều bào ở nước ngoài luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Với hàng nghìn cuộc tiếp xúc của các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc mở các kênh truyền hình, phát thanh và xuất bản báo, tạp chí công khai đưa trên internet về tình hình hoạt động của đất nước để giúp kiều bào hiểu biết thêm về quê hương. Chủ động xây dựng những chính sách rất cụ thể như bãi bỏ thị thực, sửa đổi Luật Quốc tịch, các quy định về Luật Nhà ở. Theo lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Thanh Sơn đăng trên báo Đại đoàn kết (số 191, thứ hai, ngày 23-11-2009) thì: “Ở bất kỳ nước nào, con người Việt Nam cũng có những người điển hình. Đó là những sinh viên học giỏi, những nhà kinh doanh, những người làm công tác chính trị xã hội, được quốc gia sở tại đánh giá rất cao. Chúng ta có nhiều người làm việc trong các cơ sở khoa học của Mỹ, có nhiều người tham gia vào cơ quan công quyền của Cộng hòa liên bang Đức, Mỹ và Canada,...kiều bào ta không những bảo vệ uy tín của người Việt Nam, mà còn để thế giới thấy tiềm năng, trí tuệ của người Việt Nam”.

Tuy nhiên, công tác này trong thời kỳ đổi mới vẫn còn một số hạn chế và

thiếu sót cần sớm được khắc phục trong thời gian tới, đó là: Chúng ta vẫn còn "vùng trắng" về kiều bào ở một số vùng, lãnh thổ trên thế giới. Hạn chế và những vướng mắc trong sở hữu nhà, đất, thủ tục hành chính và mặc dù chúng ta đã có

luật, nhưng luật này vẫn chưa mấy có hiệu lực trong thực tế, còn thiếu các văn bản hướng dẫn áp dụng. Một số bà con kiều bào còn có những mặc cảm và định kiến, lưỡng lự chưa muốn về nước làm ăn. Vẫn còn hiện tượng một vài nhóm người Việt ở nước ngoài còn đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, của dân tộc. Có những người do thiếu thông tin đôi lúc cũng có sự hiểu chưa thật đầy đủ về con đường đổi mới do Đảng ta đề xướng, về dân chủ và nhân quyền của Việt Nam hôm nay. Công tác này của ta vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết, như hàng năm chỉ có khoảng trên 200 lượt trí thức kiều bào về nước hợp tác, đóng góp về chuyên môn (tham gia giảng dạy, nghiên cứu, hội thảo khoa học,..) là quá ít so với tổng số hơn 300.000 trí thức kiều bào. Số về nước tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tăng đáng kể, nhưng đến nay mới có khoảng 3000 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn gần 2 tỷ USD (trong đó có khoảng 2/3 số dự án làm ăn có hiệu quả), so với tiềm lực kinh tế hiện nay của cộng đồng thì số vốn đầu tư về nước còn thấp, manh mún, bó hẹp trên một số lĩnh vực. Hiện nay ở các địa bàn, nhất là ở những cộng đồng có 3 đến 4 thế hệ người Việt cùng chung sống đang diễn ra sự giằng co gay gắt giữa một bên là nhu cầu hội nhập để ổn định cuộc sống, với một bên là nhu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Đặc biệt là việc duy trì tiếng Việt cho thế hệ trẻ sinh trưởng ở nước ngoài đang là một thách thức lớn. Nhu cầu về sinh hoạt tâm linh trong cộng đồng cũng ngày càng phát triển phức tạp. Các thế lực phản động đang tìm cách lôi kéo bà con vào các hoạt động làm hại đất nước.

Nhìn chung, với những hoạt động tích cực, chủ động, có hiệu quả công tác

này của các cơ quan, tổ chức đoàn thể nhân dân (như Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài...) trong thời kỳ đổi mới đã đem lại những kết quả cụ thể, thiết thực, có những đóng góp to lớn vào thành công của công tác đối ngoại nói chung. Với “số lượng kiều bào về nước thăm thân, du lịch, đầu tư, kinh doanh, hoạt động nhân đạo từ thiện,...ngày càng tăng: Năm 1987 chỉ có 8 nghìn lượt người về nước, nhưng trong 5 năm gần đây mỗi năm ít nhất có từ 400 - 500 nghìn lượt người (gấp hơn 5 lần so với năm 1987). Trong 10 tháng đầu năm 2009 đã có 650 nghìn lượt người trở về. Lượng kiều hối gửi về tăng dần qua các năm: Năm 1991 mới chỉ có 35 triệu USD, đến

năm 2003 đã đạt 2,7 tỷ USD, và trong 3 năm gần đây con số này ở vào khoảng từ 6,7 tỷ đến hơn 7 tỷ USD/năm (riêng năm 2008 là 7,4 tỷ USD, dự báo năm 2009 là 6,8 tỷ USD). Ngày càng có nhiều kiều bào về nước đầu tư kinh doanh: Hiện có khoảng 3000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD (trong đó khoảng 60% dự án hoạt động có hiệu quả). Mỗi năm có hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về nước tham gia nghiên cứu giảng dạy, hợp tác khoa học, chuyển giao công nghệ” [82, tr.13]. Trên tinh thần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, đã khảng định: “Việc bảo hộ những quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài là hết sức cần thiết, thể hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)