Hoạt động nhân đạo và công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoà

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 60)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đối ngoại nhân dân trên lĩnh

vực hoạt động nhân đạo trong thời kỳ đổi mới: Nhìn chung công tác này của

chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận chủ yếu sau:

Hàng năm các tổ chức đoàn thể nhân dân ta (trong đó Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đóng vai trò làm nòng cốt) đã tổ chức đưa đón hàng nghìn đoàn từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các hội hữu nghị, tổ chức nhân đạo, các đối tác khác vào khảo sát, đánh giá, thực hiện các dự án viện trợ nhân đạo và phát triển, cũng như tham gia các hoạt động giao lưu hữu nghị, các hội nghị, hội thảo. Những tổ chức này cũng tổ chức hoặc tham gia nhiều đoàn thăm viếng, làm việc với các đối tác nước ngoài tham gia vào các diễn đàn, hội nghị, hội thảo có liên quan đến những vấn đề nhân đạo chúng ta quan tâm và vận động viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm hỗ trợ và giúp đỡ chúng ta trên một số lĩnh vực nhân đạo, từ thiện.

Về hoạt động ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/điôxin: Hiện nay có hơn

4 triệu nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam. Trong những năm gần đây, với rất nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực trên cả nước và trong mọi thành phần xã hội đã quyên góp tiền bạc, vật chất để góp phần chữa bệnh, ổn định cuộc sống

cho các nạn nhân, đến việc vận động dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ vụ kiện những công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất chất độc da cam/điôxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đặc biệt từ sau ngày 30-01-2004, khi hồ sơ đơn kiện của ta được chính thức nộp cho Tòa án Liên bang Mỹ đặt tại Niu-Oóc (Mỹ). Các hoạt động này được ta tiến hành một cách liên tục qua kênh đối ngoại nhân dân, với sự tham gia của hầu hết các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta, tới công tác vận động ngoài nước (từ các cá nhân, cựu chính khách có uy tín, thiện cảm với ta, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài). Theo báo Sài Gòn giải phóng (số 1189, thứ hai, ngày 11-8-2008) thì: "Chỉ tính riêng Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam trong 10 năm qua đã vận động và quyên góp nhân dân trong nước và các tổ chức quốc tế được hơn 353 tỷ đồng giúp nạn nhân da cam. Hàng trăm ngàn nạn nhân da cam, cùng gia đình họ được khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí, cải tạo, xây dựng nhà, cấp vốn phát triển sản xuất, đào tạo việc làm". Trong lĩnh vực giải quyết hậu quả chiến tranh, Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin đã đẩy mạnh công tác có liên quan tới vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ; những hoạt động của Nhóm đối thoại Kênh II Việt - Mỹ về chất độc da cam/điôxin với những kết quả bước đầu đã đóng góp thiết thực vào bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nạn nhân da cam/điôxin Việt Nam.

Tuy nhiên, phản ứng sau vụ Tòa án Tối cao Mỹ bác đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong tuyên bố của Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam (VAVA), Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh (Chủ tịch VAVA) đã “kêu gọi nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, những người có lương tri trên thế giới hãy sát cánh cùng chúng ta để đòi phía Mỹ phải có trách nhiệm pháp lý và đạo lý trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/điôxin ở Việt Nam....” và theo báo Đại đoàn kết (số 32, thứ năm, ngày 5-3-2009), Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã ra lời kêu gọi và khảng định: “Vụ kiện này là tiếng nói của lương tri và quyền con người đòi đạo lý và công lý... và một lần nữa kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà luật học, nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam trong đấu

tranh giành công lý cho đến thắng lợi”.” Còn Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ngài Len Aldis khi gửi thư cho báo Tuổi trẻ gọi đây là: “quyết định nhục nhã” và “vô nhân đạo” của Toà án Tối cao Mỹ. Như vậy "công bằng và công lý" là khát vọng cháy bỏng của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam. Vụ kiện này đối với các công ty hóa chất Mỹ sẽ còn kéo dài trong nhiều năm. Trong giai đoạn từ năm 2003-2009, thông qua kênh đối ngoại nhân dân, chúng ta đã xử lý nhiều vấn đề có liên quan tới chất độc da cam/điôxin; vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, góp phần không nhỏ vào khắc phục hậu quả chiến tranh. Gần đây chúng ta đã cho phép thành lập “Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/điôxin), với những sáng kiến đặc biệt, nhằm mục đích huy động các nguồn lực xử lý hậu quả của chất độc da cam/điôxin ở Việt Nam, giảm thiểu tối đa nguy cơ đối với các cộng đồng đang phải đối mặt với hiểm họa do quân đội Mỹ gây ra trong thời kỳ chiến tranh.

Ngày 15-5-2009, Toà án Lương tâm nhân dân quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam tại thủ đô Pa-ri (Cộng hòa Pháp), dựa trên các điều luật quốc tế, Tòa khảng định: “Việc sử dụng chất độc điôxin là một tội ác chiến tranh chống loài người” và kết luận: “Chính phủ Mỹ là thủ phạm sử dụng chất đi-ô-xin mà hậu quả của nó đối với môi trường của Việt Nam là sự diệt chủng môi trường. Các công ty hóa chất là tòng phạm của hành động này...”. Để thực hiện phán quyết này, Tòa đề nghị thành lập Uỷ ban Da cam nhằm đánh giá khoản tiền đền bù đối với nạn nhân da cam và Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất cung cấp chất điôxin sẽ phải thanh toán khoản tiền trên thông qua quỹ uỷ thác được thành lập. Khoản tiền 1,3 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ đền bù cho các cựu binh Mỹ bị nhiễm chất độc da cam/điôxin sẽ là cơ sở để thực hiện các tính toán thiệt hại kể trên. Bản kết luận cuối cùng sẽ gửi đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban-Kim-Mun và Uỷ ban Nhân quyền Thế giới. Như vậy việc tổ chức phiên tòa không chỉ nhằm ủng hộ mạnh mẽ nạn nhân chất độc da cam của ta, mà còn là hành động lên án và đấu tranh chống các loại vũ khí hóa học huỷ diệt môi trường và con người vẫn được sử dụng trong các cuộc xung đột ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày 26-5-2009 tại thành phố Hồ Chí Minh Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin định kỳ về công tác đối ngoại nhân

dân trong thời gian qua và định hướng công tác thời gian tới, ông Đỗ Hoàng Long (Quyền Vụ trưởng Vụ đối ngoại nhân dân) đã đánh giá: “Trong thời gian qua, sự kiện được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm là vụ kiện các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam đối với các công ty hóa chất Hoa Kỳ. Hy vọng trong thời gian tới, vụ kiện sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất của các tổ chức nhân dân trong nước và quốc tế, giúp nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường đòi lại công lý”.

Trong hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, với chức năng của mình, Hội đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể nhân dân khác, góp phần làm tốt công tác đối ngoại nhân dân trên các mặt hoạt động như: Kết hợp với các tổ chức Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hỗ trợ các hoạt động sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; vận động hiến máu nhân đạo; giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, người nghèo, nạn nhân chất độc da cam. Với chương trình như “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; vận động “mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; ứng phó và cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị thiên tai thảm họa. Về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước như: Mỹ, Đức và Nhật Bản, Ả rập - Xê út, Singapore, Nam Phi tới cơ quan Trung ương Hội để ủng hộ nhân dân ta những đợt thiên tai bão lũ. Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác với nhiều hội quốc gia, các tổ chức của Liên hợp quốc, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam. Tích cực tham gia hoạt động cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo quốc tế khi các nước xảy ra thiên tai, đóng góp tích cực vào mặt trận đối ngoại nhân dân của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế nước ta.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đối ngoại nhân dân trên lĩnh vực công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong thời kỳ đổi mới:

Trước hết, có thể thấy rằng tuy giá trị tiền viện trợ không lớn, nhưng lại có ý nghĩa và hiệu quả không nhỏ đối với việc phát triển ở nhiều cộng đồng địa phương (nhất là ở khu vực nông thôn, lĩnh vực nông nghiệp, ngành thủ công và xóa đói giảm nghèo, phát triển nhân lực, tạo công ăn việc làm, giải quyết một số vấn đề xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa và khắc phục thiên tai bão lũ). Nếu như trước đây chủ yếu do các tổ chức thuộc khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu tiến hành, thì nay có thêm nhiều tổ chức thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực

khác trên thế giới. Trước đây chương trình viện trợ của các tổ chức này thường tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn. Nhưng từ năm 1989 đến nay, với các mức độ khác nhau đã trải khắp 63 tỉnh và thành phố. Tuy nhiên nó thường đa dạng, không ổn định. Với phương thức hoạt động chủ yếu là trực tiếp làm dự án và quan hệ với địa phương. “Từ năm 1989 đến nay, đa số các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiến hành các dự án mang tính phát triển bền vững (không chỉ kinh tế mà cả y tế, xã hội, giáo dục, môi trường,..) và trên 80% giá trị viện trợ tập trung cho các dự án này. Về tỷ lệ viện trợ phi chính phủ theo từng ngành và có thể phân loại theo sáu lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp, thủ công, xóa đói giảm nghèo chiếm 25%; y tế chiếm 25%; giải quyết một số vấn đề xã hội chiếm 20%; giáo dục chiếm 20%; bảo vệ môi trường chiếm 5% và cứu trợ khẩn cấp 5%” [49, tr.126].

Trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng ta (1991) đã khảng định: "Mở rộng hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội. Phát triển quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trên thế giới" [24, tr.63]. Trên tinh thần đó tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW về “Công tác phi chính phủ nước ngoài” đến nay công tác này đã được triển khai sâu rộng trên cả nước. Tổ chức chuyên trách công tác đối ngoại nhân dân vì hòa bình, đoàn kết, hữu nghị làm đầu mối vận động điều phối viện trợ nhân đạo là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cũng được củng cố, tăng cường thêm một bước. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và giữa Trung ương với địa phương cũng được quan tâm hơn. Một số văn bản cụ thể có liên quan tới quản lý, điều hành công tác phi chính phủ nước ngoài (như Quyết định số 340/QĐ-TTg, Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg,..) đang được rà soát để bổ sung và sửa đổi kịp thời. Đối với Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, năm 2004 đã hình thành tổ “công tác đặc biệt” trong Ủy ban nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác này, tới nay đã thu được nhiều kết quả tốt.

Về các loại hình tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có một số loại hình chủ yếu như: Các quỹ văn hóa xã hội, thường có ngân sách lớn, hoạt động ở nhiều nước, có ảnh hưởng lớn đối với chính phủ của nước họ. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nguồn gốc từ tôn giáo. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác chuyên hoạt động trên các lĩnh vực nhân đạo, từ

thiện, phát triển bền vững, khắc phục thiên tai. Đối với các loại hình dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có: Dự án phát triển nông thôn tổng hợp mang tính cộng đồng trên quy mô huyện hay cụm xã. Dự án giải quyết công ăn việc làm, dạy nghề cho thanh niên. Dự án cho vay vốn quay vòng với các đối tác hội, đoàn thể. Những người tình nguyện được tuyển chọn sang giúp ta trên một số lĩnh vực như khám chữa bệnh, dạy ngoại ngữ.

Viện trợ nhân đạo về thiên tai, bão lũ nhằm khắc phục những tổn thất nặng nề về người và của cho nhân dân ta, từ các nhà tài trợ như: Quỹ toàn cầu về giảm nhẹ thiên tai, Ngân hàng thế giới, các nhà hảo tâm, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ khác. Dự kiến, Chương trình giảm thiểu hiểm họa thiên tai dựa vào cộng đồng mới của Việt Nam sẽ được triển khai hơn 10.000 xã trên cả nước trong 10 năm tới. Công tác này cũng đã vận động và tranh thủ được sự giúp đỡ của nhân dân các nước về vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, đào tạo nhân lực. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đóng vai trò đầu mối cho công tác viện trợ này, đã góp phần đáng kể vào xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, trở thành kênh vận động viện trợ và chính trị quan trọng. Với “số tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở nước ta tăng từ 125 tổ chức năm 1991 lên 485 tổ chức vào đầu năm 2002. Giá trị viện trợ phi chính phủ tăng từ 25 triệu USD năm 1990 lên 80 triệu USD hàng năm (từ năm 1996 đến 2001) và lên 102 triệu USD năm 2002” [39, tr.18]. Như vậy viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong giai đoạn này đã góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, nâng cao năng lực cho các đối tác Việt Nam. Từ năm 2007 tới nay, với việc nhiều địa phương đã cụ thể hóa thành chương trình hành động của địa phương mình, và công tác này ngày càng được các bộ, ngành, tổ chức nhân dân quan tâm. Nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có chương trình dài hạn, có cam kết lớn hơn cho Việt Nam. Một số đoàn cấp cao của những tổ chức phi chính phủ hàng đầu thế giới đã vào thăm và làm việc ở Việt Nam. Có thể thấy rằng, công tác này đã có những đóng góp thiết thực, có hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. “Liên hiệp có hàng nghìn các đối tác là các tổ chức phi chính phủ quốc gia, quốc tế, các cá nhân làm việc cho mình, trong đó có hơn 600 tổ chức phi chính

phủ nước ngoài đang hoạt động viện trợ nhân đạo và phát triển tại Việt Nam” [37, tr.19].

Kết quả vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của các tổ chức và

đoàn thể nhân dân ta trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Thông qua công

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 60)