Hoạt động vì hòa bình, đoàn kết, hợp tác và hữu nghị nhân dân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 42)

Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với phương châm “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” [58, tr.174]. Đồng thời, Người nêu cao tư tưởng “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” [63, tr.64] và luôn coi ngoại giao nhân dân là một mặt trận, được triển khai rộng khắp thế giới và ngay tại hậu phương địch, với “mặt trận thống nhất phản đế hình thành giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ,...nhân dân Mỹ đánh từ trong ra và nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định thắng” [67, tr.522-524]. Vì thế trong thời đại ngày nay hiệu quả của hoạt động ngoại giao tuỳ thuộc vào sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, như Hồ Chí Minh đã nói: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to

tiếng mới lớn” [60, tr.126] và với “dĩ bất biến, ứng vạn biến” - Tức lấy cái không

thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi” là phương pháp biện chứng có nguồn gốc từ triết lý phương Đông, được cha ông ta vận dụng linh hoạt và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc là tiền đề cơ bản để ngoại giao trở thành một mặt trận, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Trong bầu trời này không gì quý bằng nhân

dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [70, tr.108].

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với thế giới ngày nay, sự đồng tình, ủng hộ và đoàn kết, hợp tác của nhân dân các nước tiếp tục là nhân tố rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Tăng cường và phát triển đối ngoại nhân dân là vấn đề có tính chiến lược lâu dài của cách mạng nước ta, nhằm phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, để tạo thành sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại chung của đất nước. Trên cơ sở tư tưởng của Người về “thêm bạn, bớt thù” tránh đối đầu và “không gây thù oán với một ai” tìm ra điểm tương đồng, khai thác mọi khả năng có thể, nhằm tập hợp lực lượng và hình thành mặt trận đoàn kết ủng hộ Việt Nam theo nhiều tầng, nhiều nấc và “làm bạn với mọi nước dân chủ không gây thù oán với một ai” [61, tr.220]. Tư tưởng về hòa bình, đoàn kết của Người còn xuất phát từ tinh thần nhân đạo quốc tế, tránh “huynh đệ tương tàn” vì lợi ích của hòa bình thế giới, có nguồn gốc trong truyền thống nhân nghĩa của Việt Nam. Đó còn là tư tưởng về tinh thần đoàn kết quốc tế “bốn phương vô sản đều là anh em”. Trên nền tảng đó, chúng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đối ngoại nhân dân trên lĩnh vực hoạt động hòa bình, đoàn kết, hợp tác, hữu nghị nhân dân và bảo vệ chủ quyền của đất nước trong gần 25 năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các lực lượng làm công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước. Đến nay công tác đối ngoại nhân dân trên lĩnh vực này có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn là:

Khi bước vào những năm đầu đổi mới do Đại hội VI của Đảng ta khởi xướng (1986), việc đổi mới và mở rộng hoạt động hữu nghị nhân dân của ta còn gặp nhiều khó khăn, các hội hữu nghị còn lúng túng về nội dung, phương thức hoạt động trong tình hình mới, kinh phí còn hạn chế do ta chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Các tổ chức nhân dân ta cũng không có điều kiện cử nhiều đoàn ra nước ngoài. Tuy nhiên kể từ khi ta rút hết quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia (sau năm 1989), dư luận thế giới bắt đầu quan tâm nhiều đến công cuộc đổi mới của Việt Nam. Hoạt động tiếp xúc, giao lưu hữu nghị nhân dân có điều kiện mở rộng, tăng cường quan hệ với bạn bè cũ và mở rộng quan hệ với

bạn bè mới. Thực tế chứng tỏ bạn tốt của Việt Nam không chỉ có Lào và Liên Xô cũ, Trung Quốc, Đông Âu, Cuba, Ấn Độ mà còn có ở các nước như Bắc Âu, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ và các nước khác ở Á-Phi và Mỹ la tinh. Họ thuộc đủ thành phần, đối tượng theo quan điểm chính trị, tôn giáo khác nhau, nhưng họ đều có tình cảm với ta. Hoạt động hữu nghị góp phần tăng cường sự hiểu biết, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế đối với công cuộc đổi mới, đóng góp vào phong trào hòa bình, hữu nghị và đoàn kết của nhân dân thế giới.

Tháng năm 1988, Uỷ ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam đổi tên thành Uỷ ban hòa bình Việt Nam. Từ đó hoạt động của Uỷ ban đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức. Kết hợp hoạt động hòa bình với hoạt động hữu nghị, đoàn kết và vận động viện trợ nhân dân; Uỷ ban cũng đã mở rộng quan hệ phối hợp hoạt động với các tổ chức hòa bình không là thành viên của Hội đồng Hòa bình thế giới, hưởng ứng tích cực các tuyên bố về hòa bình của Liên hợp quốc như: Tuyên bố năm 1986 - Năm quốc tế hòa bình, Thập kỷ hòa bình 1986 -1996, năm 2000 - Năm văn hóa hòa bình. Uỷ ban hòa bình Việt Nam đã góp phần củng cố các Uỷ ban hòa bình ở địa phương, nhằm phối hợp đưa các hoạt động hòa bình xuống cơ sở, tổ chức nhiều hoạt động quần chúng vì hòa bình. Trong những năm Hội đồng Hòa bình thế giới gặp khó khăn về đường lối, tổ chức do tác động của khủng hoảng và sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Uỷ ban hòa bình Việt Nam đã cùng với phong trào hòa bình ở nhiều nước duy trì và củng cố Hội đồng Hòa bình thế giới giữ vững mục tiêu bảo vệ hòa bình. Đồng thời, góp phần tích cực vào đoàn kết quốc tế, phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Công tác đối ngoại nhân dân tiếp tục được đổi mới, đẩy mạnh, không ngừng mở rộng. Nó góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với nhân dân các nước láng giềng (Lào, Trung Quốc, Campuchia), trong khối ASEAN, các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Chủ trương “thêm bạn, bớt thù” theo tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ mới tiếp tục được phát

huy, đoàn kết nhân dân trong nước gắn với đoàn kết nhân dân thế giới, vì lợi ích của nhân dân ta, nhân dân tiến bộ và yêu chuộng hòa bình thế giới.

Công tác trên mặt trận này được thể hiện rõ nét hơn và đầy đủ hơn tính chất ngoại giao hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác, chính nghĩa, chống phi nghĩa, dùng tiếng nói có lý lẽ. Với lợi thế giản dị, dễ đi vào lòng người đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân các nước đối với nhân dân ta. Đồng thời đã giới thiệu, vận động làm cho nhân dân ta, nhân dân các nước hiểu biết và tin tưởng nhau hơn. Xây dựng, củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác để cùng phát triển. Đã tham gia một cách chủ động vào các diễn đàn khu vực và quốc tế như: diễn đàn xã hội thế giới, diễn đàn nhân dân ASEM, cũng như các hội nghị chuyên đề của các tổ chức phi chính phủ. Tích cực giới thiệu cho bạn bè trên thế giới về hình ảnh một Việt Nam đổi mới, thân thiện, góp phần tích cực, có hiệu quả vào công tác tuyên truyền đối ngoại, tình hữu nghị giữa các dân tộc mà ở những diễn đàn đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước không có điều kiện làm hoặc sẽ bị bất lợi nếu tham gia vào.

Thông qua tham gia của mặt trận đối ngoại nhân dân, ngoài việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính trị, lợi ích kinh tế, thương mại của đất nước. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta còn tham gia nhiệt tình, tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới như: Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, chống đói nghèo, chống thương mại không công bằng, bảo vệ môi trường sống, chống khủng bố, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS, chống buôn bán ma tuý và các loại tội phạm quốc tế khác. Những nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ-la-tinh không những vẫn coi Việt Nam là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong đấu tranh chống thực dân và đế quốc trước đây, mà còn là tấm gương sáng trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, với một số mô hình hoạt như: xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, công bằng xã hội.., được bạn bè quốc tế quan tâm nghiên cứu, chấp nhận và nhân rộng ở nhiều nơi.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được tách ra từ Ban Đối ngoại Trung ương (1993), là một tổ chức chính trị - xã hội được Đảng và Nhà nước ta giao chuyên trách về công tác đối ngoại nhân dân trên các lĩnh vực hòa bình và đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước. Trải qua quá trình hình

thành, xây dựng và phát triển. Ngày nay Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng, đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. “Liên hiệp hiện nay đã có 89 tổ chức thành viên (trong đó có 55 tổ chức ở Trung ương và 34 tổ chức ở địa phương” [37, tr.19]. Trong lĩnh vực hoạt động hòa bình, đoàn kết và hữu nghị, Liên hiệp có hàng trăm đối tác là các tổ chức hữu nghị nhân dân của các nước, các tổ chức xã hội, các phong trào hòa bình, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và khu vực với những cơ chế hoạt động thông thoáng qua các diễn đàn nhân dân khu vực và quốc tế. Sau nhiều năm đổi mới, phạm vi hoạt động của Liên hiệp ngày càng rộng lớn, bạn bè và đối tác quốc tế ngày càng đa dạng, quan hệ và nội dung hợp tác ngày càng phong phú. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là Liên hiệp đã củng cố được mối quan hệ rộng lớn với bạn bè cũ, tập hợp được mạng lưới bạn bè mới và hình thành được mạng lưới bạn bè quốc tế ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, thông qua việc tăng cường công tác thông tin đối ngoại của mình. Phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2008-2013), do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội (19-11-2008), đồng chí Phạm Gia Khiêm (Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) nhấn mạnh: “Nhiệm vụ quan trọng là triển khai thực hiện Chỉ thị 28/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của Liên hiệp. Liên hiệp cần cố gắng khắc phục khó khăn làm tốt hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân; đặc biệt cần tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị, quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và những nước bạn bè truyền thống,..”.

Hoạt động đối ngoại của các đoàn thể và tổ chức nhân dân trong thời kỳ đổi mới, nhìn chung đã làm tốt các nhiệm vụ quốc tế của mình trong lĩnh vực này trên tinh thần “theo khả năng phù hợp với sự chuyển biến của tình hình thế giới” bằng việc luôn thể hiện tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ tích cực của Việt Nam đối với các quốc gia, dân tộc đấu tranh chống cường quyền, áp đặt, can thiệp của các thế lực đế quốc. Tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Thông qua sự tham gia của ta trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, cũng như đứng ra đăng cai tổ chức các hoạt động này, nhiều đoàn thể, tổ chức nhân dân đã góp phần mang lại hiệu quả

đối ngoại, tạo tiếng vang lớn, được dư luận bạn bè các nước đánh giá cao. Với hình thức linh hoạt, mềm dẻo, vừa giải thích và vận động, vừa kiên quyết đấu tranh có lý lẽ, đã khảng định được chủ quyền của ta. Đồng thời đẩy lùi và làm thất bại nhiều âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Công tác đối ngoại nhân dân, mà lực lượng nòng cốt là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Vụ đối ngoại nhân dân thuộc Ban Đối ngoại Trung ương, thời gian tới cần phát huy tốt những lợi thế đặc thù, không ngừng đổi mới theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” [29, tr.113]. Phối hợp chặt chẽ với kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế với phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, không ít những hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước những năm gần đây, đã được chuyển giao cho kênh đối ngoại nhân dân đảm trách thành công, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được giao chủ trì nhiều phần việc quan trọng (trong đó có những vấn đề hợp tác, quan hệ giữa ta và các nước chưa đề cập tới hoặc giải quyết trong các cuộc hội đàm chính thức đã được trao đổi dưới dạng “không chính thức” và được giải quyết theo kiểu “nhân dân” một cách mềm dẻo và linh hoạt). Nhiều cuộc giao lưu hữu nghị giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) đã thực sự góp phần củng cố an ninh biên giới, tránh được xung đột, tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra ở những khu vực nhạy cảm. Có thể thấy rằng, công tác này trong thời gian qua đã bám sát nội dung chương trình hành động, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng. Quan hệ đối tác ngày càng được mở rộng, các hoạt động hữu nghị, giao lưu, hợp tác nhân dân với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống và nước lớn được đẩy mạnh, đóng góp tích cực cho ngoại giao Nhà nước, góp phần thúc đẩy hợp tác về kinh tế và văn hóa, khoa

học giữa Việt Nam và các nước. Đó là những thành tựu rất đáng trân trọng và tự

hào của ngành đối ngoại nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh cần được phát huy trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Một số hoạt động đối ngoại nhân dân vì hoà bình, đoàn kết, hữu nghị nhân dân và hợp tác, góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước trong thời kỳ đổi mới ở các

cấp độ (láng giềng, khu vực, quốc tế) rất đáng chú ý: Trước hết là quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị nhân dân đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ đổi mới đã có những đóng góp quan trọng, cùng phối hợp với hoạt động ngoại giao chính thức của Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong việc thực hiện chủ trương lớn đối ngoại của ta về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung, trong sáng Việt Nam - Lào. Nhiều đoàn thể và các tổ chức nhân dân ta đã không ngừng khắc phục khó khăn về tài chính và cơ sở vật chất để giúp đỡ bạn một cách phù hợp trong đào

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)