Trong công tác đối với người Việt Na mở nước ngoà

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 97)

Kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ cách mạng trước đây và trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 tới nay). Từ

những thành công và hạn chế, chúng ta đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý trên lĩnh vực này. Đến nay ngoài một bộ phận rất nhỏ còn có mặc cảm, còn đại đa số đồng bào ta ở nước ngoài vẫn luôn hướng về Tổ quốc, số người về thăm quê hương ngày một đông hơn, vốn đầu tư và lượng kiều hối của kiều bào chuyển về nước tăng nhanh. Góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách trí tuệ, bản sắc văn hóa Việt Nam và đưa đến nhiều cái lợi cho đất nước.

Làm tốt công tác này sẽ góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng đồng bào gắn bó với quê hương, phát huy được nguồn lực trí tuệ, vốn, công nghệ, thị trường của đồng bào phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Góp phần cô lập phần tử phản động ở nước ngoài và hạn chế, ngăn chặn sự chống đối ta. Tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước qua các tổ chức, cá nhân kiều bào, là cầu nối mở rộng quan hệ với đối tác nước ngoài. Đối với một số nước, đặc biệt là ở Mỹ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a chúng ta có thể tận dụng lợi thế này để tạo dựng được một lực lượng “lobby” trong cộng đồng người Việt Nam ở đó.

Đội ngũ các nhà trí thức, các nhà khoa học, sinh viên, những người có uy tín trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được đào tạo, làm việc trong môi trường tiên tiến, nắm bắt, tiếp cận được với những tri thức khoa học hiện đại, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến. Trong đó không ít người được làm việc trong một số ngành công nghệ và khoa học mũi nhọn của thế giới. Nếu chúng ta biết khéo léo và kiên trì, sự hiểu biết và khả năng thuyết phục, có thái độ trân trọng và tinh thần trách nhiệm cao của những người trực tiếp làm công tác này, thì chúng ta sẽ lôi cuốn được họ hướng về phục vụ đất nước. Đồng thời phải luôn tạo được sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể nhân dân từ Trung ương tới địa phương (cả trong và ngoài nước). Nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa chủ trương, chính sách với thực tế triển khai, làm tăng niềm tin của kiều bào vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, có lợi cho đất nước phát triển.

Tuy nhiên tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài còn rất lớn, càng đòi hỏi chúng ta phải có một chính sách toàn diện, có chiến lược lâu dài để đoàn kết, động viên, khai thác, tranh thủ tối đa được những thế mạnh của kiều bào ta cùng nhau hướng về phục vụ cho lợi ích tối cao của đất nước.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 97)