Kế thừa, vận dụng, phát huy mạnh mẽ truyền thống đấu tranh ngoại giao hòa hiếu của dân tộc, công tác đối ngoại nhân dân từ khi có Đảng lãnh đạo và dưới sự soi đường chỉ lối của tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày càng góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Tư tưởng ấy của Người không chỉ được phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc, mà còn là vũ khí quan trọng trong thời bình, góp phần nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của nước ta với bạn bè và nhân dân thế giới. Một “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam” trước đây đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, một thời Việt Nam từng được suy tôn là “lương tâm của thời đại” rất đáng tự hào. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay càng đòi hỏi các tổ chức nhân dân, đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách trên mặt trận đối ngoại này phải cố gắng lớn hơn nữa trong việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt tư tưởng của Người. Đồng thời chúng ta phải khai phá được lối đi mới, với một tư duy mới để tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, phải có cách vận dụng sáng tạo, linh hoạt hiệu quả hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới.
Khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng (từ 1986 đến nay), đường lối và tư duy về đối ngoại nhân dân nói riêng đã từng bước đổi mới, ngày càng xứng tầm với vị trí trong một thế giới mở cửa và hội nhập. Từ Nghị quyết số 32-NQ/TW "về tình hình thế
giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta" (6-1986), đến bổ sung nhiệm vụ đối
ngoại "ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" trong điều kiện mới. Tới Đại hội VII của Đảng (1991) ra tuyên bố: "chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [23, tr.147]. Đến Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (6-1992) tiếp tục đề ra tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Như vậy từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, công tác đối ngoại nhân dân đã nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ hơn. Ngày 20-9-1994, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 44/CT-TW về
“đổi mới và mở rộng công tác đối ngoại nhân dân”. Đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân trong thời kỳ mới “phải góp phần giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới”. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Đảng ta về công tác đối