Đổi mới công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mớ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 107)

Một là, về công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài: Trong bối

cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai thảm họa diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, xung đột tôn giáo sắc tộc và nguồn viện trợ trên thế giới sụt giảm. Từ đó càng làm tăng nhu cầu viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển, đồng thời làm giảm nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ hoạt động nhân đạo và phi lợi

nhuận. Để đạt hiệu quả cao, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước ta trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, đòi hỏi các tổ chức, mặt trận tổ quốc và các hội, đoàn thể và tổ chức nhân dân khác của ta cần thực hiện tốt những nội dung công việc trước mắt cũng như về chiến lược lâu dài trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực này, đó là:

Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người và quan điểm, đường lối của Đảng ta về đối ngoại nhân dân vào lĩnh vực này. Làm tốt công tác phổ biến và quán triệt các văn bản pháp lý hiện hành của Nhà nước có liên quan tới hoạt động này. Củng cố cơ chế trao đổi thông tin và tăng cường hiệu quả phối hợp công tác giữa các cơ quan Trung ương, giữa Trung ương với địa phương trong vận động nguồn viện trợ nước ngoài và quản lý chung. Đổi mới chính sách và tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi; có cơ chế quản lý phù hợp cho hoạt động với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, qua đó duy trì và mở rộng, tăng nguồn viện trợ. Tập trung vào các dự án, chương trình họ quan tâm nhiều như: xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ vốn, nâng cao năng lực sản xuất, chăm sóc trẻ em khuyết tật, bảo vệ môi trường, phòng chống các bệnh hiểm nghèo, thiên tai bão lũ. Đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu, tham mưu để có hướng vận động và điều phối viện trợ hợp lý, quản lý viện trợ chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, đúng người, đúng đối tượng cần trợ giúp.

Đầu tư nghiên cứu, đổi mới mạnh mẽ tư duy trong công tác này. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân cần coi trọng hiệu quả, tính linh hoạt, cùng có lợi và tình hữu nghị trong vận động viện trợ, trong hợp tác phát triển kinh tế. Tăng cường hơn nữa công tác vận động viện trợ phát triển, gắn với các khoản viện trợ không hoàn lại. Kết hợp giữa đối ngoại nhân dân với kinh tế đối ngoại, góp phần tạo thêm nguồn lực từ bên ngoài. Tận dụng tối đa lợi thế của các tổ chức đoàn thể nhân dân, để khai thác hiệu quả các nguồn lực quốc tế.

Coi trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, thông tin, tham mưu và dự báo chiến lược về khả năng viện trợ trong thế kỷ 21 của các tổ chức quốc tế và của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Để từ đó ta có những đối sách phù hợp, có kế hoạch cụ thể và kịp thời trong quá trình triển khai vận động và tiếp nhận nguồn viện trợ. Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các tổ chức chính trị, xã hội,

các tổ chức phi chính phủ, các hội ngành nghề, cá nhân, doanh nhân, trí thức nước ngoài tham gia đầu tư, hợp tác, giúp đỡ về vốn và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, xã hội, đào tạo nguồn nhân lực. Phát huy tốt vai trò là cầu nối trực tiếp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và phục vụ cho sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ 21.

Hai là; đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài những thập niên đầu

của thế kỷ 21: Để công tác này có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu tình hình mới

và có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung và nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc, nắm vững quan điểm, đường lối và chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước về: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nuớc ta với các nước” và “công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân” [82, tr.17]. Đây là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của ta, cần thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân tích cực tham gia vận động và tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài cùng nhau hướng về Tổ quốc.

Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26-3-2004, của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ ổn định nhanh cuộc sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bà con kiều bào. Tiến hành sửa đổi, bổ sung kịp thời hoặc xây dựng mới các chính sách phù hợp, có tính chiến lược lâu dài để thu hút và phát huy trí tuệ, nguồn lực tài chính của trí thức kiều bào người Việt Nam ở nước ngoài. Những chủ trương, chính sách đó của Đảng và Nhà nước khi được ban hành phải trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cũng như tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của kiều bào ta. Triển khai nhiều biện pháp mới, linh hoạt, hiệu quả để thực hiện chủ trương hòa hợp dân tộc, chấn hưng đất nước và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tích cực thực hiện các chính sách bảo hộ công dân đối với bà con kiều bào, kịp thời xử lý những vấn đề mới nảy sinh, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền lợi chính đáng của đồng bào ta định cư ở nước ngoài.

Đổi mới nội dung và phương thức vận động, tập hợp, đoàn kết kiều bào trong tình hình mới, nhưng cần chú ý thông qua nhiều kênh hoạt động phù hợp, linh hoạt với các đối tượng, địa bàn khác nhau. Phát triển rộng rãi phong trào trong bà con kiều bào là cần thiết, nhưng phải đi đôi với xây dựng được những cá nhân điển hình làm nòng cốt để phát huy được vai trò vận động, lôi cuốn, đoàn kết kiều bào. Kịp thời phát hiện, làm tốt công tác khen thưởng, có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những đơn vị, tổ chức và cá nhân có công lao. Đổi mới, tăng cường hơn công tác thông tin đối ngoại hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Để kiều bào được tiếp nhận các thông tin nhanh và chính xác, kịp thời về tình hình mọi mặt của đất nước; về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm bác bỏ những thông tin sai trái do các thế lực thù địch tung ra tác động vào cộng đồng, làm mất lòng tin, lôi kéo kiều bào ta vào những hoạt động đi ngược lại lợi ích của đất nước và cộng đồng.

Sớm nghiên cứu và xây dựng “Chiến lược công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thế kỷ 21” là hết sức quan trọng, nhằm tăng cường hỗ trợ kiều bào xây dựng cộng đồng đoàn kết, hội nhập vững chắc vào xã hội nước sở tại. Tiếp tục củng cố tổ chức, mở rộng, hoàn thiện hệ thống hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, theo phương châm “nơi nào có người Việt, nơi đó có hội” đoàn kết, hỗ trợ nhau. Tích cực chủ động thực hiện công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài, phát huy hiệu quả Quỹ hỗ trợ kiều bào; triển khai Đề án dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ Việt kiều sinh trưởng ở nước ngoài.

- Tăng cường thu hút tiềm năng trí thức, kinh tế kiều bào đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên tinh thần “ích nước, lợi nhà”. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thu hút tiềm lực tri thức khoa học công nghệ, trình độ quản lý của người Việt Nam ở nước ngoài; khai thác và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào. Đặc biệt để tập hợp được đội ngũ trí thức Việt kiều, thời gian tới chúng ta có một tổ chức đầu mối để tập hợp thông tin và hỗ trợ họ ở nước ngoài về nước đóng góp. Một trung tâm thông tin của kiều bào, một website để trí thức kiều bào và trí thức trong nước có thể giới thiệu khả năng và nhu cầu của mình nhằm chuyển giao tri thức của kiều bào về nước. Xây dựng nhóm chuyên gia đầu ngành nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)