Về khái niệm đối ngoại nhân dân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 34)

Trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm "đối ngoại nhân dân": Theo từ

điển tiếng Việt thì "ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung” và "ngoại giao nhân dân" là sự giao thiệp với nước ngoài trên danh nghĩa các tổ chức, đoàn thể phi chính phủ [86, tr.683]; "đối ngoại là đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp của nhà nước, của một tổ chức” [86, tr.338]. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng "ngoại giao" thường chỉ những hoạt động quốc tế riêng của Nhà nước, còn từ "đối ngoại" thường chỉ những hoạt động đối ngoại của Đảng và nhân dân. Hoạt động đối ngoại của mọi quốc gia đều

nhằm phục vụ cho ba mục tiêu chủ yếu (an ninh - phát triển - ảnh hưởng). Thực

tế nền ngoại giao Việt Nam hiện đại được cấu thành bởi ba bộ phận: đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đây là ba binh chủng hợp thành thường xuyên tác chiến trên mặt trận ngoại giao cả trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong thời kỳ xây dựng đất nước ta hiện nay.

Bước vào thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 tới nay): Trên cơ sở nghiên cứu và

vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại,Đảng và Nhà nước ta với

tư duy mới và cách nhìn mới về khu vực và thế giới, từ đó đã đổi mới mạnh mẽ chính sách đối ngoại nói chung và tạo ra bước đột phá mới cho công tác đối ngoại nhân dân. Những chủ trương, quan điểm đó của Đảng ta về công tác đối ngoại nhân dân được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

Nội dung Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) của Đảng năm 1992 về đối ngoại chỉ rõ: "Mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác tạo điều kiện quốc tế thuận

lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc

và dân chủ, tiến bộ xã hội”. Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20-9-1994 của Ban Bí

thư Trung ương (khóa VII) ghi rõ: "Công tác đối ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành công tác đối ngoại chung của nước ta".

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (Khóa VII) của Đảng nêu rõ "Mở rộng hoạt động đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của các tổ chức và nhân dân các nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước" [28, tr.109]. Với chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế đã trở thành chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Việc thực hiện chính sách này làm cho hoạt động đối ngoại của nước ta nói chung và công tác đối ngoại nhân dân nói riêng tăng hiệu quả: "Đối ngoại nhân dân là nét độc đáo của chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng ta, là hoạt động đối ngoại của nhiều đoàn thể, tổ chức quần chúng, các cá nhân với các tổ chức, cá nhân trên thế giới. Hoạt động này đóng vai trò tích cực mở rộng đối tượng trong nước tham gia hoạt động đối ngoại và đối tượng ngoài nước quan hệ với Việt Nam. Hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mặt trận chung cho tất cả các cấp, các ngành, tạo nên sức mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [87, tr.297].

Trong nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta (1996) một lần nữa đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn chủ trương: "Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế

hòa bình, hợp tác, phát triển" [24, tr.121].Tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

IX của Đảng ta (2001) một lần nữa khảng định tầm quan trọng và làm sâu sắc hơn quan điểm: "Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới" và Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: "Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân" [27, tr.123].

Đặc biệt, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) Đảng ta tiếp tục khảng định và đề ra nhiệm vụ quan trọng là: "Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả". Tich cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội" [29, tr.113].

Ngoài những quan điểm, chủ trương đã khảng định trong các Văn kiện của Đảng ta thời kỳ đổi mới đã nêu trên, còn có những cách tiếp cận và giải thích của một số nhà nghiên cứu đáng chú ý khác, như: “Đối ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành lực lượng đối ngoại nước ta gồm: đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại của nhân dân, cùng phối hợp hoạt động nhằm giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.208]. “Đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận và vận động các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước để đồng tình, ủng hộ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Công tác đối ngoại nhân dân là một bộ phận hợp thành của công tác đối ngoại chung, phối hợp chặt chẽ và phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng” [39, tr.15].

Tóm lại, trên đây là một số quan điểm, đường lối quan trọng của Đảng ta về

công tác đối ngoại nhân dân từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng.Để vận dụng

thành công tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân vào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát huy có hiệu quả cao nhất kênh đối ngoại nhân dân đầy tính sáng tạo này của đất nước. Nhằm không ngừng tăng cường củng cố môi trường hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, sự hiểu biết, thái độ thiện chí, sự tin cậy giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị và tính xây dựng tích cực giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Để làm được điều đó, tư duy và đường lối công tác đối ngoại nhân dân cần tiếp tục được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt và sáng tạo, hiệu quả các mặt công tác trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)