Đổi mới và nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại trong công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 104)

ngoại nhân dân thời kỳ hội nhập quốc tế

Nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới và nâng cao công tác chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về thông tin

đối ngoại trong công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ mới. Trước hết, đổi mới về

tư duy và phương thức lãnh đạo, quản lý đối với các tổ chức nhân dân. Phổ biến và quán triệt, vận dụng kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng và các quy chế, yêu cầu đối với lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại trong hoạt động đối ngoại nhân dân. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân cần tập trung xây dựng, kiện toàn cơ cấu, tổ chức bộ máy đủ mạnh để đảm nhiệm công tác này. Xây dựng chiến lược đào tạo cơ bản các kỹ năng, nghiệp vụ về thông tin đối ngoại cho đội ngũ cán bộ làm công tác trên mặt trận này.

Đổi mới và đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp thông tin đối ngoại trong công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xa

lộ thông tin thế giới phát triển: Đòi hỏi lực lượng làm công tác đối ngoại nhân

dân cần đổi mới mạnh mẽ tư duy, tạo bước đột phá trong thông tin tuyên truyền về đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, về thành tựu kinh tế xã hội của đất nước sau gần 25 năm đổi mới. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trên mặt trận đối ngoại này cũng là cơ sở vững chắc để chúng ta phản bác lại những thông tin sai lệch của các thế lực thù địch bên ngoài. Trong khi tuyên truyền về thành tựu của Việt Nam, thì các tổ chức nhân dân ta qua hoạt động đối ngoại của mình cần tìm hiểu, nghiên cứu để quảng bá, giới thiệu về đất nước và con người, nhân dân một số nước và khu vực trên thế giới. Qua đó tranh thủ thiện cảm, ghi nhận những đóng góp, hỗ trợ của họ đối với ta. Đồng thời cũng làm cho nhân dân trong nước hiểu hơn về bạn bè quốc tế, hiểu đúng và đầy đủ về những đối tượng chưa có thiện chí đối với Việt Nam. Tùy theo đặc điểm khu vực, đối

tác, đối tượng mà các tổ chức đoàn thể, nhân dân ta có các nội dung thông tin đối ngoại với một số địa bàn, đối tác cụ thể là:

Về nội dung thông tin trong quan hệ hữu nghị nhân dân với một số nước láng giềng: Trước hết với Lào, nội dung cần hướng tới tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai Nhà nước vốn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn- Phôm-vi-hẳn, các thế hệ lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước chăm lo và dày công vun đắp. Nay là xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị; hợp tác toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa nhân dân hai nước ngày càng tốt đẹp. Trong nội dung thông tin đối với Campuchia: hướng tới khảng định quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển mọi mặt; tăng liều lượng thông tin về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa hai nước để tăng cường hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Bên cạnh đó cần coi trọng việc đưa những thông tin xác thực, lập luận chặt chẽ, nhằm phản bác lại các thông tin sai lệch, xuyên tạc do các thế lực xấu lợi dụng vấn đề biên giới lãnh thổ để gây mất đoàn kết nội bộ, bôi nhọ mối quan hệ truyền thống giữa hai nước láng giềng. Đối với Trung Quốc: Nội dung thông tin cần khảng định hai nước có nhiều điểm tương đồng. Trong giai đoạn hiện nay với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã khảng định, nay đang đứng trước cơ hội phát triển ổn định và lâu dài. Góp phần tiếp tục phát triển, vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước đã được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp và ngày càng phát triển. Về biên giới lãnh thổ, trên cơ sở nguyên tắc chung, theo hướng tuyên truyền rộng rãi để nhân dân hai nước nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền theo đúng thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước là sự kiện lịch sử trọng đại trong quan hệ hai nước, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, phát triển hợp tác kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Về những vấn đề còn tồn tại và phức tạp trong quan hệ, cần tuyên truyền nhận thức chung là hai bên nhất trí kiên trì nguyên tắc thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề.

Nội dung thông tin tuyên truyền đối với Mỹ: ngoài việc tăng liều lượng thông tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về mọi mặt chính trị

và kinh tế, văn hóa, xã hội. Cần khảng định Việt Nam và Mỹ, đang xây dựng mối quan hệ ngày càng đi vào ổn định, bền vững. Đề cao kết quả đạt được trong các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nước, thiết lập cơ chế đối thoại thường niên, nhằm tăng cường hiểu biết, thu hẹp khoảng cách bất đồng. Tăng cường cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực chính trị, an ninh và quốc phòng, và cơ chế đối thoại trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Kết hợp giữa thông tin đấu tranh trên mặt trận an ninh chính trị với an ninh kinh tế, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước và các tổ chức, cá nhân, các hiệp hội. Tuy nhiên khi triển khai, cần phân biệt tính đa dạng trong thành phần công chúng Mỹ và trong chính giới Mỹ để khai thác đúng và trúng.

Với một số nước ở Tây Âu và EU: Nội dung thông tin cần hướng tới việc tăng liều lượng thông tin tuyên truyền vào quảng bá những thành tựu của công cuộc đổi mới, những kết quả đời sống của nhân dân ta và phát triển con người như y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo. Tuyên truyền về quá trình thiết lập và mở rộng hợp tác giữa hai bên, về kết quả triển khai các hiệp định hợp tác đã ký từ năm 1995 tới nay. Là phù hợp với nguyện vọng lợi ích của hai bên, của doanh nghiệp và nhân dân ta, cũng như các nước Tây Âu và EU nói chung.

Thông tin đối ngoại góp phần thực hiện đường lối “ngoại giao văn hóa”

văn hóa gắn với thể thao, du lịch trong thời đại Hồ Chí Minh: Tập trung phát

triển văn hóa truyền thống dân tộc, phục vụ ngoại giao văn hóa; cùng nhau trao đổi để tránh những “va chạm và xung đột về văn hóa” giữa các dân tộc. Đổi mới và sáng tạo về hình thức, phong phú về nội dung, đa dạng và linh hoạt về cách thức thể hiện thông tin tuyên truyền văn hóa đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tạo bước phát triển đột phá, mở đường cho công tác ngoại giao văn hóa trên cơ sở phối hợp và phục vụ có hiệu quả ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, tạo nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết các mối quan hệ quốc tế, là nhịp cầu nối hữu nghị đưa Việt Nam ra với thế giới, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ giữa thông tin tuyên truyền đối ngoại (văn hóa gắn với thể thao và du lịch, thể thao và du lịch hỗ trợ cho văn hóa dân tộc tỏa sáng và là cầu nối đoàn kết, hữu nghị với bạn bè quốc tế) nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và linh hoạt của các tổ chức hội, đoàn thể nhân dân. Biết tận dụng và khai thác tối đa những tiến bộ về công nghệ thông tin điện tử của

nước ta và công nghệ thông tin hiện đại của thế giới để cải tiến, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trong ngoại giao văn hóa nhân dân, trong vận động, tập hợp bạn bè quốc tế. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền văn hóa đối ngoại, nhằm tăng cường sự hiểu biết, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân thế giới, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết nhiều hơn về đất nước và con người Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển.

Về hình thức và phương pháp thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới

Cần nhận thức rõ, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, số hóa toàn cầu hiện nay, thì đây là công cụ tuyên truyền hiệu quả nhất. Với ưu thế vượt trội của Mỹ và phương Tây, với sự hiện diện của hàng chục hãng thông tấn báo chí và truyền hình lớn tầm cỡ toàn cầu, với sức mạnh của công nghệ thông tin được mệnh danh là “quyền lực của kỹ thuật số hóa” đã gần như kiểm soát, lũng đoạn và định hướng thông tin và dư luận thế giới theo hướng có lợi cho họ, các “tiêu chuẩn”, “giá trị Mỹ”, phương Tây được xuất khẩu “toàn cầu hóa” nhanh chóng cũng là nhờ bộ máy truyền thông này. Các tổ chức nhân dân ta vì thế phải biết khai thác, tận dụng tối đa thành tựu của công nghệ thông tin, để mở rộng hiệu quả tuyên truyền đối ngoại, tiết kiệm nguồn lực. Ngoài việc tăng số lượng và nâng cao chất lượng các báo, tạp chí giấy và điện tử của các tổ chức đoàn thể nhân dân, có chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông tin đối ngoại đủ mạnh để khai thác, tác động tích cực, linh hoạt, hiệu quả vào các mạng internet. Qua đó ta chủ động, tích cực đưa các thông tin xác thực về chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách Nhà nước, về thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa. Đồng thời có những bài viết lập luận sắc bén, để phản bác lại những luận điệu phản động của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3.2.4. Đổi mới công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 104)