Chủ động đối thoại và đấu tranh dư luận về vấn đề tôn giáo, dân chủ và nhân quyền trong tình hình mớ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 102)

và nhân quyền trong tình hình mới

Để góp phần thực hiện chủ trương lớn “đại đoàn kết toàn dân tộc” và “đoàn kết lương giáo” của Đảng và Nhà nước ta, nhằm hạn chế tối đa và ngăn chặn các thế lực thù địch muốn lợi dụng để chống phá ta trên mặt trận nhạy cảm này. Đòi hỏi những người làm công tác đối ngoại nhân dân những thập niên đầu của thế

kỷ 21 phải biết: “Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc, lợi dụng các vấn đề “dân chủ’, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an

ninh và ổn định chính trị của Việt Nam” [29, tr.113. Trong thời gian tới công tác

này cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

Biết khai thác, tận dụng tốt lợi thế linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, hữu nghị, không gò bó và mang tính nhân dân để chủ động đối thoại, đấu tranh và phản bác lại những quan điểm sai trái, nhằm làm thất bại những âm mưu và hành động thù địch của một số tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn lợi dụng những vấn đề này để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tích cực góp phần bảo vệ hình ảnh, vị thế, danh dự, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc và chế độ chính trị của ta. Tích cực vận động, chủ động trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế, khu vực mang tính nhân dân về vấn đề cùng quan tâm. Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế, khu vực, tổ chức phi chính phủ về những vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc trong bối cảnh mới.

Trong thông tin đối ngoại, cần làm cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bà con lương giáo, đồng bào dân tộc thiểu số, các tầng lớp thanh niên và sinh viên, giới trí thức, chính khách có uy tín, có thiện chí với ta, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hiểu rõ hơn tính ưu việt về quyền con người ở Việt Nam, về chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong đại đoàn kết toàn dân tộc, về tự do tôn giáo. Nội dung, phương pháp tuyên truyền cần được đổi mới theo chiều sâu và thắng thắn, khách quan, công khai, có tính thuyết phục cao, có căn cứ khoa học. Biết phát huy hơn nữa các kênh đối thoại nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận kịp thời, nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước.

Nghiên cứu, phân tích đối tượng và định hướng thông tin để kịp thời phân hóa đối tượng đúng và trúng; cần phân biệt rõ giữa “bạn và thù” trong xử lý vấn đề nhạy cảm này. Cần nhận thức rõ các đối tượng có những động cơ và phương thức hoạt động, các kênh tác động hết sức tinh vi, hiểm độc khác nhau

của các thế lực thù địch trong lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của ta, nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” để chuyển hóa nội bộ ta. Chính vì có sự khác biệt nhau về đối tượng, nội dung công tác và thông tin đối ngoại cũng cần phải đa dạng, mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo với từng đối tượng và đối tác cụ thể, rõ ràng. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo chiến lược trên lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)