Hoạt động thông tin đối ngoại trong công tác đối ngoại nhân dân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 70)

Một là; góp phần thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước

và về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới: Trên cơ sở vận

dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát huy kênh thông tin đối ngoại trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nhằm góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác đối ngoại nhân dân. Chúng ta đã cố gắng huy động nhiều lực lượng, loại hình kênh thông tin tham gia vào mặt trận đối ngoại này. Với mục tiêu bao trùm là: “Góp phần tạo dựng được hình ảnh đích thực của một đất nước Việt Nam đổi mới trên thế giới, để từ đó tranh thủ được sự ủng hộ, đồng tình rộng rãi của bạn bè và nhân dân tiến bộ trên thế giới” [37, tr. 20). Bước đầu chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên mặt trận thông tin đối ngoại trong hoạt động đối ngoại nhân dân. Cụ thể là:

Thông qua hoạt động chuyên môn của các tổ chức nhân dân, đã góp phần giới thiệu, thông tin để bạn bè thế giới hiểu đúng, hiểu đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam. Giới thiệu đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và

những thành tựu về công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Trong hoạt động chính trị đối ngoại, các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta đã xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hình ảnh về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động và đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội ngày càng có sức thuyết phục cao đối với bạn bè quốc tế. Đó là những thuận lợi lớn để các lực lượng làm công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại nhân dân ta giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam ra với bạn bè thế giới. Hầu hết các đoàn và các chuyến thăm song phương của các tổ chức nhân dân ta đều đã dành thời gian thỏa đáng cho việc thông báo tình hình đất nước, trả lời các câu hỏi của bạn bè khi quan tâm tìm hiểu; kịp thời giải thích các vấn đề bạn thắc mắc, hoặc còn chưa hiểu. Bằng thực tế phát triển của đất nước để thuyết phục, giữ mối quan hệ, động viên bạn bè lên tiếng ủng hộ ta theo cách riêng của họ; phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, điều kiện công nghệ thông tin của họ. Đó là những bài học quý cho những người làm công tác thông tin đối ngoại.

Trong chỉ đạo thông tin, tuyên truyền trao đổi đoàn, hàng năm Ban Chỉ đạo Thông tin đối ngoại quốc gia, Vụ Đối ngoại nhân dân thuộc Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, luôn đóng vai trò đi tiên phong. Đặc biệt, đối với các đoàn khách nước ngoài (với thành phần tham gia rất đa dạng, nhiều nhân vật, tổ chức có ảnh hưởng, nhiều phóng viên nhà báo và những học giả nổi tiếng). Tuy nhiên, nhờ công tác chuẩn bị kỹ các nội dung, tổ chức đón tiếp chu đáo các đoàn, giữ mối quan hệ thân tình với các đại biểu. Qua đó ta đã thông tin, tranh thủ được thiện chí, tình cảm của họ, tạo điều kiện để khách tận mắt thấy hình ảnh của Việt Nam đổi mới, năng động trên nhiều lĩnh vực. Qua đó giúp họ cảm nhận được thái độ thân thiện, giàu lòng mến khách của người dân Việt Nam. Kết quả là đa phần họ đều có ấn tượng tốt, thân thiện hơn về đất nước, con người Việt Nam sau khi về nước. Nhất là với những thông tin và bài viết, tiếng nói của họ sau khi đi thăm Việt Nam về đã có những tác động không nhỏ tới chính giới, dư luận công chúng ở các nước, khơi dậy tiềm năng rộng lớn kênh thông tin, tuyên tuyên đối ngoại nhân dân này.

Các lực lượng thông tin, tuyên truyền đối ngoại của các đoàn thể nhân dân đã thực hiện chủ động, tích cực, có hiệu quả công tác này: “Đã tổ chức quán triệt trong hệ thống tổ chức Mặt trận, các tổ chức thành viên và tuyên truyền

trong các tầng lớp nhân dân tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ và nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng. Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu để ngày càng có nhiều bạn bè hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn về đất nước, con người Việt Nam, về truyền thống văn hóa lịch sử, về tính nhân văn cao thượng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ

với những nước từng có quân đội xâm lược Việt Nam trước đây” [75, tr.33].

Thông qua hoạt động của các tổ chức nhân dân, ta đã trực tiếp góp phần vào thành công chung về các chủ đề của thời đại như: Hòa bình, phát triển, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thời gian tới cần tiếp tục tranh thủ lợi thế, tránh bỏ trống trận địa để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta.

Chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng trong tổ chức những đợt hoạt động đối ngoại nhân dân lớn, với phương pháp thông tin tuyên truyền đối ngoại linh hoạt, sáng tạo, như: thông qua tổ chức các hoạt động giao lưu, hữu nghị nhân dân với các nước láng giềng, nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới, các nước trong khu vực ngày càng có tác dụng thiết thực. Những cuộc giao lưu trên các lĩnh vực (văn hóa, thể thao, du lịch, triển lãm thương mại,…) thường thu hút sự tham gia của nhiều vị lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân tham gia. Nội dung thông tin thường rất đa dạng, phong phú, được các phương tiện thông tin đại chúng của bạn quảng bá rộng rãi. Nó đã để lại những ấn tượng tốt về tình hữu nghị, tình đoàn kết và gây tiếng vang trong dư luận nhân dân.

Tổ chức những đợt tuyên truyền tập trung và phát hành các sản phẩm tuyên truyền. Qua đó đã góp phần tạo bầu không khí thuận lợi cho nước ta gia nhập WTO, đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC 2006, trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009), đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN năm 2010. Tạp chí Thông tin đối ngoại của Ban Chỉ đạo Thông tin đối ngoại, Tạp chí Đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương, Tạp chí Hữu nghị và Trang tin điện tử của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Tạp chí Quê hương,..đều đăng tin, bài, ảnh và ra đặc san với chất lượng tốt, nội dung đa dạng, hấp dẫn nhân dịp tổ chức các sự kiện lớn của đất nước. Để tri ân bạn bè quốc tế có những công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, năm 2006 Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát hành cuốn sách “Việt Nam trong vòng tay bè bạn” giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp đóng góp của bạn

bè quốc tế đối với Việt Nam trong thế kỷ 20. Năm 2006 tờ báo “Thời đại” của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ra đời.

Tham gia cung cấp và trao đổi thông tin với các đối tác qua kênh thông tin điện tử như: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã đầu tư và nâng cấp Trang tin điện tử của mình cả về hình thức và nội dung, tăng cường chất lượng thông tin bằng tiếng nước ngoài. Một số thành viên của Liên hiệp đã chủ động thường xuyên trao đổi thông tin với đối tác nước ngoài qua kênh điện tử. Qua đó ta chủ động cung cấp thông tin cho đối tác những thông tin mới nhất, hoặc trao đổi, giải thích cho họ về những thắc mắc, quan tâm. Phía ta cũng chủ động cung cấp địa chỉ nhiều trang tin điện tử của các phương tiện thông tin đối ngoại của nước ta để bạn bè nước ngoài có thể truy cập, tìm hiểu toàn diện tình hình đất nước, kinh tế, văn hóa và con người Việt Nam.

Nhờ biết tận dụng và triệt để khai thác thành tựu của công nghệ thông tin vào lĩnh vực này, ta đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần của nhân dân các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ chỗ mang tính chất hữu nghị, đoàn kết và nhằm tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là chính. Nay ta đã ngày càng có thêm nội dung mới thiết thực, gắn với yêu cầu thực tiễn hiệu quả hơn, phục vụ thông tin trực tiếp không chỉ cho hoạt động các đoàn thể và tổ chức nhân dân nói riêng, mà còn cho các kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Nhất là với hệ thống báo cáo viên và hệ thống thông tin từ Trung ương tới cơ sở trong các tổ chức đoàn thể nhân dân. Đã thông tin, biên tập, phát hành rộng rãi nhiều tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền đối ngoại. Cùng với các cơ quan chuyên trách về thông tin đối ngoại, các tổ chức đoàn thể nhân dân trong điều kiện và khả năng tuy còn hạn chế, nhưng đã làm tốt việc truyền tải thông tin nhanh thông qua hệ thống của tổ chức mình, nhất là báo viết và báo mạng, đã kết hợp khai thác một cách tối đa hệ thống báo hình ở Trung ương và địa phương.

Góp phần rất quan trọng trong thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; về tình cảm thuỷ chung với bạn bè, lập trường kiên định chống chiến tranh xâm lược, chống bất công, áp đặt và cường quyền trong quan hệ quốc tế. Thông tin giới thiệu về

những cố gắng to lớn của nhân dân ta vượt qua những khó khăn trong nước để vươn lên đạt những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội vượt bậc trong thời kỳ đổi mới. Vừa tham gia có trách nhiệm và hiệu quả vào những hoạt động trong sinh hoạt quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Nó được thực hiện dưới nhiều hình thức rất đa dạng, linh hoạt (từ việc thông qua các đoàn và cá nhân đi công tác nước ngoài, trực tiếp gặp gỡ song phương, dự các diễn đàn đa phương và cung cấp thông tin dưới dạng sách, báo, tạp chí, thư điện tử, băng đĩa. Tới đón tiếp các đoàn khách nước ngoài vào nước ta với tư cách là khách mời của chủ nhà; tham dự các sinh hoạt chính trị, chuyên môn của các đoàn thể và tổ chức nhân dân như: các đại hội, hội nghị, hội thảo quốc tế do Việt Nam đăng cai). Qua đó, ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của bàn bè quốc tế; giúp bạn bè hiểu rõ, hiểu đúng về đất nước và con người Việt Nam, tranh thủ được thiện cảm của họ và nhiều người vẫn coi Việt Nam là “lương tri của thời đại”. Nhờ đó sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ngày càng được nhiều tổ chức và cá nhân nước ngoài bày tỏ tán đồng và nhiệt tình ủng hộ.

Hai là; thông tin đối ngoại góp phần vào đấu tranh với những vấn đề như

tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong công tác đối ngoại nhân dân: nhằm bảo

đảm giữ vững ổn định an ninh, chính trị - xã hội và tinh thần đại đoàn kết toàn

dân tộc, bảo vệ lợi ích tối cao của đất nước. Trong bối cảnh các thế lực thù địch

tiếp tục vu cáo Việt Nam nào là “vi phạm” dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm hạ thấp uy tín, hình ảnh nước ta trên trường quốc tế. Song song với các hoạt động trên kênh ngoại giao chính thức của Đảng và Nhà nước, thì kênh đối ngoại nhân dân, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước ta; với tinh thần chủ động, tận dụng tối đa công nghệ thông tin và lợi thế linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, chúng ta đạt được những kết quả nổi bật trên một số mặt sau:

Đã chủ động thông tin, vận động, đối thoại, đấu tranh và triển khai các biện pháp đối ngoại, góp phần kịp thời ngăn chặn và cải chính các thông tin sai trái, các âm mưu chống phá ta. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa các bên hữu quan. Coi trọng công tác thông tin về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam đối với nhóm quyền phụ nữ và trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam. Những hoạt

động này thể hiện khả năng vận dụng sáng tạo, nhưng có nguyên tắc tư tưởng của Người trong việc phân biệt rõ “bạn và thù”, “thêm bạn, bớt thù”. Nó còn phản ánh tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả của các tổ chức nhân dân ta trong việc lựa chọn phương thức, đối tượng thông tin thích hợp.

Thông tin đối ngoại tích cực tham gia đấu tranh để bảo vệ hình ảnh và uy tín, chủ quyền của đất nước. Đã phối hợp đấu tranh và lên tiếng phê phán những việc làm sai trái (như việc một số nghị sĩ Mỹ vận động Quốc hội xem xét để thông qua dự luật, báo cáo sai trái về nhân quyền, tôn giáo, nhằm gây bất lợi cho ta). Một số trường hợp ta còn chủ động cử đoàn đi Mỹ, trực tiếp vận động dư luận nhân dân tiến bộ Mỹ tác động vào chính giới Mỹ. Các thế lực phản động, thiếu thiện chí với ta tiếp tục gia tăng sức ép đòi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách với cái gọi là “những nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền”, vu cáo ta nào là “không có dân chủ”, “vi phạm nhân quyền”. Trong bối cảnh trên song song với hoạt động trên kênh ngoại giao chính thức của Nhà nước, thông qua các tổ chức nhân dân và các tổ chức phi chính phủ, đã thể hiện tinh thần thẳng thắn, chủ động, kiên trì trong việc vận động, kiên quyết đấu tranh và triển khai có hiệu quả các biện pháp góp phần ngăn chặn các âm mưu chống phá ta. Mặt khác, ta vận động trong khuôn khổ đối thoại không chính thức về nhân quyền như: qua Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ta đón đoàn của Viện tự do Toàn cầu Mỹ vào cùng đối thoại. Thông qua việc cử các đoàn đi vận động trực tiếp, cũng như đón tiếp một số đoàn vào (như đoàn Hạ nghị sỹ Canađa, các đoàn cựu chiến binh Mỹ,...), các lực lượng tham gia công tác đối ngoại nhân dân ta đã trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn này tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn về vấn đề này. Nó không những đã góp phần giải tỏa những thắc mắc trong dư luận xã hội bên ngoài không đúng về tình hình Việt Nam. Còn làm thất bại âm mưu đưa Thích Quảng Độ vào danh sách nhận giải “Nobel vì hoà bình”, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ, hiểu đúng về đường lối và chính sách đối nội và đối ngoại của ta.

Tuy nhiên, với việc các thế lực thù địch ở Mỹ và một số nước phương Tây, trong những năm gần đây tiếp tục có những hành động phá hoại, xuyên tạc về các vấn đề này để gây sức ép chống phá ta. Chẳng hạn như: việc Quốc hội và Chính phủ Mỹ gần đây có những việc làm gây sức ép với ta, thông qua một số

văn bản ở nhiều cấp độ khác nhau mang nội dung thù địch với ta như: Báo cáo về nhân quyền, về tự do tôn giáo, Nghị quyết (HR 378) của Hạ viện Mỹ, Dự luật nhân quyền Việt Nam (HR 1587) do Hạ viện Mỹ thông qua. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào “danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tôn giáo” (CPC), kích động bà con Việt kiều tại Mỹ treo cờ ba sọc Nguỵ...Trước sự chống phá đó, các tổ chức nhân dân ta đã không ngừng nỗ lực. Một mặt ta cung cấp thông tin chính diện về đất nước, con người, đường lối, chính sách và thành tựu của ta về tự do tôn giáo tín ngưỡng, về tình hình thực hiện dân chủ và nhân quyền...cho người Mỹ thông qua các đoàn đi công tác tại Mỹ hoặc tiếp xúc với khách Mỹ vào

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 70)