Hình thức, lực lượng, phương thức và nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 39)

Hình thức đối ngoại nhân dân: thường rất đa dạng như nói chuyện, viết báo

và viết sách, tiếp xúc vận động cá nhân và tổ chức, nói chuyện ở các diễn đàn của nước đối tác; diễn đàn quốc tế, họp mặt, liên hoan hữu nghị, hội thảo, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao, trao đổi khoa học kỹ thuật, viện trợ nhân đạo và hợp tác giáo dục, vv.

Lực lượng đối ngoại nhân dân : hoạt động đối ngoại "có sự tham gia rộng

rãi của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở các cấp không nhân danh Nhà nước và Chính phủ; của các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, nhà báo, đồng bào các tôn giáo và các dân tộc, các

doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế; các tổ chức từ thiện, nhân đạo, bảo vệ môi trường; của nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài" [21, tr.208]. Như vậy, lực lượng tham gia công tác này gồm các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nhân dân, hội nghề nghiệp, các cá nhân và nói rộng ra là toàn thể các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên về tổ chức lực lượng thì tổ chức nhân dân và cá nhân nào cũng có thể làm. Đồng thời phải có lực lượng nòng cốt, hay những tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân trên một số lĩnh vực như: tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước. Lực lượng làm công tác này do nhiều lực lượng rộng rãi tham gia, nó không chỉ có các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức văn hóa nghệ thuật, khoa học, hội nghề nghiệp, và nói rộng ra là tất cả các tầng lớp nhân dân được tiến hành với những đối tượng và hình thức thích hợp. Cần có những tổ chức chính trị -xã hội, đoàn thể nhân dân được thành lập, để chuyên trách hoạt động công tác đối ngoại nhân dân làm nòng cốt trong các lĩnh vực hòa bình và đoàn kết, hữu nghị và viện trợ nhân đạo.

Phương thức hoạt động của đối ngoại nhân dân là: hết sức phong phú, đa

dạng, linh hoạt, vừa có thể là chính thức, vừa có thể là phi chính thức và cũng có thể tiến hành các hoạt động đối ngoại trên một số vấn đề, ở những quốc gia và khu vực, vùng lãnh thổ trong những hoàn cảnh cụ thể mà các mặt trận đối ngoại khác chưa triển khai hoặc không thuận lợi.

Đối ngoại nhân dân thực hiện theo nguyên tắc: "Tôn trọng độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau. Đối ngoại nhân dân có thể tham gia ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, nhưng chỉ nhân danh tổ chức, cơ quan đơn vị của mình và theo pháp luật của Việt Nam; không nhân danh Nhà nước và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [21, tr.209].

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 39)