Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân trong công tác xóa đói giảm nghèo thời kỳ đổi mới, trên cơ sở chủ trương, đường lối của
Đảng ta qua các kỳ từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng, với sự: “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế…Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo” [29, tr.217]. Đến nay, chúng ta đã gặt hái được không ít những thành công trên lĩnh vực có liên quan tới phát triển kinh tế và công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta, đó là:
Các tổ chức đoàn thể nhân dân, các hiệp hội kinh tế, đã tích cực chủ động vận động nguồn lực quốc tế (trong đó có nhiều cá nhân, tổ chức là người Việt Nam ở nước ngoài), nhằm nâng cao năng lực cho hội viên và thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư và quảng bá thương hiệu. Các hội nghị tập huấn và hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước (như các hội thảo về các vấn đề pháp lý trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp tiêu dùng, hợp tác và học tập kinh nghiệm về xử lý môi trường, chính sách nông nghiệp,....) đã tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế và các tổ chức phi chính phủ hoạt động thuận lợi. Với lợi thế của mình nhiều đoàn thể và các tổ chức nhân dân trong lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề đã đăng cai tổ chức tại Việt Nam hoặc tham dự nhiều cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế để tiếp cận, học hỏi thêm những tri thức tiên tiến trong các ngành nghề của tổ chức mình như: Diễn đàn khu vực; Hội thảo tập huấn tạo thị trường cho nông dân sản xuất nhỏ; Hội thảo về hội nhập kinh tế ASEAN và phát triển nông nghiệp nông thôn; Hội thảo “Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO”; Về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhiều tổ chức đoàn thể nhân dân, các hiệp hội kinh tế, ngành nghề đã có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với nhau lên tiếng phản đối các hành động bất công của Mỹ, châu Âu trên các vấn đề như: Cá tra, cá basa, hàng dệt may và dày dép da,..xuất sang các thị trường này, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng và công việc, nguồn thu nhập cho người lao động. Nhiều cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. Một số đoàn thể và tổ chức nhân dân ta đã chủ động tiếp cận với cơ chế làm việc đa phương tại Liên hợp quốc và một số tổ chức ngành nghề quốc tế khác.
Góp phần giúp các địa phương trên cả nước đều có chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài được triển khai thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau (trong đó tập trung nhiều cho miền núi, vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, thiên tai). Đã có những đóng góp thiết thực cho mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn bền vững. Tăng cường công tác vận động viện trợ này là mục tiêu của công tác đối ngoại nhân dân cần hướng tới. Vì phần lớn các dự án được tập trung hỗ trợ các lĩnh vực như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, cây trồng và hỗ trợ huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo cao trên 50%; bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Như vậy do cách tiếp cận chủ yếu của ta dựa vào cộng đồng gắn liền với mong muốn của người dân, nên khi triển khai đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Trong xu thế giảm vốn viện trợ cho Việt Nam của thế giới, nhưng do ta làm tốt công tác vận động này, nên nguồn viện trợ đó của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vẫn tăng đáng kể (tổng kinh phí viện trợ này đã tăng từ 20 triệu USD/năm trong giai đoạn từ 1986 - 1990 lên đến 260 triệu USD trong năm 2008 và ước đạt 275 triệu USD trong năm 2009). Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực phải gánh chịu nhiều tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Trong giai đoạn tiếp theo với vai trò là cầu nối cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải đổi mới phương thức vận động viện trợ, để đóng góp thiết thực cho mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững ở nước ta.
Hiện nước ta có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (trong đó có khoảng 500 tổ chức cam kết hỗ trợ dài hạn). Đây là một lợi thế rất lớn để Việt Nam kêu gọi, vận động nguồn viện trợ để giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế. Thông qua chia sẻ kinh nghiệm hoạt động trong các chương trình dự án đang thực hiện hỗ trợ người nghèo, người tàn tật, người có HIV/AIDS, phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em, bình đẳng giới. Trong đó Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài làm đầu mối, đã có những đóng góp hiệu quả vào xóa đói giảm nghèo, giảm bớt khó khăn cho những địa phương nghèo khó của Việt Nam; giới thiệu những mô hình và phương pháp tiếp cận mới, cách làm ăn mới để hỗ trợ cho người dân
thoát nghèo, làm quen với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. “Trong 10 năm qua (từ 1998 đến 2008), các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã giải ngân trên 1,5 tỷ USD cho hàng chục ngàn chương trình, dự án giúp Việt Nam” [39, tr.18]. Có thể thấy rằng, đó là con số biết nói về những nỗ lực hết sức to lớn của công tác đối ngoại nhân dân của ta, góp phần có hiệu quả vào các chương trình xóa được đói, giảm được nghèo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng năng lực cho các đối tác phi chính phủ nước ngoài. Với Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006 - 2010 và chiến lược tới năm 2020; Thực hiện Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài 2006 - 2010, chúng ta đã cử nhiều đoàn đi tiếp xúc, vận động viện trợ, tập huấn, tham dự hội nghị trên thế giới nhằm tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ của Việt Nam với tổ chức phi chính phủ, các quỹ tài trợ quốc tế cam kết và quan tâm hỗ trợ ta; Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tranh thủ nguồn lực, giúp đỡ về tri thức, tài chính, kinh nghiệm của bạn bè, đối tác quốc tế. Nó đòi hỏi những tổ chức, đoàn thể tham gia công tác đối ngoại nhân dân trên lĩnh vực này phải làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo, trao đổi thông tin và kinh nghiệm.