Xây dựng “Chiến lược phát triển công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ hội nhập quốc tế” trong thế kỷ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 111)

hội nhập quốc tế” trong thế kỷ 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển công tác đối ngoại nhân dân, cùng với đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước tạo thành một mặt trận đối ngoại chung của đất nước. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự ủng hộ, tình đoàn kết của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta trong thế kỷ 20. Ngày nay trong thế kỷ 21, khi chúng ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập sâu sắc vào thế giới, mở rộng bang giao quốc tế càng cần sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác của nhân dân các nước và nó tiếp tục là nhân tố quan trọng đối với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam lần thứ IV (ngày 18-12-2008), đồng chí Trương Tấn Sang (Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương) đã nhấn mạnh: “Tăng cường phát triển, đổi mới tư duy công tác đối ngoại nhân dân là vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong mặt trận đối ngoại chung của đất nước thời kỳ mới”. Để xây dựng được chiến lược (có thể vạch ra giai đoạn 2010 - 2030 và tầm nhìn 2050), em xin đề xuất một số khuyến nghị về quan điểm, mục tiêu, giải pháp và nội dung chủ yếu sau:

Về tư tưởng và quan điểm: Trước hết, trên cơ sở lý luận và quan điểm của

Chủ nghĩa Mác - Lênin; kế thừa, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối của Đảng ta về công tác đối ngoại nhân dân, chúng ta tiến hành đánh giá một cách toàn diện thực tiễn hoạt động công tác đối ngoại nhân dân trong gần 25 năm đổi mới vừa qua (từ năm 1986 đến nay) trên các mặt (như thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm được rút ra,...) để làm cơ sở xây dựng chiến lược.

Thứ hai, trên cơ sở nhận thức đổi mới mạnh mẽ tư duy, có cách nhìn

nhận mới về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Coi đó vừa là một trong ba kênh đối ngoại quan trọng trên mặt trận đối ngoại chung của đất nước. Để phát huy được tinh thần chủ động, lợi thế linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả và huy động được sức

mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè khắp năm châu trên thế giới đồng tình, ủng hộ ta. Trong đó lực lượng nòng cốt là các tổ chức chuyên trách, bán chuyên trách, hội, tổ chức phi chính phủ, các nhân sĩ trí thức, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ ba, chúng ta phải coi công tác đối ngoại nhân dân hiện nay vừa

mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Được triển khai một cách đồng bộ, rộng khắp, nhưng cũng phải có trọng tâm, trọng điểm, làm từng bước và có lộ trình, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Cần biết phát huy sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình vận động để bà con đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp chung của đất nước. Từng bước và tiến tới xã hội hóa công tác đối ngoại nhân dân trên những mặt và lĩnh vực phù hợp và vừa huy động thêm nguồn lực trí tuệ, nguồn đóng góp và viện trợ về tài chính trong và ngoài nước. Khuyến khích, động viên được các tầng lớp nhân dân, các hội, doanh nghiệp, đoàn thể, mặt trận, nhân sĩ trí thức, cho tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế cùng tham gia vào mặt trận đối ngoại nhân dân của ta, vì sự nghiệp chung của đất nước.

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tiến hành xây dựng “Chiến lược phát triển công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ hội nhập quốc tế” trong thế kỷ 21 nhằm đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết trong chỉ đạo thực tiễn nhanh, hiệu quả, sáng tạo, linh hoạt và đúng định hướng. Đồng thời, vừa đáp ứng có một chiến lược phát triển lâu dài của Đảng, Nhà nước ta trên mặt trận đối ngoại mang tính đặc thù, sáng tạo và độc đáo này của Việt Nam trong thế kỷ 21.

Về mục tiêu: “Tăng cường sự hiểu biết giữa bạn và ta, tạo dựng mạng lưới

bạn bè và những người có cảm tình với Việt Nam ở mọi nước trên thế giới, gây dựng quan hệ giữa dân với dân làm nền tảng cho đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước, để góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, đóng góp vào sự nghiệp chung vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị giữa các dân

tộc trên thế giới” [39, tr.15]. Đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng

đồng quốc tế, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước vô hiệu hóa những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo dựng một số thương hiệu quốc gia điển hình, quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình và năng động, thân

thiện và hiếu khách, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới. Mặt khác, làm cơ sở để triển khai đào tạo, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân tại một số học viện, trường đại học, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác này. Cũng là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân, phù hợp với tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ mới trong những thập niên đầu của thế kỷ 21.

Về những giải pháp và nội dung chủ yếu: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

và công tác quản lý của Nhà nước đối với mặt trận đối ngoại nhân dân. Tiến hành rà soát, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách có liên quan, phù hợp với thực tiễn, cũng như chiến lược phát triển lâu dài. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đoàn thể nhân dân trong xã hội. Trên cơ sở đường lối, chiến lược đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, tiến hành đổi mới, tổ chức lại lực lượng, phương tiện và địa bàn đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới. Đổi mới mạnh mẽ tư duy chỉ đạo, phối hợp công tác cho phù hợp với thời kỳ hội nhập. Kiện toàn và củng cố các tổ chức thành viên; nâng cao năng lực của cơ quan thường trực, chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác đối ngoại nhân dân ở nước ta.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, phương thức thực hiện, nguồn đầu tư tài chính, cơ sở vật chất đủ mạnh cho công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ mới. Tăng cường nghiên cứu dự báo theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong di sản tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, để vận dụng và nâng cao chất lượng công tác tham mưu, dự báo chiến lược về các vấn đề thuộc lĩnh vực đối ngoại nhân dân. Thông tin, phổ biến, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân, về thái độ tiếp xúc và cách ứng xử có văn hóa với người nước ngoài cho đội ngũ làm công tác này. Thông tin kịp thời, đầy đủ về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề quốc tế và khu vục, về thành tựu của công cuộc đổi mới, về chính sách và pháp luật của Nhà nước ta; về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, thể thao, du lịch, kinh tế, xã hội, nhằm bảo đảm thắng lợi cho hoạt động này.

Trong quá trình mở rộng các hoạt động đối ngoại nhân dân, phải có sự chuẩn bị chu đáo; tăng cường công tác nghiên cứu nắm bắt tình hình, cũng như

tôn chỉ, mục đích, thái độ chính trị, thực lực của đối tượng và đối tác mà ta đã quan hệ hoặc có ý định sắp quan hệ, để tỏ thái độ đúng mức và có cách ứng xử đối ngoại và hợp tác phù hợp. Muốn vậy, đòi hỏi những người làm công tác đối ngoại nhân dân phải vừa giữ vững được nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, vững vàng về lập trường giai cấp, biết đặt ích của quốc gia và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Vừa biết nâng cao cảnh giác, giữ bí mật quốc gia, độc lập chủ quyền, an ninh chính trị nội bộ, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch muốn lợi dụng để chống phá ta.

Nghiên cứu xây dựng, thực hiện cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở và phù hợp về tài chính, nhằm phục vụ tốt cho quá trình triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ hội nhập quốc tế” trong thế kỷ 21. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức đoàn thể nhân dân, các ngành nghề chủ động thực hiện xã hội hóa (trong lĩnh vực cho phép) nhằm huy động được sự tài trợ và vận động thêm nguồn lực tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức phi chính phủ và cá nhân trong và ngoài nước một cách hiệu quả, để phục vụ các hoạt động này trong tình hình mới. Có cơ chế chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu, xây dựng “Chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công

tác đối ngoại nhân dân trong thế kỷ 21”: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề

cán bộ và đào tạo cán bộ được thể hiện ở mặt: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và Người đã dạy: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [12, tr.120]. Cán bộ đối ngoại nói chung, làm công tác đối ngoại nhân dân nói riêng, điều quan trọng hàng đầu là đại diện cho dân tộc mình quan hệ với dân tộc khác. Trong quan hệ thái độ tự cao, tự mãn cũng như thái độ tự ty đều làm hại tới uy tín dân tộc. Mặt khác, muốn trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân là con đường đầy gian khổ, đòi hỏi phải có sự bền bỉ phấn đấu lâu dài. Chúng ta phải có chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, có chế độ chính sách đãi ngộ xứng đáng để họ kiên trì phấn đấu. Thời gian qua chúng ta chưa làm được như cha ông ta ngày xưa và Chủ tịch Hồ Chí Minh như với cụ Huỳnh Thúc Kháng và các đồng chí: Trần Đại Nghĩa, Hoàng Minh Giám,

Đặng Văn Ngữ,...đều là những tấm gương sáng ngời. Ngày nay chúng ta muốn có đội ngũ cán bộ giỏi, tinh thông nghiệp vụ cho ngành đối ngoại nhân dân thì phải quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để đội ngũ những người làm công tác đối ngoại nhân dân “vừa hồng, vừa chuyên”. Để tăng cường công tác nghiên cứu, khả năng vận dụng sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng “Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân trong thế kỷ 21”.

Trước hết, cần tiếp tục đổi mới tư duy, có cách tiếp cận mới về công tác cán bộ thời kỳ hội nhập quốc tế, tiến tới hoàn thiện tổ chức bộ máy, lực lượng làm công tác trên mặt trận đối ngoại này. Có một lực lượng cán bộ đối ngoại nhân dân đông về số lượng, mạnh về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng đương đầu với những thách thức, khó khăn trong mọi tình huống, chính là yếu tố quyết định tạo nên thành công cho mặt trận đối ngoại nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân chuyên và bán chuyên trách theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. Có lòng yêu nước và sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Luôn biết nắm vững nhanh tình hình và nhiệm vụ của đất nước, đường lối và chính sách đối ngoại chung của Đảng, Nhà nước. Có đủ năng lực nghiệp vụ đối ngoại chung và kiến thức đối ngoại nhân dân nói riêng; có trình độ ngoại ngữ tốt, đủ kiến thức để giao tiếp và vận động, thuyết phục, tinh thông nghiệp vụ, ngoài ra cần phải có những phẩm chất và kiến thức khác, để trở thành nhũng cán bộ đối ngoại nhân dân “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng được các yêu cầu đặc thù, sáng tạo của công tác đối ngoại này trong trong thế kỷ 21.

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác đối ngoại nhân dân “vừa hồng, vừa chuyên” theo hướng trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu với các cơ quan, đơn vị, tổ chức lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác đối ngoại nhân dân, để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết giữa học với thực tiễn. Tiến tới xây dựng chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và sau đại học về đối ngoại nhân dân

trong một số trường đại học, học viện đào tạo trọng điểm của quốc gia, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Trong các hình thức bồi dưỡng và đào tạo (dài hạn và ngắn hạn), cần chú ý rút kinh nghiệm, kịp thời tổng kết những mô hình đào tạo hay, có hiệu quả trong từng thời kỳ, để khái quát thành lý luận mới. Chủ động và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước trong hoạch định chủ trương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân.

Quan tâm đầu tư, đổi mới, hiện đại hóa các cơ sở vật chất, phương tiện làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chính quy và hiệu quả cho các cơ quan, đoàn thể chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác đối ngoại nhân dân cho phù hợp với tình hình mới của đất nước, khu vực và thế giới. Có thể nghiên cứu thành lập “Giải thưởng về công tác đối ngoại nhân dân” cho những tập thể, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước có thành tích, những đóng góp xuất sắc, tiêu biểu cho sự nghiệp đối ngoại nhân dân Việt Nam.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối của Đảng ta vào công tác đối ngoại nhân dân trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn hoạt động trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay). Bước đầu chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý đó là: Phải luôn luôn nắm vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị. Chủ động, sáng tạo, linh hoạt, nhưng vẫn giữ vững mục tiêu và những nguyên tắc hoạt động. Biết tận dụng lợi thế để phát huy vai trò, mở rộng và tạo ra được sức mạnh tổng hợp. Đặc biệt là bài học trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Tiếp tục vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động, hiệu quả và thành công tư tưởng của Người và quan điểm, đường lối của Đảng ta vào hoạt

động đối ngoại nhân dân thời kỳ hội nhập. Đồng thời chủ động đối thoại, đấu

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Trang 111)