- Năng lực giao lưu, giao tiếp.
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP
3.3.1. Biện pháp 1: Thống nhất nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính cần thiết tất yếu công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong lãnh đạo
tính cần thiết tất yếu công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong lãnh đạo nhà trường
3.3.1.1. Mục tiêu
Biện pháp này nhằm tạo ra sự nhận thức sâu sắc trong đội ngũ cán bộ và chính trong giáo viên nhà trường về vai trò và sự cần thiết tất yếu của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trên con đường phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là sau khi “Chiến lược phát triển nhà trường từ năm 2009- 2015 và tầm nhìn 2020” được phê duyệt thì nhiệm vụ này càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi nó là nền tảng cơ sở đồng thời là động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới các mặt công tác của nhà trường mà chiến lược đã đề ra đặc biệt đối với chiến lược phát triển đào tạo của nhà trường với mong muốn phát triển mạnh mẽ về qui mô đào tạo bao gồm số lượng, mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Điều đó tất yếu phải có nhận thức rõ ràng và thống nhất từ các cấp của nhà trường và của từng giáo viên để có sự thay đổi, cách thức nhìn nhận và chuyển biến trong hành động tại tất cả các khâu tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng.
3.3.1.2. Nội dung thực hiện
- Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Phổ biến sâu rộng chỉ thị 40 CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Trung ương Đảng Khoá IX việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục, quán triệt: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ giáo dục. Các cấp uỷ đảng, chính quyền và các cấp giáo dục cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ nhà giáo, cán bộ giáo dục trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ giáo dục là nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện” [1].
- Triển khai, phân công trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường bộ phận chịu trách nhiệm về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên trong tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên. Coi công tác xây dựng đội ngũ giáo viên là công tác thường xuyên và quan trọng hàng đầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
- Thường xuyên đặt ra các nhiệm vụ cụ thể, cho giáo viên tìm hiểu và góp ý trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên để tạo sự dân chủ và đồng thuận trong các chính sách về giáo viên của nhà trường, để từ đó hướng tới những hành động chung trong đội ngũ giáo viên về công tác này.
3.3.1.3. Phương hướng thực hiện
- Triển khai sâu rộng dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú cho cán bộ, giáo viên nhà trường tìm hiểu, học tập các chủ trương, đường lối nghị quyết của Đảng, nhà nước, của ngành về yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế và yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Làm cho các cấp uỷ đảng, lãnh đạo các Phòng Khoa trong nhà trường coi trọng nhiệm vụ phát triển đội ngũ là nhiệm vụ không phải của riêng Ban giám hiệu, phòng Tổ chức nhà trường mà là sự nghiệp chung của nhiều bộ phận trong việc tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.
- Lãnh đạo nhà trường và các đơn vị chức năng phải tiếp thu và sử dụng chắt lọc những ý kiến đóng góp và góp ý của cán bộ, giáo viên trong
xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ của công tác này.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện
- Ban lãnh đạo nhà trường phải là một tập thể hạt nhân đoàn kết, nhất trí và cùng nhìn về một hướng trong sự nghiệp phát triển chung của nhà trường. Có một quan điểm thống nhất trong quá trình xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường.
- Thường xuyên nắm chắc đội ngũ giáo viên nhà trường từ số lượng đến cơ cấu để từ đó có những kế hoạch vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính biện pháp để không ngừng phát triển đội ngũ giáo viên một cách có hệ thống vừa đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường cả về chiều sâu và chiều rộng. Từng bước khẳng định vị thế của nhà trường trên từng giai đoạn phát triển mà trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo ngày một cao.