Phân tích điểm mạnh – điểm yếu

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

- Năng lực giao lưu, giao tiếp.

5 Khả năng xử lý các tình huống sư

2.5.1. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu

Qua đánh giá thực trạng trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp, xác định được những điểm mạnh như sau:

- Trường có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo, có uy tín và quan hệ mật thiết với các cơ quan, các địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ cao, tâm huyết với sự nghiệp, năng động và có khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới.

- Công tác đào tạo trong những năm qua phát triển mạnh, có nhiều đổi mới, đa dạng, linh hoạt, ngành nghề đào tạo mang tính truyền thống đặc thù, chất lượng học sinh ra trường được xã hội đánh giá cao, hầu hết HSSV ra trường có việc làm ngay, nhu cầu được học tập tại trường ngày càng cao, từng bước xây dựng thương hiệu của nhà trường trong khu vực và miền Bắc. - Đã xây dựng phát triển mối quan hệ liên kết đào tạo và giao lưu bền vững với các trường ở các cấp độ đào tạo khác nhau.

- Trường có diện tích rộng, thiên nhiên ưu đãi, giao thông thuận tiện, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm, cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, khu vực đang phát triển năng động, có nhu cầu cao về nguồn nhân lực,... rất thuận lợi với việc tiếp cận thị trường lao động và thực tế sản xuất.

- Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đã được quan tâm đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia để đáp ứng với

việc tăng quy mô và đổi mới phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo, mô hình đào tạo.

Bên cạnh những điểm mạnh trên, nhà trường còn có những hạn chế, bất cập như:

- Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đã lâu, đến nay nhiều hạng mục công trình đã bị hư hỏng và xuống cấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị và phương tiện dạy học đã được trang bị theo Chương trình mục tiêu quốc gia nhưng chưa đồng bộ với việc xây dựng các phòng học dẫn tới hiệu quả khai thác về trang thiết bị dạy học phục vụ cho đào tạo còn hạn chế. - Công tác tiếp thị, tiếp cận với các bên liên quan, các khu công nghiệp, các ngành kinh tế, các địa phương và cộng đồng chưa đi vào chiều sâu, việc huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp còn rất hạn chế.

- Nguồn lực tài chính còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy còn yếu về ngoại ngữ, còn chậm trong việc đổi mới và ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới. Cơ cấu giáo viên về chuyên môn, giới tính còn chưa hài hoà. Một số cán bộ còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...

- Hiện nay do yêu cầu phát triển nhiều mặt của đội ngũ giáo viên nên hàng năm nhà trường còn cử nhiều giáo viên đi tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt học vị thạc sỹ, tiến sỹ và các chứng chỉ chuyên ngành khác nên đã tạo ra sự thiếu hụt về giáo viên trong giảng dạy. - Chương trình đào tạo của trường chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của xã hội, chưa có chương trình đào tạo tiên tiến.

- Các hoạt động dịch vụ của trường chưa phát triển, các hoạt động hỗ trợ cần thiết về đời sống tinh thần cho HSSV còn ít.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)