Đánh giá tác động chung, cạnh tranh và tác động chéo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

- Năng lực giao lưu, giao tiếp.

2.2.2.Đánh giá tác động chung, cạnh tranh và tác động chéo

Qui mô đào tạo các năm học

2.2.2.Đánh giá tác động chung, cạnh tranh và tác động chéo

2.2.2.1. Đánh giá tác động chung

Thực hiện Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc qui hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2002-2010, hiện nay hệ thống dạy nghề đang thực hiện đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề với 2 cấp trình độ đào tạo là dài hạn và ngắn hạn sang hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ đào tạo là Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề, coi trọng dạy nghề trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về sở hữu và loại hình đào tạo; tính đến tháng 8/2008 cả nước đã có 80 trường Cao đẳng nghề, 240 trường Trung cấp nghề ngoài ra còn gần 40 trường Dạy nghề chưa chuyển đổi sang trường Trung cấp nghề và gần 700 Trung tâm Dạy nghề. Trong số đó có 53 trường Dạy nghề tư thục gồm 9 trường Cao đẳng nghề và 44 trường Trung cấp nghề và đã phát triển được hơn 1000 cơ sở dạy nghề khác tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất [13]. Mạng lưới này đã phát triển theo quy hoạch, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố giữa các vùng, các ngành. Mặt khác, nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, người

nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn... nên đã tạo cơ hội cho nhiều người được học nghề và góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Quy mô dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, luôn đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13,4% năm 2001 lên khoảng 24,5% năm 2007 [13]. Tuy nhiên quy mô dạy nghề dài hạn vẫn còn thấp so với tổng số lao động được đào tạo nghề, thiếu lao động có trình độ cao cho các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động.

Cơ cấu dạy nghề đã được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Về mặt đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, đang tiếp tục phát triển các mô hình dạy nghề mang tính năng động, linh hoạt, gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng kích cầu của thị trường lao động để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương.

Dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn đã được thí điểm dưới nhiều hình thức, mỗi năm có khoảng 300.000 lao động nông thôn được học nghề, các mô hình dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ… cũng đang phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội [13].

Các điều kiện đảm bảo chất lượng cho dạy nghề đã được tăng cường như: Đội ngũ giáo viên dạy nghề đến nay đã có sự phát triển nhất định với giai đoạn trước về số lượng và chất lượng nhưng so với yêu cầu thực tiễn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, nhất là các trường Dạy nghề ở địa phương, các trường tư thục, các Trung tâm Dạy nghề. Đặc biệt đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, các nghệ nhân tham gia dạy nghề còn ít.

Đại bộ phận cán bộ các trường Dạy nghề và Trung tâm Dạy nghề về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, có kinh nghiệm trong công tác đào tạo nhưng nhìn chung năng lực còn hạn chế.

Chương trình dạy nghề đã và đang được xây dựng theo phương pháp tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất, song tiến độ thực hiện phát triển chương trình còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cơ bản đã được đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học, tuy nhiên trang thiết bị dạy nghề của nhiều cơ sở, nhất là các Trung tâm Dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu, mới chỉ có khoảng 20% cơ sở dạy nghề có thiết bị mới ở mức công nghệ khá, tiên tiến còn lại phần lớn trang thiết bị mới chỉ đáp ứng ở khâu thực hành cơ bản[13].

Việc triển khai xây dựng các trường chất lượng cao, trường đạt trình độ tiên tiến của khu vực còn chậm, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa sát với nhu cầu thị trường lao động; qui mô đào tạo nghề nhất là qui mô đào tạo nghề dài hạn còn nhỏ so với nhu cầu, tỷ lệ qua đào tạo nghề còn thấp; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn hạn chế, chưa huy động tốt khả năng tham gia, phối hợp của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh, của thị trường lao động do đó chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế thế giới.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế trên là do nhận thức chung về dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, nên quy hoạch và đầu tư cho dạy nghề chưa đúng tầm. Luật pháp, cơ chế chính sách về dạy nghề trong một thời gian dài còn thiếu và chưa kịp thời, chậm được sửa đổi nên những năm qua dạy nghề không phát triển và ở trình độ thấp. Hệ thống tổ chức về đào tạo nghề chưa đáp được với yêu cầu phát triển của sự nghiệp dạy nghề. Tốc độ tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề còn thấp, chưa tương xứng với tốc độ tăng chỉ tiêu đào tạo. Mặt khác, mức thu học phí ở các cơ sở đào tạo nghề công lập được qui định từ năm 1998, đến nay không còn phù hợp nhưng vẫn chưa được sửa đổi, do đó

kinh phí của các cơ sở đào tạo không đủ bù đắp chi phí cho hoạt động trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Nhìn chung, trong những năm qua công tác đào tạo nghề ở nước ta đã từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Mặt khác, công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Vì vậy, hệ thống dạy nghề nói chung và các trường dạy nghề nói riêng cần được đổi mới và phát triển một cách mạnh mẽ để có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong nước và xuất khẩu lao động.

2.2.2.2. Cạnh tranh và tác động chéo

Từ các phân tích ở trên về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, toàn cầu hoá, hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, nhu cầu đào tạo, thị trường lao động... các nhân tố tác động chung cần quan tâm trong sự nghiệp GD&ĐT là:

- Hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều thay đổi, đòi hỏi tiếp tục phải đổi mới trong lĩnh vực GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cần phải đổi mới chương trình và hoạt động đào tạo, đổi mới phương pháp đánh giá và hình thức thi kiểm tra... tiến tới đưa kiểm định chất lượng trường trở thành một khâu trong nhà nước về dạy nghề.

- Định hướng CNH-HĐH và phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội phải được phát triển, mặt khác sự phát triển về khoa học và công nghệ, phát triển các lĩnh vực kinh tế... tạo nhiều cơ hội để phát triển GD&ĐT.

- Hệ thống dạy nghề phát triển mạnh mẽ đã tạo ra tính cạnh tranh ngày càng cao trong nước và quốc tế đối với người học, đội ngũ giáo viên, nhân sự và bộ máy, các nguồn lực, các quan hệ đối tác, chương trình đào

tạo.... Hệ thống dạy nghề cũng đã bộc lộ sự phân hoá về chất lượng, nhưng tất cả đều hướng tới tăng cường và nâng cao chất lượng nhằm từng bước tiếp cận với trình độ của khu vực và hội nhập quốc tế.

- Trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT có hệ thống trường từ Trung cấp nghề đến các trường Đại học với số lượng gần 40 trường, trong đó hàng chục trường có cấp đào tạo, ngành nghề đào tạo, qui mô đào tạo tương đương nhau đã tạo ra tính cạnh tranh ngày càng cao hướng tới nâng cao chất lượng và phát triển. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các trường đào tạo nghề cũng đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ trên tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt là cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng và phát triển ảnh hưởng của mỗi trường với địa phương và xã hội. Từ những nội dung như phân tích ở trên đặt cho các trường những cơ hội và thách thức mới.

- Marketting giáo dục không còn là vấn đề mới vì sự chuyển đổi và đa dạng hoá các loại hình tự điều hành trong các trường học trên thế giới đã trở nên phổ biến. Điều đó chỉ rõ rằng, nó đã được nâng cao tầm quan trọng của việc cải tổ và tái thiết lại giáo dục, điều mà đã diễn ra ở nhiều quốc gia trong suốt những năm cuối của thế kỷ XX. Kết quả là Marketting đã được thừa nhận và là hoạt động nổi bật trong lãnh đạo ở trường học. Để chiến lược phát triển trường có tính khả thi thì việc nghiên cứu lý thuyết và khoa học thực tiễn của marketing về phân tích các yếu tố cạnh tranh trong thị trường đào tạo là rất cần thiết, đặc biệt là môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, đối thủ, đối tác, khách hàng… là không thể không nghiên cứu.

- Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp là một trường đào tạo nghề thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng không nằm ngoài tình trạng chung của các cơ sở đào tạo nghề trong toàn quốc. Mặc dù đã có những bước đi tích cực trên nhiều mặt, song với mong muốn và khát vọng trở thành một trường hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo nghề nên còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra nhất là trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển nhà trường đã được phê duyệt.

- Với mong muốn đó, việc xác định những việc cần thiết trước mắt, từng bước đổi mới hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng học sinh – sinh viên khi ra trường đang trở thành một nhu cầu bức thiết. Trong nhiều hoạt động thực hiện chiến lược phát triển trường, nhà trường luôn xác định vị trí vai trò của đội ngũ giáo viên nhà trường là khâu then chốt để đạt được mục tiêu đề ra, coi đó là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết không chỉ cho trước mắt mà còn phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu dài của nhà trường. Nhận thức rõ điều đó nhà trường đặt công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay là khâu đột phá trong các công tác đã đặt ra bên cạnh hàng loạt các nhiệm vụ khác cùng triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)