Phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

- Năng lực giao lưu, giao tiếp.

2.2.1.Phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội trong bối cảnh hiện nay

Qui mô đào tạo các năm học

2.2.1.Phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội trong bối cảnh hiện nay

2.2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, tạo cơ hội phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất bình đẳng, khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển. Cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, kỹ thuật - công nghệ ngày càng quyết liệt; lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của AFTA và WTO nên cạnh tranh về lao động không chỉ diễn ra ở thị trường khu vực và thế giới mà còn diễn ra ngay ở thị trường lao động trong nước. Đây là thách thức lớn đối với dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển với tốc độ nhanh và có bước nhảy vọt, đưa thế giới chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin và phát triển kinh tế tri thức, từ đó tác động sâu rộng đến đời sống và tinh thần của xã hội. Với việc sử dụng ngày càng nhiều kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, nhiều ngành nghề mới sẽ ra đời đòi hỏi dạy nghề phải thường xuyên bổ sung, cập nhật, hoàn thiện các chương trình dạy nghề và xây dựng các chương trình mới để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp làm việc với kỹ thuật, công nghệ mới đó.

GD&ĐT được coi là nền tảng vững chắc để đưa nhân loại tiến lên, là vấn đề sống còn của các quốc gia. Vì thế GD&ĐT cần được ưu tiên tuyệt đối trong mọi điều kiện, ngân sách để góp phần nâng cao khả năng sáng tạo của con người.

Hiện nay, các trường dạy nghề trong khu vực đang đổi mới về hình thức, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo một cách mạnh mẽ; đa dạng hoá đào tạo, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, thực hiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động.

2.2.1.2. Bối cảnh trong nước

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH-HĐH. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng phát triển. Đầu tư trong nước và quốc tế thời gian qua và dự báo trong thời gian tới ngày càng tăng. Kỹ thuật, công nghiệp mới được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, đòi hỏi nguồn nhân lực phải tăng về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ đào tạo.

Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở nước ta còn thấp, khoảng 24,5% năm 2007 chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động, nhất là lao động kỹ thuật có trình độ cao, đây là một trong những

thách thức lớn để phát triển nền kinh tế nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo dự báo về dân số và số người đang trong độ tuổi lao động đến năm 2020 của Uỷ ban Dân số và KHHGĐ thì mức tăng số lượng tuyệt đối dân số trong tuổi lao động sẽ giảm dần trong giai đoạn 2011-2020 do tỷ lệ sinh giảm nhanh trong những năm 1985-1995. Như vậy sức ép về tạo việc làm cho số lao động mới tăng thêm sẽ giảm dần, nhưng sức ép về lao động có trình độ và chất lượng cao vẫn tiếp tục tăng lên.

Từ nay đến năm 2020, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp. Theo dự báo thì lao động nông, lâm, ngư nghiệp sẽ giảm từ 56,8% (năm 2005) xuống còn 30% vào năm 2020 [8]. Do đó nhu cầu về đào tạo cho người lao động để họ chuyển đổi nghề nông, lâm, ngư nghiệp sẽ rất lớn. Hàng năm số lao động trong khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ khoảng một triệu người, số lao động này phải được đào tạo để làm ngành nghề phi nông nghiệp. Nếu không chuyển dịch được số lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ thì không thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế hội nhập, nếu chúng ta không dịch chuyển cơ cấu lao động kịp thời theo hướng CNH-HĐH thì ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình trạng kém phát triển, nghèo đói và bất bình đẳng vẫn không được giải quyết. Nếu chúng ta không đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp thì lao động các nước khác sẽ đến làm việc ở Việt Nam trong khi lao động Việt Nam không tìm được việc làm, đó cũng là nghịch lý và là thách thức lớn đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nói chung và dạy nghề nói riêng.

CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế phải có đủ lực lượng lao động kỹ thuật chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như: Tin học, tự động hoá, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu..., đòi hỏi lao động qua đào tạo trên 70%, trong đó trên 35% [8]. Có trình độ trung cấp trở lên, có như vậy các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Như vậy, bối cảnh trong nước và quốc tế đều đòi hỏi phải đổi mới và phát triển dạy nghề để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xuất khẩu lao động và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)