- Năng lực giao lưu, giao tiếp.
1. .3 3 3 3 CC ơc cấ ấu uđ độ ội in ng gũ ũg gi iá áo ov vi iê ên n
ĐẶC TRƢNG CỦA ĐỘI NGŨ CHẤT
ngành giáo dục với môi trường lao động sư phạm.
- Tuy nhiên nói đến nguồn nhân lực giáo dục phải đề cập đến đội ngũ nhà giáo, lực lượng sư phạm chủ yếu trong hệ thống giáo dục quốc dân là các cán bộ giáo dục và giáo viên, giảng viên.
- Trong xã hội, để việc hình thành nhân cách cho các thế hệ kế tiếp sau. Quan điểm của Đảng, của Bác Hồ coi nhân cách là một chủ thể xã hội có ý thức trong hoạt động và giao tiếp xã hội.
ĐẶC TRƢNG CỦA ĐỘI NGŨ CHẤT CHẤT LƢỢNG CỦA ĐỘI NGŨ SỐ LƢỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CƠ CẤU CỦA ĐỘI NGŨ Trình độ đào tạo Sự hài hoà giữa các yếu tố Cơ cấu về chuyên môn Cơ cấu về trình độ Cơ cấu về lứa tuổi Cơ cấu về giới tính
- Theo Phạm Minh Hạc "Con người với tư cách là tột đỉnh tiến hoá của thế giới sinh vật và tiếp tục phát triển con người thành cá thể rồi cá nhân và nhân cách. Khi con người là đại diện của loài ta gọi là cá thể. Với tư cách thành viên xã hội ta gọi là cá nhân như là thực thể độc lập và khi nó có đủ khả năng để trở thành chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi, con người trở thành nhân cách".
- K.K Platonop quan niệm "Nhân cách một con người với tư cách là tồn tại có ý thức, có lý trí, có ngôn ngữ và năng lực hoạt động, lao động. Nhân cách không tồn tại bên ngoài xã hội, bởi vì chỉ có trong xã hội, trong tập thể, mỗi con người mới được hình thành như là một nhân cách và được thể hiện trong việc tiếp xúc với những người khác. Nói một cách ngắn gọn, nhân cách, đó là một con người có tư cách là một vật (chủ thể) mang ý thức". Ông còn nhấn mạnh " con người và nhân cách, khác với con vật ở chỗ họ có ý thức. Mọi thuộc tính và đặc điểm của nhân cách con người, do các tư chất bẩm sinh quy định, đều được thể hiện và hình thành trong hoạt động của họ. Đồng thời hoạt động của con người lại phụ thuộc vào các đặc điểm và thuộc tính nhân cách của họ"… Học thuyết về sự thống nhất giữa nhân cách và hoạt động của nó là tư tưởng cơ bản của tâm lý học Xô Viết, và chỉ có trên cơ sở của sự thống nhất đó mới có thể nghiên cứu có kết quả những mặt khác nhau của nhân cách". Theo quan điểm này K.K Platonop rất phù hợp với quan niệm "Cấu trúc nhân cách hai thành phần" của người Việt Nam chúng ta thường dùng đó là "Tâm" và "Tài". Hay theo Hồ Chí Minh "Đức" và "Tài", phẩm chất và năng lực. (cụm từ này có rất nhiều trong các văn bản của Đảng, Nhà Nước).
- Như vậy quá trình hướng nghiệp, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đánh giá lao động sư phạm ở các cấp trình độ với tư cách là nhân cách nhà giáo của xã hội Việt Nam trong điều kiện lịch sử của thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Với quan điểm này của cán bộ Đảng việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên dạy nghề nói riêng chính là cơ sở, là điều kiện của việc
tạo ra những "máy cái" để sản sinh ra những "máy con" hay nói đúng hơn đó là cách rèn đúc ra những "Khuôn mẫu tinh xảo, chuẩn mực, ưu việt" để từ đó làm cơ sở cho việc tạo ra hàng loạt những sản phẩm có giá trị về mặt xã hội tiêu chuẩn về Pháp luật, chuẩn mực về quy phạm đạo đức.
- Nhà giáo là những người luôn có lý tưởng, hoài bão nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và mong muốn giáo dục, đào tạo ra những con người đáp ứng mong đợi của xã hội. Nhà giáo là những người có khả năng hội đủ các yếu tố như:
+ Năng lực hiểu học sinh.
+ Trí thức và tầm hiểu biết của nhà giáo + Năng lực chế biến tài liệu học tập + Năng lực dạy học
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực giao tiếp sư phạm
+ Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục + Năng lực nghiên cứu khoa học
- Nhà giáo có vị thế và vai trò trong xã hội đó là:
+ Vị thế của nhà giáo trong giáo dục truyền thống + Vị thế của nhà giáo trong xã hội hiện đại
+ Vai trò xã hội của nhà giáo + Vai trò nhà chuyên môn + Vai trò nhà giáo dục + Vai trò người tổ chức + Vai trò người cố vấn
- Phát triển đội ngũ giáo viên còn bao hàm cả phát triển số lượng, phát triển khả năng chuyên môn. Khả năng về sư phạm, khả năng nắm bắt những tâm tư tình cảm của học sinh để kịp thời phát huy vai trò nhà giáo dục, nhà tổ chức và người cố vấn.
- Ở các cơ sở đào tạo nghề nói chung, ở trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp nói riêng, có được đông đảo giáo viên giỏi ở tay nghề, thành thục phương pháp giảng dạy, có đủ phẩm chất và tiêu chuẩn của nhà giáo đó chính là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Không ai khác chính là đội ngũ giáo viên mới có khả năng nâng cao chất lượng trong GD&ĐT, trong hướng nghiệp và dạy nghề mới giúp cho học sinh thân yêu của mình biết yêu nghề, biết phát huy năng lực và sức mạnh nội sinh của mình. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề.