Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

- Năng lực giao lưu, giao tiếp.

1. .3 3 3 3 CC ơc cấ ấu uđ độ ội in ng gũ ũg gi iá áo ov vi iê ên n

2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp

2.1. Khái quát chung về trƣờng Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp

2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp nghề Cơ khí Nông nghiệp

Tên tiếng Việt: Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp

Tên tiếng Anh: The Vocational College of Agricultural Mechanics Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), tiền thân là Trường Máy kéo Hà Trung thành lập năm 1960 tại Hà Trung - Thanh Hoá. Tháng 8 năm 1965 Trường chuyển đến xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4 năm 1966 đổi tên thành Trường Trung học Cơ khí nông trường, đến tháng 08 năm 1972 đổi tên thành Trường Công nhân Cơ khí nông nghiệp I Trung Ương.

Tháng 01 năm 2007 Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Công nhân Cơ khí nông nghiệp I Trung Ương theo quyết định số 77/QĐ-BLĐTB-XH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày 12/01/2007 và quyết định số 197/QĐ- BNN-TCCB ngày 24/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp. Trường có nhiệm vụ:

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn và các ngành kinh tế khác.

- Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề theo qui định.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.

- Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.

- Liên kết và hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước để kết hợp đào tạo với sản xuất, tăng nguồn thu cho nhà trường.

- Tổ chức, viên chức và tài sản của trường theo phân cấp của Bộ và quy định của Nhà nước.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đang được phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt. Đào tạo nghề kết hợp chặt chẽ với sản xuất, tạo việc làm trong nước và xuất khẩu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng lao động. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các trường chất lượng cao, trường đạt trình độ tiên tiến của khu vực còn chậm, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa sát với nhu cầu thị trường lao động, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn hạn chế, chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Với nhiệm vụ được giao, nhà trường đang phải từng bước tự đổi mới toàn diện để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, trường đã tiến hành xây dựng “Chiến lược phát triển của trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn 2020” một cách toàn diện, khoa học, logic, khả thi cao và hướng tới hội nhập quốc tế và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn phê duyệt theo Quyết định số 483/QĐ-BNV-TCCB ngày 26 tháng 2 năm 2009.

Bản Chiến lược phát triển nhà trường được xây dựng trên các văn bản pháp lý như: Luật Giáo dục năm 2005; Luật Dạy nghề năm 2006; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Điều lệ trường Cao đẳng nghề của Bộ Lao động thương binh và Xã hội; Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2007-2010 định hướng đến năm 2020; Đề án sắp xếp các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT theo Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2006 và nhiều văn bản khác…

Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp đang trong giai đoạn chuyển mình và vươn lên trong bối cảnh nền GD&ĐT nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng ở các nước trong khu vực đã phát triển đến trình độ cao, Việt Nam đang đổi mới để vươn lên, tránh nguy cơ tụt hậu.

Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp trải qua quá trình phát triển gần nửa thế kỷ, đã xây dựng được truyền thống quý báu và đội ngũ giáo viên có trình độ và kinh nghiệm nghề nghiệp, giàu tâm huyết. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của trường hiện còn thiếu và chưa đồng bộ, cần được quan tâm đầu tư để đáp ứng với nhiệm vụ mới. Sự phát triển của nhà trường được xây dựng trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển, phân tích để nhận thức rõ bối cảnh và môi trường bên ngoài, dự báo nhu cầu phát triển trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất các mục tiêu chiến lược. Đặc biệt trong chiến lược phát triển nhà trường phân định rõ thời gian thực hiện chiến lược là giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó kế hoạch 2008-2011 là giai đoạn chuyển đổi đóng một vai trò rất quan trọng.

Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp lấy việc đào tạo con người với kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tiên tiến làm nhiệm vụ trọng tâm, đó cũng là yếu tố then chốt trong quá trình thực hiện để đảm bảo sự thành công của sự phát triển nhà trường trong tương lai.

Trong định hướng chiến lược phát triển nhà trường đã chỉ ra sự định hướng tương lai và các vấn đề cần ưu tiên; dự báo những khó khăn sẽ gặp phải và các ứng phó có hiệu quả với sự thay đổi nhanh của mọi tình huống; giúp cho việc nâng cao chất lượng nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ và phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường, xây dựng tính chuyên nghiệp trong nhà trường; nâng cao tinh thần hợp tác với các tổ chức bên ngoài và củng cố mối quan hệ với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)