6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2 Biểu tượng vầng trăng
Trăng tự xa xưa đã được coi là biểu tượng của cái đẹp, của sự viêm mãn. Trăng đi vào thơ của các thi nhân không chỉ ở vẻ đẹp vốn có mà có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Trăng gợi nhớ, gợi thương. Kẻ tha phương nhìn trăng mà nhớ cố hương, kẻ ưu tư nhìn trăng để tìm người chia sẻ. Trăng đối với nhiều nhà thơ như một ám ảnh cả đời thơ. Lý Bạch là người rất yêu trăng. Cái chết của nhà thơ còn lưu truyền trong dân gian đẹp như một huyền thoại gắn với trăng. Đó là một buổi tối, Lý Bạch chơi thuyền trên sông Thái Bạch, trong khi say rượu thấy bóng trăng ở lòng sông, ông nhảy xuống để vớt trăng mà chết đuối. Người đời sau còn dựng một cái đài tưởng niệm ở đó gọi là “Tróc nguyệt đài” (Đài vớt trăng). Nguyễn Quang Thiều cũng là một thi nhân yêu mến vẻ đẹp của ánh trăng. Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn trong bài: Trốn lo âu về lại cánh đồng đã đưa ra một nhận xét về thế giới thiên nhiên cỏ - trăng trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Quang Thiều: “Thiều đã dựng lên một thế giới thơ bàng bạc phiếm thần luận, ở đó cỏ dại là thức ăn và ánh trăng là không khí nuôi sống những con người và những sinh vật đang chạy trốn sa mạc văn minh mênh mông của văn minh vật chất” [71].
Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, trăng hiện lên như một nguồn sống, một bầu sữa chung cho cả nhân loại, cho cả con người và thú vật. Đó là hình ảnh: “Những chiếc lá non mạ bạc đang múc từng thìa trăng”, “những
con gián khát thèm dưới trăng”, “những con chó ngửa mặt tru trăng”,
những con sâu liếm trăng, những con ốc sên di cư thầm lặng dưới trăng, những đứa trẻ đang liếm trăng trên vòm lá trong giấc mơ của chúng...
“Trăng trở thành cái mẫu số chung mơ mộng của đất trời, chia sẻ với tất cả mọi người, cho con sâu, con gián. Người đàn bà góa và cho thi sĩ. Người và vật sống chung trong trăng, trong bí mật và bầu bạn giữa cõi hỗn mang thi vị và mộng mơ”. Dưới ánh trăng, tất cả sự vật, con người hiện lên trần trụi, nguyên sơ trước một vẻ đẹp diễm lệ. Và tất cả sự vật ấy đều diễn ra một quá trình thanh lọc, tẩy rửa, hồi sinh dưới trăng. Anh viết:
Đã tràn bậc cửa rồi
Những chiếc lá non mạ bạc Đang múc từng thìa trăng... ... Em đã đến trước trăng
Em chỉ thở được trong khoảng đục của thời gian không gian ... Đã tràn qua bên kia
Những bầu vú tươi non trợ lại
Những hơi thở được đốt nóng trở lại... (Dưới trăng và một bậc cửa)
Trong truyện ngắn, ánh trăng của Nguyễn Quang Thiều hiện lên như một huyền thoại, lung linh ngời sáng, đài các lộng lẫy giữa trời nước mênh mông, giữa những con người làng Chùa có tâm hồn bay bổng đầy yêu thương. Không gian làng quê thơ mộng hơn khi có ánh trăng xuất hiện.
“Trăng muộn đổ ánh sáng lành lạnh. Những cây thông non mới len ngang đầu người túa những chùm lá dưới trăng như những chùm kim thâu”
(Ngựa trắng) [61, tr. 156]. Cảnh vật vào những đêm trăng lung linh hơn, huyền ảo hơn. “Vào những đêm trăng mùa hạ, cô (Chinh) thích thả mình xuống dòng sông. Cô bơi mềm mại như một nàng tiên cá trong truyện cổ.
Đây đây có những đàn cá lạ lấp lánh trăng xuyên qua mặt nước bơi theo cô. Thỉnh thoảng cô co người lại, hai tay ôm bó gối để cho cơ thể tuổi dậy thì lóng lánh như giọt thuỷ lắng dần xuống đáy sông” (Mùa hoa cải bên sông) [61, tr 32]. Hình ảnh đêm trăng còn gợi cho người đọc nhớ đến những câu chuyện dân gian từ ngàn xưa như Trương Chi - Mị Nương. Chàng Trương Chi khi xưa vào những đêm trăng thường gác mái chèo cho thuyền trôi theo dòng và cất tiếng hát. Những lúc ấy, tiếng hát của chàng như từ trăng vọng xuống.
Nhắc đến ánh trăng là nhắc đến một gam màu không thể thiếu được để tô điểm cho bức tranh quê thêm phần sinh động. Ánh trăng lan toả cùng mùi hương của những thứ “hương đồng gió nội” làm cho không gian làng quê thật nên thơ. Hơn nữa ánh trăng còn tôn lên vẻ đẹp của con người. Dưới ánh trăng, Chinh hiện lên với một vẻ đẹp thật lạ lùng khiến cho chàng trai phải tự hỏi: “Sao trong đêm trăng tĩnh lặng trên bãi sông ở một làng quê hẻo lánh lại xuất hiện một cô gái đẹp như thế? Chợt những làn mây mỏng tan đi. Ánh trăng trong veo đổ tràn trên gương mặt cô… Chiếc áo tối màu và vầng trăng làm ngời lên bàn tay, cái cổ thon và gương mặt đẹp… Chàng trai hồi hộp lướt nhanh cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở”
(Mùa hoa cải bên sông) [61, tr. 36]. Một lúc sau Thao mới nhận ra mái tóc như thiên thần của cô: “Có lẽ mái tóc ấy đã từ vầng trăng chảy xuống”
[61, tr. 37]. Còn trong truyện Chạy trốn khỏi vầng trăng, nhân vật tôi - đồng thời là người kể chuyện - nhớ về một đêm trăng hai năm về trước:
“Đêm ấy trăng sáng quá. Ánh trăng rời rợi soi rõ từng chiếc gân lá xanh mỡ màng. Trên cành duối nhỏ một con thằn lằn nằm thiêm thiếp dưới trăng, lớp vảy trên lưng nó lóng lánh như một dòng thuỷ ngân. Đêm ấy trăng sáng lạ lùng. Khi đến đầu ngõ thì một làn gió mỏng trong trăng
thoảng về…Trăng đưa hương nấm bưởi đến với tôi. Hai cánh tay trần của em như tạc bằng hai mảnh trăng mười sáu. Em mỉm cười nhìn tôi. Hàm răng của em như cũng làm bằng mảnh trăng ấy… Giọng em nói nhỏ lắm, tưởng như không có trăng thì tôi không nghe được… Còn đôi mắt em trong đêm như khoảng tối của vầng trăng khuyết” [61, tr. 361]. Trong không gian kỳ ảo ánh trăng, cảnh vật hiện lên thật lung linh, huyền ảo, con người cũng ngời sáng như những thiên thần.
Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều ánh trăng không chỉ làm nền để con người xuất hiện mà còn là tác nhân của tình cảm. Trong truyện
Mùa hoa cải bên sông ánh trăng đã dẫn đường để Thao gặp được Chinh. Giữa khung cảnh thần tiên của một đêm trăng vắng lặng nơi làng quê bình dị, hai con người ấy đã đến với nhau. Họ đứng nhìn nhau trong ánh sáng mờ mờ của trăng bị mây mỏng che khuất. Thao đã chọn đêm trăng để bày tỏ tình yêu của mình - một tình yêu trong trắng, nguyên sơ và trọn vẹn. Lúc này ánh trăng là chứng nhận cho hai tâm trạng, hai dòng đời. Sơn và cô gái trong truyện Người nhìn thấy mặt trăng đến với nhau được là nhờ ánh trăng. Sơn bị hỏng mắt từ ba năm nay - ba năm anh sống trong bóng tối. Nhưng qua câu nói của các cô gái đi làm đồng về “đêm nay có trăng” [61, tr. 259] làm Sơn chợt tỉnh. Câu nói đó như một tiếng gọi, như một sự thôi thúc dẫn anh đến một hành động táo bạo đối với người khiếm thị: tắm sông vào ban đêm. Chính ở đây, Sơn đã gặp một cô gái cũng đi tắm sông. Đêm ấy, anh được nghe cô gái kể về vầng trăng: “Bầu trời mênh mang. Trăng như đang trôi miên man, và hình như có những âm thanh như tiếng chuông bạc, chuông vàng mỏng tang đang trôi bất tận không bến bờ. Sông như không còn đôi bờ đất nữa. Nước sông dâng ngập cả đất trời hay đó là ánh trăng chảy giàn giụa xoá đi mọi giới hạn. Những lá cỏ bên sông kia kìa. Chúng đang hắt những tia sáng trong vắt, và xa nữa một chút là những
vòm cây như những vòm ánh sáng xanh mỡ màng và run rẩy. Và xa hơn nữa, xa nữa những dải mây mỏng ánh bạc, run rẩy và mơ hồ như đang trôi về xứ sở của thần thoại. Và lại gần, lại gần, dòng sông như một dòng ánh sáng chói loà. Và trong dòng nước ấy có những con cá làm bằng pha lê…”
[61, tr. 261 - 262]. Trăng trong cảm nhận của cô gái thật là đẹp và thơ mộng. Điều đặc biệt, cô gái này bị mù từ nhỏ, cô chưa một lần nhìn thấy ánh sáng, đặc biệt là ánh trăng. Tuy vậy cô vẫn cảm nhận về ánh trăng thật sinh động và gợi cảm.Cô đã tưởng tượng, hình dung và say sưa kể về ánh trăng với ngập tràn cảm xúc và suy tư. Trăng đã đánh thức cảm nhận tinh tế của con người. Cảm nhận ấy đã đưa lại những trang viết về trăng rất thi vị và độc đáo. Đây chính là nơi chất thơ của truyện ngắn có sức lan toả, thấm sâu vào tâm thức người đọc. Có thể nói rằng, đến với truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, ta không chỉ bắt gặp vầng trăng thực mà còn cảm nhận được vầng trăng trong tâm tưởng, nó đánh vào cảm xúc, thức dậy những rung động sâu xa trong lòng người đọc.
Vầng trăng cũng là một biểu tượng biểu hiện thời gian. Những đêm trăng là thời điểm để các chàng trai, cô gái hẹn hò, gặp gỡ. Trong truyện
Người đàn bà tóc trắng, Mô đã hẹn gặp Gừng vào lúc trăng lên. “Đêm ấy trăng sáng lắm. Ánh trăng chui qua khe cửa gỗ cũ hắt vào nơi Gừng nằm… Đêm càng trôi trăng càng sáng” [61, tr. 94]. Ánh trăng thôi thúc giục giã khiến cô không thể nằm yên được nữa. Cô quyết định ra góc vườn để gặp Mô. Khi ở trong vòng tay của Mô, tựa vào lòng Mô, cô chợt nhận thấy trăng thật đẹp. Đối với cô, đêm ấy là một đêm trăng thật hạnh phúc, thật sự viên mãn và tràn đầy. Cô thấy ánh trăng đêm như một dòng nước đang tan chảy trên da thịt. Hơn nữa, đêm trăng ấy đã làm thay đổi cuộc đời của cô. Từ đây, Gừng thoát khỏi cảnh “ăn nhờ ở đậu” để đến với một cuộc đời hạnh phúc.
Trong cuộc đời mỗi con người có rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Nhiều khi chính đêm trăng đã đóng vai trò ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ đó. Đối với gia đình ông Lư trong Mùa hoa cải ven sông thì “khi vầng trăng cuối tháng hiện lên ven chân trời thì chiếc thuyền từ bãi Yên trở về làng Chùa” [61, tr. 31] là thời điểm đáng nhớ nhất, thiêng liêng nhất. Bởi đây là ngày cả gia đình ông nghỉ làm để đến bãi Yên sửa sang ngôi mộ cho người vợ quá cố của ông. Trong truyện Người thổi kèn lá dứa, nhân vật xưng “tôi” vẫn nhớ mãi ngày chia tay với chị Ty. Bởi “đêm chị rời làng tôi ra đi là một đêm trăng” [61, tr. 331]. Đó là một đêm mùa hạ đầy gió.
“Tôi đâu có biết rằng, đêm chia tay ấy là đêm đầu tiên và cũng là đêm cuối cùng tôi thực sự có chị” [61, tr. 332]. Còn chàng trai trong truyện Gương mặt thứ ba luôn ám ảnh về mùa trăng năm 1974: “Năm ấy hình như trăng sáng suốt cả ba tháng hè. Những đêm trăng sáng anh ngồi kèm bé Xuyến học ngoài sân rồi ngủ lại trên chiếc phản gỗ bên cửa sổ… Ánh trăng hắt qua cửa sổ đổ sáng trên cơ thể anh. Ánh trăng tạo những đường gờ trên cơ thể chàng trai mười bảy tuổi… Đồng thời làm cho cơ bắp cậu nổi rõ hơn…” [62, tr. 211]. Thế rồi đêm trăng của mùa hè năm ấy cứ hiện lên trong ký ức anh một màu tối sầm sập. Anh day dứt, dày vò và cuối cùng anh chọn sự ra đi mà không biết mình có trở về nữa hay không. Còn ông Miêng trong truyện Lời hứa của thời gian lại ký ức về một đêm trăng đầy đau thương và mất mát trong chiến tranh:“Đêm ấy, trời đầy sao… và trong ánh sáng mờ của sao và vầng trăng đầu tháng ông nhận ra đồng đội ông đang nằm như ngủ bình yên trên đỉnh đồi” [61, tr. 315 - 316]. Cả tiểu đội của ông chiến đấu anh dũng và đã hy sinh. Họ trở về đất với mẹ thật thanh thản dưới ánh sáng của vầng trăng. Đêm trăng ấy thôi thúc ông trồng thông phủ kín cả khu đồi. Những đêm trăng sáng ông thường ngồi im lặng nhìn đỉnh đồi. Mây lững lờ bay qua đỉnh đồi trong ánh trăng non. Những đêm
như thế ông nghe tiếng đồng đội gọi mình. Ở đây ta bắt gặp sự trỗi dậy kỳ diệu của một sức sống bất diệt đã chiến thắng sự chết chóc, ảm đạm. Ánh trăng sáng cũng chính là ánh sáng của niềm tin, của hy vọng, của sự mong mỏi chờ đợi vào một tương lai tốt đẹp hơn. Hơn nữa đó còn là ánh sáng của tình thương, tình đồng đội cao cả, thiêng liêng.
Vầng trăng ký ức thật sự sống động trong truyện Chạy trốn khỏi vầng trăng qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi - đồng thời cũng là người kể chuyện. Trong truyện ngắn này hình ảnh đêm trăng được lặp lại nhiều lần như một sự mờ ảo xa xôi. Mạch truyện được viết theo dòng cảm xúc về ánh trăng của nhân vật tôi.“Đêm ấy tôi đã ngửa mặt nhìn trăng. Ánh trăng chảy giàn giụa trên mặt tôi” [61, tr. 361]. Đêm trăng ấy khởi đầu cho mọi hạnh phúc và khổ đau. Ánh trăng như xoá đi mọi mặc cảm tội lỗi và giới hạn. Nó còn là cho con người sống thực với lòng mình. Đêm trăng ấy đã rũ sạch bụi bặm trên trái đất, nó còn xoá hết mọi ranh giới của sự mặc cảm và đau buồn. Ánh trăng dẫn đường để con người tìm đến với nhau, cảm thông, chia sẻ. Lúc này, hơn bao giờ hết, trăng là chứng nhân cho hai con người, hai tâm trạng. Trong quan niệm của mọi người ngày ấy, họ là người có tội. Một thầy giáo đến giúp đỡ con em liệt sĩ và đã yêu thương người vợ cô đơn vì mất mát. Nhưng ánh trăng là minh chứng cho họ. Trong hoàn cảnh ấy con người rất cần sự yêu thương và chia sẻ. Đó chính là tình cảm chân chính của con người. Ánh trăng vốn có vẻ đẹp kỳ diệu, thiêng liêng và bí ẩn, nó làm cho con người mất đi ý niệm về thời gian. Trong buổi họp để xét kiểm điểm, Huy đã nhìn “ánh nắng như ánh trăng sáng loà… Trước mắt tôi lúc đó không có ông hiệu trưởng, không có đại diện chính quyền. Chỉ có ánh sáng chảy miên man trên da thịt tôi, chỉ có âm thanh “mang… mang” lạ lùng, kỳ diệu” [61, tr. 369]. Huy đã phải “chạy trốn khỏi vầng trăng” để sống với vầng trăng trong ký ức. Ở nơi hang sâu, Huy nghĩ về quá khứ và
suy ngẫm về cuộc đời: “Tôi cố lí giải xem trong ánh trăng chứa đựng tố chất gì… và cái âm thanh “mang…mang” kia là thứ ngôn ngữ gì mà vừa gần gũi vừa linh thiêng đến thế” [61, tr. 375]. Và khi con người sắp từ giã với đời lại có một mong ước thật giản dị: “Tôi thèm khát được đi trong những đêm trăng, hít thở được hương thơm của nấm bưởi em gội tóc” [61, tr. 375]. Cuối cùng, anh cũng gặp trăng: “Trăng thật gần gũi mà xa vời. Giản dị và bí hiểm... Ánh trăng len lỏi vào từng chân tóc hôi hám của tôi. Lặng lẽ ngấm vào da thịt tôi như nước thấm vào chân cỏ …. Tôi nằm thanh thản trong ánh trăng tràn ngập không gian như chú bống nhỏ nằm trong dòng suối đầu nguồn, trong vắt…. Và đêm đêm trăng sẽ thong thả rót thứ ánh sáng kỳ diệu ấy vào từng ống xương tôi như người ta rót rượu đỏ vào từng chiếc sừng trâu trong ngày lễ hội…. Hình như tôi gọi vầng trăng. Hơi thở cuối cùng mỏng như đôi cánh bay ra khỏi ngực tôi. Nó tan vào trong tiếng trăng lung linh, dào dạt”. [61, tr. 375]. Nhân vật “tôi” đã chạy trốn khỏi vầng trăng nhưng cuối cùng lại bắt gặp nó và trong giây phút sắp phải từ giã cõi đời, tâm hồn“tôi” như được hồi sinh trước vầng trăng thật kỳ diệu: “Khi tôi nhoài người ra phía ngoài cửa hang thì tôi gặp trăng, tôi run lên sung sướng. Trăng thật gần gụi mà xa vời. Giản dị mà bí hiểm. Và với hành động bản năng, trong thế bò, tôi ngửa mặt lên nhìn trăng. Tôi khóc. Tôi như con thú bị thương ngửa mặt lên trời rống thảm thiết. Ánh trăng len lỏi vào từng chân tóc hôi hám của tôi. Lặng lẽ ngấm vào tôi như nước thấm vào cỏ. Một lát sau tôi mỉm cười nhìn xuống. Tôi xoay người ngửa mặt