Biểu tượng dòng sông

Một phần của tài liệu Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều (Trang 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Biểu tượng dòng sông

Trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, dòng sông xuất hiện nhiều lần như một sự ám ảnh nghệ thuật. Khảo sát tập truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi nhận thấy có khoảng 15 truyện ngắn viết về dòng sông. Đây không chỉ là dòng sông Đáy đã gắn bó với nhà văn suốt thời thơ ấu mà còn là dòng sông tâm tưởng, dòng sông ký ức, hiện lên với muôn sắc màu, dáng vẻ như là một biểu tượng để nhà văn thể hiện ý đồ của mình.

Dòng sông - không gian trở về, không gian ký ức

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, dòng sông Đáy không chỉ trĩu nặng phù sa châu thổ mà còn là dòng sông chở nặng yêu

thương, nghĩa tình. Không gian dòng sông luôn là không gian ẩn chứa ngững kí ức nơi con người ta sinh ra, lớn lên, là nhân chứng cho những mối tình… Ở Mùa hoa cải bên sông “Chinh - đứa con gái duy nhất của ông đã sinh ra trên chiếc thuyền này, trên dòng sông này. Ngày Chinh ra đời ông cắt rốn thả xuống dòng sông và cầu nguyện cho con… Chinh lớn lên khoẻ mạnh dịu dàng và âm vang như dòng sông. Cô thừa hưởng sắc đẹp dịu dàng của mẹ, sự dũng cảm của cha và sự bí ẩn của dòng sông” [61, tr. 31 - 32]. Dòng sông làm tôn lên vẻ đẹp kỳ diệu của con người. Đặc biệt, Nguyễn Quang Thiều miêu tả dòng sông như một sinh thể sống động, có hồn:“Con sông Đáy mùa nước cạn thắt co lại, gầy mảnh mà giờ đây dềnh lên đẩy đôi bờ hút xa”(Khúc hát của dòng sông) [61, tr. 294]. Vào mùa lũ, dòng sông dâng lên nghiêng ngả, trong tiếng cựa mình lớn lên. Có khi

“Con sông Đáy trong mưa bụi và sương sớm trông như một dòng sữa” [61, tr. 105]. Dòng sông gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi con người. Mùa hè, mọi người thường ra sông tắm mát. Sơn“như nghe thấy tiếng sông chảy. Tiếng chảy dịu dàng như làm tan đi những mệt mỏi, u buồn. Anh cởi áo, bước từng bước xuống dòng sông. Nước sông đang chầm chậm dưng lên cơ thể anh. Anh nhoài người bơi… Cứ thế anh cứ tan vào nước sông thênh thang trôi” (Người nhìn thấy mặt trăng) [61, tr. 260]. Còn Chinh cũng thích thả mình xuống dòng sông vào những đêm mùa hạ: “Cô bơi mềm mại như một nàng tiên cá trong truyện cổ. Đâu đây có những đàn cá lấp lánh trăng xuyên qua mặt nước bơi theo cô. Thỉnh thoảng cô co người lại, hai tay bó gối để cho cơ thể tuổi dậy thì lóng lánh như giọt thuỷ ngân lắng dần xuống đáy sông” (Mùa hoa cải bên sông) [61, tr. 32]. Hơn thế, dòng sông trở thành nơi hò hẹn, nơi chứng kiến tình yêu và in dấu hạnh phúc lứa đôi. Trong Người nhìn thấy mặt trăng, dòng sông là nơi gặp gỡ giữa Sơn và người con gái bí ẩn. Sơn bị mù đã ba năm nay, anh đã không còn được nhìn

thấy ánh trăng nữa. Thế rồi vào một đêm trăng sáng anh đã xuống dòng sông tắm. Chính nơi đây anh đã gặp một cô gái có cùng cảnh ngộ với mình cũng đi tắm vào những đêm trăng mùa hạ. Dòng sông trong cảm nhận của họ thật đẹp. Nhìn xa “sông như không còn đôi bờ đất nữa. Nước sông như đang dâng ngập cả đất trời hay đó là ánh trăng chảy giàn giụa xóa đi mọi giới hạn” [61, tr. 261 - 262]. Lại gần “dòng sông như một dòng ánh sáng chói loà và trong dòng nước ấy có những con cá làm bằng pha lê” [61, tr. 262]. Dòng sông càng thi vị hơn vào những đêm trăng. Đây không còn là dòng sông thực mà là dòng sông trong tâm tưởng. Đối với Chinh và Thao trong truyện Mùa hoa cải bên sông, dòng sông là nơi ghi dấu kỷ niệm buồn vui “Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và khổ đau” [61, tr. 40]. Còn Thuỳ và Đán trong Tiếng gọi cuối mùa đông cũng chọn dòng sông làm nơi bày tỏ tình cảm chân thực của mình. Lúc này dòng sông đối với họ không phải là dấu hiệu của sự ngăn cách,

“giữa dòng sông họ không nhận thấy đôi bờ nữa. Họ thấy dòng sông đang dâng lên. Con thuyền đang dâng lên mãi những vì sao khuya như không có thật” (Tiếng gọi cuối mùa đông) [61, tr. 114]. Tình yêu say đắm giữa Hưng và Lựu trong truyện ngắn Đêm cá đẻ cũng tìm đến dòng sông để làm nơi hò hẹn. Trong giây phút hạnh phúc nhất “Họ thấy họ rơi vào lơ lửng vào dòng sông Đáy trong tiếng mưa hân hoan bất tận và trong thế giới biền biệt của nước đang chảy tưng bừng ra biển họ thấy cá chép vẩy vàng rực, lấp lánh lũ lượt xoà vây bơi về khúc sông làng họ. Chúng vung những chiếc đuôi chói lọi, vật đẻ, quẫy nước mù mịt cả một khúc sông đêm” (Đêm cá đẻ) [61, tr. 211 - 212].

Có khi dòng sông trở nên đằm sâu, lắng đọng hơn với những suy tư. Sông là nơi con người ta tìm về sao bao bươn bả, lo toan. Con người tìm

đến dòng sông không phải tìm kế sinh nhai mà chủ yếu để thả hồn mình vào sông nước. Sông như người bạn thân thiết để chia sẻ những buồn vui. Nhân vật Thuỳ trong Tiếng gọi cuối mùa đông đã tìm được sự gắn bó thân thiết với dòng sông: “Chiều chiều sau một ngày làm việc mệt nhọc chị thường ra bờ sông và nhìn ra bờ bên kia. Chị say sưa ngắm nhìn những sợi khói xanh bay lên từ những vòm cây um tùm, xanh thẳm. Những đàn trâu tắm trên sông. Những con thuyền lửng lờ trôi dọc dòng sông trong sắc chiều tím như những quả dâu chín” (Tiếng gọi cuối mùa đông) [61, tr. 106]. Dòng sông là ranh giới ngăn cách giữa hai làng quê nhưng với Thuỳ luôn cảm thấy có sự gần gũi. Chị nhận thấy như có một sợi dây vô hình nối chị với bờ bên kia. Còn đối với Đán, con sông quê hương là nơi để anh tìm về, nơi có người mẹ già và cô gái anh yêu đang ngày đêm ngóng trông chờ đợi. Nhân vật May trong truyện Gió dại khi biết sự thật về thân phận của mình thì đã ra đi, tìm đến với dòng sông “Sông chảy phờ phạc… Sông thì thào kể cho cô nghe về bố cô - một người đàn ông hầu như suốt đời không nói” [61, tr. 64]. Và chính nơi dòng sông này cô đã gặp được mẹ đẻ của mình sau hai mươi năm xa cách. Dòng sông là nơi hội ngộ, là nơi May tìm thấy tình cảm thiêng liêng nhất của đời mình - tình mẫu tử. Dòng sông trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều còn là sự ngưng tụ của thời gian. Khi biết được niềm hạnh phúc thiêng liêng của con người thì “dòng sông chợt ngừng chảy, im phắc, lắng nghe cô rồi trào lên những ngọn sóng reo vui, nhảy với nhau loan báo cho các loài thuỷ tộc biết điều hạnh phúc liêng liêng” (Mùa hoa cải bên sông) [61, tr. 40]. Có những thời khắc tưởng chừng như nước ở dòng sông không bao giờ chảy nữa. Đó là lúc dòng sông biết được nỗi đau và sự mặc cảm của con người. “Dòng sông chợt lặng phắc như không còn một giọt nước sau câu nói của Sơn” [61, tr. 260]. Rồi đến “dòng sông lại lặng phắc sau câu nói của cô gái” (Người nhìn thấy mặt trăng) [61, tr. 260].

Dòng sông cũng có thể là “dòng sông nước mắt”, bởi nơi đây diễn ra bao cuộc chia tay. Xưa nay, dòng sông và bến đò là biểu tượng của sự chia li cách trở. Dòng sông của Nguyễn Quang Thiều cũng không nằm ngoài ý nghĩa truyền thống đó. Thao và Chinh trong Mùa hoa cải bên sông đã dũng cảm vượt lên những định kiến vô lý bất nhân để bảo vệ tình yêu. Nhưng cũng chính trên dòng sông tình yêu, họ đã lạc mất nhau. Dù Thao đã lao vào cuộc hành trình dọc dòng sông Đáy nhưng vẫn không tìm thấy Chinh. Có thể chàng trai đã thất vọng nhưng anh không hề tuyệt vọng. Bởi cái mà anh theo đuổi là một khát khao rất người “dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và khổ đau” [61, tr. 40]. Cuộc sống đã đem đến cho anh hy vọng khi một buổi sáng dậy sớm anh thấy “Suốt cả bãi sông làng anh rực vàng hoa cải. Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấm áp đung đưa trong gió …Trứơc mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa cải mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sônglà những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn” (Mùa hoa cải bên sông) [61, tr. 47]. Ký ức dòng sông đối với ông Cầm trong Giấc mơ hoa cỏ trắng vừa hạnh phúc, vừa khổ đau. Dòng sông là nơi gặp gỡ, nên duyên và hạnh phúc của đời ông. Một buổi sáng ra bến đò để sang sông có việc, ông đã gặp và yêu một cô gái làng Lai Tảo bên sông. Nhưng khi ông tham gia hoạt động cách mạng thì ở nhà vợ ông mò hến ở sông bị cảm và chết ngay ở đó. Từ đây, dòng sông gợi lại cho ông kí ức buồn.Nhưng , hàng năm cứ vào ngày 29 tháng Chạp ông lại mặc bộ quần áo lính đã cũ đi ra bến đò làng ông. Đứng trong gió lạnh trên bờ, ông lặng lẽ nhìn những người gồng gánh đi chợ cho đến khi bên kia sông không còn bóng người chở đò ông mới quay về. Dù đã trở thành một ký ức buồn nhưng mỗi năm, ông đều muốn sống lại kỷ niệm lần đầu tiên gặp người vợ yêu thương. Dòng sông cũng là nơi tiễn đưa những

người lính vào mặt trận. Ân và Mật trong Hai người đàn bà xóm Trại đã tiễn đưa chồng của họ vượt sông Đáy về phía Miếu Môn. Và rồi dòng sông ấy trở thành dòng sông kỷ niệm, nó cứ loang ra, loang mãi trong kí ức của bà lão Mật. Do đó chỉ cần một cử động nhỏ của tiếng cá quẫy sát bờ cũng làm đánh thức cả một trời quá khứ trong bà. “Một vật gì đó vô hình rơi vào ký ức của bà tựa như cái quẫy của đuôi cá. Bà từ từ ngồi xuống nhìn dòng sông trong đêm. Nơi đây, mấy chục năm về trước bà đã tiễn chồng theo bộ đội sang sông. Và cũng chính nơi đây bà đã tiễn Bấc đi trong lần người lính ghé qua nhà không gặp vợ mình… Bao nhiêu kỉ niệm mờ đi theo tuổi tác, nhưng những đêm như thế vẫn bám dai dẳng trong ký ức bà lão Mật”

[61, tr. 149]. Ký ức về dòng sông không chỉ đối với người ở lại mà cả đối với người ra đi. Người lính vào chiến trường mang theo cả dòng sông ký ức. Dòng sông Đáy là hình ảnh của quê hương - nơi có người vợ đang ngày đêm ngóng đợi. Trong thư gửi cho Ân đầu năm 1968, Bấc nói anh đang đóng quân ở Quảng Bình bên cạnh một dòng sông đẹp như dòng sông Đáy quê anh. Dòng sông quê hương luôn là điểm tựa tâm hồn của những người xa xứ.

Dòng sông - không gian thiêng liêng, không gian nghi lễ

Trong tâm thức của loài người sông nước mang một sức mạnh huyền bí, vừa bồi đắp phù sa, thanh lọc, gột rửa tâm hồn nhưng cũng có sức hủy diệt vô cùng lớn: “... Ở Hy Lạp, các dòng sông hầu như được thần thánh hóa như là con của các đại dương hay cha của các nữ thần. Người ta cúng cho sông những lễ vật... Người ta chỉ có thể qua sông khi đã tuân thủ những nghi lễ tẩy uế và cử hành cầu nguyện. Như mọi quyền năng đem lại màu mỡ, các dòng sông có thể nuốt chửng, tưới nước hoặc gây lụt lội, chở thuyền đi hay nhấn chìm nó...” (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới). Phải

chăng cũng xuất phát từ “mẫu gốc” này mà Nguyễn Quang Thiều đã thổi vào dòng sông quê anh một màu sắc linh thiêng tôn giáo mang đậm cái nhìn của người phương Tây.

Từ dòng sông quê Lụa có tính xác định, Nguyễn Quang Thiều đã tạo dựng được một không gian nghệ thuật rất đỗi linh thiêng vươn tới những giá trị vĩnh cửu. Nhưng không gian ấy không minh họa cho con đường cứu rỗi của tôn giáo. Nguyễn Quang Thiều cũng không phải tín đồ của tôn giáo mà đó chỉ là nhu cầu của con người được trở về nơi đã sinh ra mình. Vì vậy, không gian dòng sông trong sáng tác Nguyễn Quang Thiều không phải là một “thiên nhiên thứ hai” mà chỉ là sông Đáy quê Lụa được nhìn trong lăng kính khác, trong chiều sâu tâm tưởng. Tất cả cách nói ấy đều đi đến làm nổi bật vẻ đẹp của đất đai, song nước quê hương, nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi chiến thắng những cằn cỗi trong đời sống tinh thần. Đó chính là tầng triết lý ẩn chìm trong câu chữ của Nguyễn Quang Thiều mà nói theo ngôn ngữ của Baudelaire thì nhà văn đã phủ lên triết lý sâu sắc ấy bằng một không gian “đầy ắp khu rừng biểu tượng”. Nếu như nhiều nhà văn khác, các biểu tượng thường được thể hiện trên sự đa nghĩa của từ thì Nguyễn Quang Thiều xây dựng biểu tượng trên cơ sở những ẩn ngữ, các huyền tích văn hóa được tiếp nhận từ nhiều nền văn minh khác nhau, văn minh phương Đông và văn minh phương Tây. Do đó, biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều được nâng cao thêm một tầng triết lý… Ngoài ra, hình ảnh dòng sông trong tâm thức của người Việt luôn gắn bó mật thiết với quê hương, xứ sở, là điểm khởi đầu cũng là nơi trở về cội nguồn. Dòng sông không chỉ là nơi sinh ra, nuôi dưỡng con người mà còn mở rộng đón nhận mọi số phận.

Trong truyện Mùa hoa cải bên sông ông Lư sau khi đã chôn vợ ở chỗ khúc sông và êm nhất thì ông xoả tóc đốt hương lễ thần sông. Quan niệm

có ma sông, thần sông còn được thể hiện trong một số truyện ngắn khác như Người ở với hoa tầm xuân, Gió dại, Khúc hát của dòng sông. Ở đây, dường như mọi hành vi, mỗi cử chỉ, mỗi số phận đầu được phổ vào một cảm thức tôn giáo. Tất cả đều được huyền thoại hoá, nghi lễ hoá, sơn phết một màu bàng bạc của điều thiêng. Trở về với dòng sông, với đất mẹ phải chăng cũng chính là tìm về cõi thiêng. Đây chính là cảm thức của con người hiện đại.

Dòng sông trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều gắn với những huyền tích của câu chuyện cổ. Truyện Khúc hát của dòng sông gắn liền với huyền thoại về Trương Chi - Mị Nương. Không gian được thi vị hoá, trở nên hư ảo, mông lung khi lồng vào đó những giấc mơ của nhân vật. Nhân vật như đang sống giữa hai bờ hư - thực. Dòng sông lúc này được phủ lên một lớp sương khói và ảo ảnh. Ở đây không gian nghệ thuật của tác phẩm được bao phủ màu sắc huyền thoại với câu chuyện lạ kỳ ấy. Điều này tạo nên chất thơ cho truyện ngắn. Chất thơ ấy còn được tô đậm khi nhà văn miêu tả âm thanh của dòng sông. Dòng sông không chỉ đẹp, thơ mộng mà còn chứa nhiều điều bí ẩn. Sông như biết hết mọi điều về cuộc đời và con người, thậm chí còn hiểu cả nỗi day dứt, dằn vặt của con người. May trong truyện ngắn Gió dại tìm ra bến sông khi biết rằng người đàn bà xưa nay cô gọi là mẹ không phải là mẹ ruột của cô. Sông đã thì thào kể cho cô nghe về bố cô - một người đàn ông hầu như suốt đời không nói. Nhưng cô không nghe lời sông và quyết đi tìm mẹ. Sau bao nhiêu va vấp cám dỗ của cuộc đời, cô đã gặp được người mẹ của mình ở bến sông này sau hơn hai mươi năm xa cách. Còn Thuỳ trong Tiếng gọi cuối mùa đông luôn ám ảnh bởi tiếng “ơ…ơ…ơ…” của một ai đó trên chiếc thuyền dọc dưới bến sông âm vang da diết và rạo rực khôn cùng. Dòng sông tiếp lấy tiếng “ơ.. ơ…ơ…”,

dậy trong đêm, càng ngày chị càng nghe rõ hơn tiếng chị âm thầm và đau khổ. Đôi lúc chị thấy tiếng gọi ấy như của bà mẹ lúc như của Đán, đôi lúc như của dòng sông. Tiếng gọi ấy làm chị thổn thức và thôi thúc chị đến một quyết định: “Ngày mai, mẹ sẽ đưa các con về bên sông với bà” [61, tr. 117]. Ở đây âm thanh dòng sông có một vai trò quan trọng. Nó vang vọng,

Một phần của tài liệu Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)