6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhịp điệu
Nhịp điệu là đặc tính cơ bản của ngôn ngữ thơ. Nhịp điệu và thi tứ gắn bó chặt chẽ với nhau. Thơ muốn trở thành khúc nhạc lòng, nhạc hồn không thể không có tiết tấu, nhịp điệu uyển chuyển. Nhạc lòng chuyển hoá thành nhạc thơ. Nhạc thơ đa dạng, khi trầm bổng, du dương, lúc thanh thoát, nhẹ nhàng… ứng với điệu hồn thi sĩ. Nhạc thơ biểu hiện cụ thể ở nhịp điệu. Thi nhân phổ nhạc cho thơ, tiếng thơ vang ngân trong không gian, tạo thành các “bước sóng” gõ cửa tâm hồn độc giả.
Nhịp điệu được coi là đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Nhưng trong văn xuôi đương đại, nhịp điệu được khai thác như một biện pháp nghệ thuật để giúp tác giả phô diễn cảm xúc, quan điểm trong tác phẩm của mình. Đối với tản văn Nguyễn Quang Thiều, ngôn ngữ được khai thác ở khía cạnh này tạo nên những trang viết thực sự mềm mại. “Giờ đây chúng ta đang lướt mình tới ban mai. Chúng ta làm tất cả những cánh đồng dâng lên như biển lớn một màu vàng lúa chin. Chúng ta làm cho chân trời rộng mãi ra. Chúng ta gõ vào cánh cửa những ngôi nhà yên bình trên mặt đất. Tiếng chúng ta làm cho những người nông dân thức dậy. Bao phiền muộn của họ đêm qua tan biến đi. Họ bắt đầu cày cấy. Những luống cày nồng ấm hơi đất mở ra và chạy đến chân trời. Những hạt giống rực nóng với những chiếc mầm chuyển động không ngừng nghỉ bên trong được gieo xuống. Đất đai huyền bí đang tuôn tràn sức sống. Có vẻ đẹp nào so sánh với đất đai trên thế gian này không? Có khi nào các người cảm nhận được sự run rẩy đến bàng hoàng khi da thịt mình chạm vào đất đai. Có bao giờ các người nhận ra được hương đất đang dâng lên xúc động và thiêng liêng vô cùng”
Mọi sự thay đổi ngôn từ đều làm biến đổi nhịp điệu và nội dung tư tưởng thể hiện. Do chỗ nhà văn thổi hồn mình vào ngôn từ, cho nên chất nhạc thấm đẫm từng câu chữ bước nhịp. Mỗi bước nhịp, khuôn nhịp có thể ví với những giai âm độc đáo trong “bản giao hưởng tâm hồn”. Tính giàu nhạc điệu không khiến cho tản văn của ông hề sáo mòn về ngôn từ. Trái lại, nó có khả năng nâng ngôn ngữ đời thường thành ngôn từ nghệ thuật. Nếu xem tài năng nhà thơ biểu hiện ở chỗ: Tạo ra cuộc chơi và dẫn người đọc tham gia vào cuộc chơi đó thì nhạc,nhịp thuộc về yếu tố có sức mạnh “mê hoặc” độc giả. Nhịp và giọng điệu gắn bó chặt với nhau. Nhịp văn tạo ra giọng điệu.
Lời văn giống như một khúc hát đẹp với các khuôn nhịp có những âm thanh không đều nhau, không giống nhau nhưng mượt mà đến kì lạ. Nhịp điệu câu văn đổi thay theo nhu cầu biểu hiện ý tình; theo nhiệm vụ tái hiện sự vận động của sự vật, hiện tượng; theo ngữ điệuphát ngôn ở từng nhân vật. Và người ta thấy trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều một sự linh hoạt trong nhịp điệu ngôn ngữ với cả những lời văn và không loại trừ cả những lời thơ thấm đẫm cảm xúc trữ tình:
Họ không chạy trốn. Không. Họ đang đến ngực thở chậm và sâu. Đứng trước cuộc thách đấu của ảo giác đê hèn. Họ mỉm cười và trên đầu họ.
Vang lên tiếng cầu nguyện cho sức mạnh của họ những vòm cây. Của những đám mây nặng bụi, của những ngôi sao còn non, của dòng sông gió.
Của bầy chim hát mãi, cả khi chết, bài ca kiên nhẫn Của linh hồn những hồ nước. Và hơn thế.
Của chính những gì họ chạy trốn bị ảo giác đê hèn đầu độc ngọt ngào. Họ đang đến, đứng giữa thành phố mỉm cười và thấy
Vang lên những giọng nói, tỏa sáng những gương mặt trong vòm cây Trong mây bay, trong gió, trong sao đêm, trong cánh chim và trong linh hồn hồ nước
Những con mắt của ảo giác đê hèn vẫn lăn tìm con đường của họ….
[64, tr. 169].
Tác giả gọi đó là một tứ thơ, nhưng chính xác hơn nó là văn xuôi đã được thơ hóa. Văn xuôi bởi những hình ảnh, bởi những nhịp điệu được ngắt nghỉ một cách khá tùy tiện và mang hơi hướng của sự kể. Còn thơ bởi người ta thấy rõ ràng những khoảng trống ngôn từ giữa các lời, các câu. Hiện tượng Nguyễn Quang Thiều đã gây ra sự cố nghệ thuật tại chính ngã ba thơ - nhạc - họa. Khi bàn đến nhạc tính, thêm một lần, nhà thơ xóa nhòa ranh giới của ba loại hình nghệ thuật bằng hai công cụ là hình ảnh và văn xuôi.
Từ mỹ cảm chung trong văn hóa nhân loại không phân biệt Đông - Tây, người ta có cách đọc quen thuộc rằng, thơ là thơ, văn xuôi là văn xuôi; và thơ khác văn xuôi ở sự lên trầm xuống bổng. Trong tản văn Nguyễn Quang Thiều, người ta vẫn thấy được sự trầm bổng đó ở chính những lời văn giản dị được trau chuốt cẩn thận về câu chữ, và đi theo tiếng nói của cảm tính hơn là lý tính, đặc biệt là những tác phẩm tản văn cảm thời. “Tôi dùng tự họ để gọi những cái cây. Bởi họ luôn mang một tâm hồn lộng lẫy. Họ luôn dịu dàng nhân ái và che chở chúng ta. Họ đã thực sự cứu rỗi chúng ta theo nhiều cách mà chúng ta không nhận ra. Họ chỉ mang một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng hằng ngày. Nếu chúng ta hiểu được ngôn ngữ ấy, chúng ta sẽ thấy họ luôn dạy bảo chúng ta nhiều điều: sự kiên nhẫn, lòng nhân ái, sự dâng hiến và những vẻ đẹp của tâm hồn giản dị với sự nồng ấm từ thân mộc và tiếng xào xạc của những vòm lá”. [64, tr. 148]. Người ta cảm thấy sự gần gũi của những lời văn Nguyễn
Quang Thiều với thơ bởi những mỹ từ, bởi cách diễn đạt đầy cảm xúc và nhịp điệu ngôn từ uyển chuyển.
Tiểu kết
Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi khiến cho các tác phẩm tản văn của Nguyễn Quang Thiều mang những sắc màu riêng, độc đáo. Sự giao thoa ấy được thể hiện đa dạng trên nhiều phương diện: Nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Ở cả hai thể loại chính là tản văn cảm thời và tản văn hồi tưởng. Đó là một cái Tôi trữ tình mang tâm trạng, cảm xúc của một con người nhạy cảm, từng trải. Cái Tôi đó trăn trở về sự suy kiệt của thế gian trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những đổ vỡ về môi trường sống, và nghiêm trọng hơn nữa là sự suy kiệt của chính tâm hồn con người. Cái Tôi đó hoài niệm quá khứ để cảm nhận sâu sắc hơn về sự đi xuống của thực tại để cảnh tỉnh nhân thế về chính những sai lầm trong cách nghĩ, cách sống, cách làm.
Về nghệ thuật, sự gặp gỡ của giọng điệu mang tính trữ tình sâu sắc cùng ngôn ngữ giàu hình ảnh khiến cho những tác phẩm tản văn của Nguyễn Quang Thiều ít nhiều mang hơi hướng của những bài thơ - văn xuôi hấp dẫn, độc đáo.
KẾT LUẬN
1. Giao thoa thể loại là một phương diện hết sức sinh động và giàu ý nghĩa trong văn học hôm nay. Nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn học trong thế động, trong sự vận động đầy sáng tạo của nó. Tiếp cận hướng này quả thực cho ta nhiều điều thú vị bên cạnh cách tiếp cận văn học thiên về thế tĩnh - tiếp cận văn học trong sự kết tinh của trường phái, trào lưu, phong cách. Văn xuôi Việt Nam đương đại có nhiều quan hệ tương tác, nhiều cấp độ tương tác, nhiều kiểu tương tác.
2. Từ một góc nhìn mới mẻ trong nghiên cứu văn học - góc nhìn giao thoa thể loại - luận văn đi sâu tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn của tác giả Nguyễn Quang Thiều. Ở truyện ngắn, sự giao thoa diễn ra với nhiều cấp độ vừa phong phú, vừa độc đáo: Từ xúc cảm trữ tình trên trang văn đến những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc và hình thức tự sự phi cốt truyện. Ở tản văn, “chất thơ” bộc lộ rõ hơn với sự tham gia của cái tôi trữ tình đầy cá tính, cấu tứ dựa trên hệ thống hình ảnh gợi mở, hàm súc, giọng điệu trữ tình sâu lắng và ngôn ngữ văn xuôi giàu hình ảnh, nhịp điệu. Có thể nói, văn xuôi Nguyễn Quang Thiều đã được thi ca tiếp sức và chắp thêm đôi cánh, chất thơ trở thành nét phong cách độc đáo nhất trong những sáng tác truyện ngắn và tản văn của cây bút đa năng này.
3. Giao thoa thể loại thơ và văn xuôi trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều diễn ra ở sự xâm nhập của những yếu tố thơ vào kỹ thuật trần thuật, còn ở tản văn - vốn là một thể loại có nhiều điểm tương đồng với thơ nên sự giao thoa diễn ra tự nhiên, nhuần nhụy hơn. Tuy nhiên, ở cả hai thể loại chất thơ với những biểu hiện phong phú vẫn là một đặc điểm quan trọng của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều.
4. Là một nghệ sĩ khát khao, chủ động đổi mới văn học, nên Nguyễn Quang Thiều sớm nhận thấy những hạn chế trong truyện ngắn của mình. Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Công an nhân dân online, anh từng tâm sự đã ngừng hẳn việc sáng tác truyện ngắn từ khá lâu rồi. Bởi:
“tôi nhận thấy tôi không thể làm nó mới hơn” [7]. Đây không phải một nhận định chủ quan khiêm tốn của Nguyễn Quang Thiều mà theo người viết, đó là sự đánh giá khách quan xuất phát từ một tinh thần quyết tâm đổi mới, không chấp nhận việc dẫm lên chính dấu chân mình. Nếu đi sâu quan sát toàn bộ các tác phẩm truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều, độc giả sẽ nhận thấy sự trùng lặp về đề tài, hình ảnh, thi liệu trong không ít tác phẩm. Chẳng hạn: Truyện ngắn Rùa trắng và tản văn Trong tiếng vọng những mùa sen đã chết có cùng viết về sự tàn lụi của đầm sen, hệ thống hình ảnh, nhân vật cũng “trùng khớp” với sự xuất hiện của người bà, hai anh em. Vẻ đẹp của đầm sen trong cả 2 sáng tác này cũng đều được miêu tả trong khung cảnh buổi bình minh sau cơn mưa đầu hạ, những búp sen vươn lên kiêu hãnh như những “thỏi bạc sáng”. Dường như, những câu chuyện thuở nhỏ trong ký ức về làng Chùa đã ám ảnh Nguyễn Quang Thiều quá sâu sắc, khiến những truyện ngắn anh viết ra đôi khi lặp lại đề tài, cảm hứng và không có được sự bứt phá mới mẻ. Dù vậy, mảng sáng tác văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều vẫn chứng tỏ anh là một cây bút “có nghề”, có phong cách, giọng điệu độc đáo, riêng biệt trong làng văn đương đại. Những sáng tác thấm đẫm chất thơ của anh với không ít tìm tòi, đổi mới như: Viết lại huyền thoại, sáng tạo huyền thoại mới, kết cấu truyện theo hướng phân rã cốt truyện… đã đẩy con thuyền văn học đương đại Việt Nam tiến gần hơn với tinh thần hiện đại của văn học thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1991), Tư duy nghiên cứu văn học trong những năm gần đây trước yêu cầu đổi mới, Tạp chí Văn học (số 5).
2. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí Văn học (số 9).
3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
4. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
5. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
6. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lí luận tác gia và tác phẩm (Tập 1), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
7. Khánh Bằng, Nếu không làm thơ, tôi sẽ không còn là tôi, http://www.cand.com.vn/vi-VN/nguoinoitieng/2012/6/175106.cand 8. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt
Nam sau 1975 - Khảo sát trên nét lớn, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
9. Tôn Thất Dụng (2001), Sự tương tác thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945, đề tài cấp bộ, Huế.
10. Lê Đạt (2008), Đối thoại với đời & thơ, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 11. Phan Cự Đệ (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
12. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, thể loại, tác giả, Nxb
14. Hà Minh Đức (2001), Những vấn đề lí luận lịch sử văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Kate Hamburger (2004), Logic học và các thể loại văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
16. Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
17. Lê Thị Thu Hà (2006), Hiện tượng phân rã cốt truyện trong Phiên chợ Giát và Thân phận tình yêu, Evan.com.
18. Trần Mạnh Hảo, Thơ phản thơ, Nxb Văn học, H, 1995.
19. Hoàng Ngọc Hiến (1991), Thi pháp của truyện,Văn nghệ (số 31). 20. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
21. Đào Duy Hiệp (2009), Chất Thơ trong Cánh đồng bất tận, Evan.com, (19/ 8).
22. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 23. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
24. Lê Thị Bích Hợp (2008), Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000, Luận văn thạc sỹ, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
25. Lê Thị Hường (1995), “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay”,
Văn học (4), tr.29-31.
26. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn.
27. Nguyễn Khải (1984), “Văn xuôi trước nhu cầu đổi mới”, Văn nghệ Quân đội.
29. Đông La (2001), Biên độ của trí tưởng tượng, Nxb Văn học.
30. Đông La, Văn Nguyễn Quang Thiều - những khúc bi ca về tình yêu bất tử, http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/06/van-nguyen-quang- thieu-nhung-khuc-bi-ca.html.
31. Mã Giang Lân (2010), Những cấu trúc của thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Vi Thùy Linh, Về quê với Nguyễn Quang Thiều,
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/ve-que-voi-nguyen-quang- thieu-n20110208074746948.htm.
34. Phương Lựu (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Phong Nam, Sự tương tác giữa các thể loại văn học và thể thơ văn xuôi trong thơ mới 1932 - 1945,www.kg-sdh.udn. vn
36. Vương Thị Nhàn (1980), Sổ tay người viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới (Sưu tầm và biên soạn), Hội nhà văn Việt Nam.
37. Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Quang Thiều và truyện ngắn,
http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nguyen-quang-thieu- va-truyen-ngan.html#.
38. Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội.
39. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Ninh (2011), Chất thơ trong ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nghiên cứu văn học (số 11), tr. 78 - 85.
41. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
42. Phạm Xuân Nguyên (1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay,Tạp chí Văn học.
43. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2005), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
44. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
45. Thiên Sơn, “Hộp đen” Nguyễn Quang Thiều,
http://trinhthanhthuy.blogspot.com/2012/06/hop-ennguyen-quang- thieu.html
46. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.