Dự án ĐTNN cịn hiệu lực tính đến 31/12/2008 theo ngành, trong đĩ vốn vào khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung vào 2 ngành kinh doanh bất động sản (gồm 1.019 dự án - chiếm 32,1% tổng số dự án, với 12,12 tỷ USD chiếm 46,9% về vốn) và các ngành dịch vụ (497 dự án - chiếm 15,66%, với 5,54 tỷ USD - chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư). Dự án trong các ngành cơng nghiệp, xây dựng đạt 1.647 dự án chiếm 51,9% tổng số dự án với tổng vốn đầu tư 8,16 tỷ USD tương đương 31,7% về vốn đầu tư. Nơng nghiệp 10 dự án, chiếm 0,3% dự án với tổng vốn 21 triệu USD chiếm 0,1% vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư cấp mới kể cả tăng vốn trong năm 2009 là 1,41 tỷ USD, đạt 16,04% so vớn năm 2008. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 65,43%, cơng nghiệp chế biến chế tạo chiếm 11,92%, các ngành dịch vụ khác chiếm 22,62%, điều này cho thấy chính sách thu hút vốn ĐTNN của thành phố đã phát huy tốt, dần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành dịch vụ thu hút lao động cĩ tay nghề cao, sử dụng nhiều chất xám hơn là lao động phổ thơng.. Nhìn chung, vốn FDI đã “đi” đúng hướng, gĩp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
Hiện nay, TP.HCM đang chuyển trọng tâm ĐTNN vào các ngành cơng nghệ cao thơng qua khu cơng nghiệp, các trung tâm phần mềm cũng như phát triển các loại hình dịch vụ khu đơ thị… của thành phố để thu hút vốn đầu tư, cơng nghệ và lao động kỹ thuật từ nước ngồi, cũng như từ các địa phương khác trong nước, nhằm tạo ra động lực phát triển mới của thành phố, thay đổi rõ rệt cơ cấu kinh tế của thành phố, phát huy tác dụng động lực thúc đẩy kinh tế tồn vùng phát triển.