Indonesia 20

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 30)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-

1.4.5. Indonesia 20

Hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp tại Indonesia thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cải thiện quản lý khu vực công, tăng độ che phủ rừng và năng suất và thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Uttar Pradesh.

Hình 1. 16: Sơ đồ mô hình quản lý FMIS đã được phát triển với 6 module chính sau:

- Hệ thống thông tin nguồn nhân lực - Hệ thống tài chính và kế toán - Hệ thống sự kiện lịch sử - Hệ thống quản lý vi phạm

- Hệ thống đánh giá và giám sát hoạt động quy hoạch - Hệ thống điều tra rừng

Các module này sẽ được tích hợp lại với nhau từ đó cung cấp thông tin tổng hợp đến Sở Lâm nghiệp Uttar Pradesh (UPFD) và giúp chuẩn bị các báo cáo kịp thời tại các phòng ban, có thể soạn thảo ở cấp độ cao hơn và một số báo cáo theo quy định gửi đến các cơ quan bên ngoài. Các báo cáo bên cạnh theo quy định nó còn đáp ứng các yêu cầu báo cáo và thông tin trong cơ cấu tổ chức của UPFD.

Hệ thống quản lý lâm nghiệp này đem lại một số lợi ích sau: - Xử lý dữ liệu một cách logic, đảm bảo các báo cáo chính xác.

- Khả năng truy cập dữ liệu dễ dàng khi cần thiết từ các phòng ban, phục vụ cho mục đích phân tích và quản lý.

- Tập trung (trung tâm lưu trữ) và phân cấp (cơ quan khác nhau) cơ sở dữ liệu sẽ giảm thiểu sự mất mát dữ liệu trong một số sự cố xảy ra.

- Sao chép thông tin thông qua đĩa mềm, CD sẽ giúp giảm thiểu tiêu hao giấy. Một khi các thông tin được sắp xếp hợp lý, gửi dữ liệu qua thư điện tử sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Như vậy, FMIS giúp việc quản lý quy hoạch hiệu quả, ra quyết định nhanh chóng và hiệu suất công việc tăng cường. Hệ thống quản lý vi phạm sẽ tạo ra các báo cáo liên quan đến tình hình chặt phá rừng phép, lấn chiếm, săn bắn, khai thác khoáng sản và các vụ vi phạm khác...

Bằng cách tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng dữ liệu vi phạm và báo cáo hàng tháng, do đó nó có thể dễ dàng phân tích tình hình vi phạm và những khu vực cần sự giám sát kịp thời. Tương tự như vậy, bằng cách phân tích các báo cáo được tạo ra bởi hệ thống thông tin đa dạng sinh học giúp việc quản lý hiệu quả, tốt hơn các nguồn tài nguyên của khu bảo tồn, quản lý rừng và vườn thú.

Tuy nhiên, hệ thống quản lý này chỉ áp dụng trong việc quản lý về hiện trạng, làm các báo cáo và năm bắt các thông tin cơ bản. Hệ thống chưa xây dựng được hệ thống bản đồ hóa, dữ liệu không gian trong quản lý.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)