Giao khoán bảo vệ rừng 4 9-

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 59)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-

3.2.6. Giao khoán bảo vệ rừng 4 9-

Đối với chính rừng phòng hộ của Thành phố, đã thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho 12 đơn vị tập thể (Cần giờ 12, Bình Chánh) và 136 hộ gia đình ( Cần Giờ 132, Bình Chánh 4). Trong năm 2007, tiền công nhận giao khoán bảo vệ rừng bình quân đã được UBND thành phố điều chỉnh từ 445.000đ/ha/năm lên 495.000đ/ha/năm phù hợp với tinh thần của Quyết định 100/2007/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

Diện tích giao khoán quản lý bảo vệ rừng hiện nay là là 30.729,82 ha. Trong đó: - Rừng phòng hộ Cần Giờ tổng diện tích là 30.436,19 ha. Ban quản lý rừng Cần

Giờ giao 167 hộ dân và 14 đơn vị tham gia quản lý bảo vệ rừng trong đó lực lượng TNXP giao 30 hộ dân.

- Rừng phòng hộ Bình Chánh Củ Chi: 332 ha. Chi cục Lâm Nghiệp trực tiếp quản lý, đã giao 5 hộ dân và Trung tâm dịch vụ hoa kiểng quản lý bảo vệ.

Từ năm 1998 đến nay công tác khoán bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt đã bảo vệ diện tích rừng và cây rừng của thành phố, không để xẩy ra vụ xâm hại lớn đến rừng. Từ năm 2000 đến nay, Thành phố đã nhiều lân điều chỉnh tăng mức tiền công khoán bảo vệ rừng để đảm bảo đời sống cho người giữ rừng; từ 75.000 đồng/ha/năm (năm 1995), 185.000 đồng/ha/năm (2000), 316.000 đồng/ha/năm (2003), 445.000

đồng/ha/năm (2006) và hiện nay là 725.000 đồng/ha/năm (trong đó Trung ương cấp 100.000 đồng/ha/năm) từ 01/01/2010.

Hình 3. 8: Diện tích rừng phòng hộ được giao khoán

Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp

Việc thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng trong thời gian qua đã duy trì ổn định diện tích rừng trên các lâm phần được giao khoán, hạn chế nạn chặt phá rừng trái phép. Đời sống của hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từng bước được nâng cao; nguồn thu nhập từ kinh phí bảo vệ rừng đã trở thành nguồn thu nhập chính, tạo động lực khuyến khích bảo vệ rừng.

Tuy vậy, các hộ giữ rừng chỉ hưởng tiền công khoán bảo vệ rừng, còn những nguồn thu nhập khác như trồng, tỉa thưa, chăm sóc, khai thác rừng thì chưa được thực hiện; chưa có quy định quản lý của Nhà Nước để hộ gia đình yên tâm sản xuất ngư nghiệp như: quy định về quy mô, diện tích, cơ sở hạ tầng; chưa có hướng dẫn cụ thể sản xuất ngư nghiệp dưới tán rừng; thiếu những điều kiện cơ bản để đảm bảo quyền tự chủ sản xuất, người dân chỉ hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, mọi tác động vào rừng và đất rừng đều phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho nuôi trồng thủy sản phát triển, các hộ nhận khoán diện tích rừng càng nhiều thì mức thu nhập càng lớn. Diễn biến diện tích rừng phòng hộ được giao khoán tăng đều trong các năm qua, trong giai đoạn 1999 - 2010 tăng 14%, diện tích giao khoán rừng phòng hộ năm 2009 cao nhất trong hơn 10 năm qua với 30742,7 ha.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)