5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH NHU CẦU THÔNG TIN
QUẢN LÝ VỀ RỪNG VÀ LÂM NGHIỆP
Qua các kết quả khảo sát thu thập thông tin về hiện trạng lâm nghiệp, cho thấy nhu cầu thông tin quản lý quản lý cần thiết rút ra từ nghiên cứu gồm có:
1. Thông tin về hiện trạng sử dụng đất chung
Các thông tin hiện trạng sử dụng đất chung từng thời điểm (do thay đổi quy hoạch) rất cần cho nhà quản lý LN. Khi diện tích đất lâm nghiệp bị sử dụng cho các mục đích khác thì nhà quản lý cần phải biết và có ý kiến tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố.
2. Thông tin về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Nhà quản lý cần biết từng thời điểm, đất lâm nghiệp đã được sử dụng như thế nào?, đặc biệt là biết tỷ lệ diện tích rừng trên tổng diện tích tự nhiên. Thông tin này cũng cần cho báo cáo toàn quốc để so sánh giữa các địa phương.
3. Thông tin về diện tích rừng phân theo địa phương
Rừng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, giúp điều hòa khí hậu, cải thiện chất lượng không khí. Vì vậy phân bố theo địa lý là thông tin quan trọng cho nhà quản lý trong hoạch định chính sách lâm nghiệp đô thị. Các thông tin này cần phải thể hiện ở dạng trực quan để giúp nhà quản lý đánh giá.
Giữa các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng mục đích sử dụng rất khác nhau. Một hệ thống thông tin quản lý cần phải thể hiện cụ thể chi tiết diện tích 3 loại rừng và việc phân bổ cho các đơn vị quản lý. Các thông tin này giúp đánh giá hiệu quả quản lý và đưa ra các quyết định can thiệp khi cần thiết.
5. Thông tin về hiện trạng, diễn biến diện tích và trữ lượng các tiểu khu rừng theo thời gian
Tiểu khu rừng là đơn vị cơ bản trong quản lý rừng. Sự thay đổi diện tích các trạng thái rừng và trữ lượng (khái toán) của các tiểu khu rừng là thông tin cơ bản cần thiết trong quản lý rừng và lâm nghiệp. Các tiểu khu là nơi cập nhật biến động giúp hệ thống xử lý và cung cấp thông tin đầu ra. Vì vậy, hệ thống thông tin quản lý phải thực hiện được sự cập nhật tối thiểu về các thông tin này.
6. Thông tin về diện tích rừng trồng mới và trồng cây phân tán:
Thông tin này cần cho việc cập nhật các chỉ tiêu phổ biến trong lâm nghiệp như: tỷ lệ diện tích rừng, diện tích rừng bình quân trên đầu người. Vì vậy hệ thống thông tin quản lý phải cập nhật các thông tin này.
7. Các thông tin bổ sung về tiềm năng cố định các bon của hệ thống rừng (khái toán).
Chương 3: HIỆN TRẠNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP TP HCM
Trong chương 2 đã trình bày hiện trạng về lâm nghiệp. Chương này trình bày các kết
quả thu thập dữ liệu về hiện trạng quản lý ngành lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở thu thập hiện trạng, sẽ cung cấp các căn cứ để hình thành các cơ sở dữ liệu đầu vào và các yêu cầu đầu ra cho hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp FORMIS.
3.1 PHÂN CẤP TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LÂM NGHIỆP
Hình 3. 1: Sơ đồ tố chức quản lý lâm nghiệp HCM tổng quát và phạm vi hệ thống thông tin quản lý