5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-
3.1.2 Thể chế, chính sách ngành lâm nghiệp 40
Trong những năm qua Thành phố đã ban hành nhiều chính sách, văn bản, nhằm tạo điều kiện phát triển ngành lâm nghiệp và bảo đảm cuộc sống cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng có điều kiện sống tốt để hoàn thành tốt công tác bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định số 7506/1999/QĐ-UB-CNN ngày 08/12/1999 về ban hành quy định khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng phòng hộ ở huyện Cần Giờ đã quy định việc tăng tiền nhận khoán bảo vệ rừng từ 70,000đ/ha tăng lên 185,000 đ/ha/năm.
- Quyết định số 65/QĐ-UB-NN ngày 28/11/2000 về ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 8413/QĐ-UB ngày 12/12/2001 về việc duyệt Dự án đầu tư Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Quyết định số 7506/1999/QĐ-UB-CNN ngày 08/12/1999 về ban hành quy định khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng phòng hộ Cần Giờ. Sau đó là các Quyết định số 95/2003/QĐ-UB ngày 11/06/2003 và Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 08/03/2006 về việc điều chỉnh mức tiền công khoán bảo vệ rừng phòng hộ huyện Cần Giờ. Nâng mức tiền công khoán bảo vệ rừng từ 185.000đ/ha/năm lên 316.000đ/ha/năm và 495.000đ/ha/năm, cao hơn so với mức quy định của trung ương hiện nay là 100.000đ/ha/năm.
- Quyết định số 1347 – 1348 – 1349/QĐ-UB ngày 13/09/1993 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Dự án Lâm ngư nghiệp và định canh định cư trong rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 5700/QĐ-UB-KTNN ngày 04/08/1995 của UBND hành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Bản quy định về khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi, tái sinh rừng và trồng rừng thuộc rừng phòng hộ môi trường, rừng đặc dụng ở thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 2700/QĐ-UB năm 1995 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về chính sách quản lý động vật hoang dã;
- Chỉ thị số 10/CT-UB-KT ngày 08/04/1997 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về đẩy mạnh phong trào trồng cây, gây rừng, bảo vệ cây xanh;
- Chỉ thị số 10/CT-UB ngày 15/03/1998 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác bảo vệ rừng, quản lý và kinh doanh rừng ngập mặn Cần Giờ;
- Chỉ thị số 17/1998/CT-UB-KT ngày 09/05/1998 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về đẩy mạnh phong trào trồng cây, gây rừng, bảo vệ cây xanh thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 06/01/2004 về việc phê duyệt khoanh vùng chim thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ: Sân chim Vàm Sát 602,5 ha, Đầm Dơi 123,2 ha, Đảo khỉ 482 ha.
- Quyết định số 17/2011/QĐ – UBND ban hành ngày 18/3/2011 về Phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- Tuy nhiên, thành phố cũng có văn bản làm hạn chế phát triển rừng như Quyết định số 3172/QĐ-UB-CNN ngày 02/06/1999 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc nghiêm cấm tỉa thưa rừng phòng hộ Cần Giờ.
Nhằm phân phối tiền bảo vệ rừng của các đơn vị và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng trong thời gian 30 năm. Thành phố đã mạnh dạn cấp thêm kinh phí bảo vệ ngoài 50.000 đ/ha của Trung Ương để đảm bảo cuộc sống người giữ rừng sống trong điều kiện khó khăn.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh và vững bước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện 16 chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế mà Thành phố có tiềm năng và lợi thế phát triển trong đó có ngành chế biến gỗ, trong thực tế chương trình này khó thực hiện, không khả thi do việc quản lý còn chồng chéo, đất để trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu không thực hiện được mặc dù đã có quy hoạch hoặc đất để trồng rừng thì manh múm và đất xấu nên không hiệu quả.
Khuôn khổ pháp lý hiện nay đã tạo nên nhiều mặt tích cực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thế giới như lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng bền vững chưa được phổ biến rộng rãi dẫn đến nhầm lẫn trong công tác quản lý.