HIỆN TRẠNG THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 62)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-

3.3HIỆN TRẠNG THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

TẠO VÀ KHUYẾN LÂM

Trong giai đoạn từ năm 2001-2010, Thành phố đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kết quả, tiến bộ kỹ thuật trong nhiều lãnh vực vào công tác

bảo vệ và phát triển rừng, cây xanh đô thị nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị về kinh tế - môi trường của rừng, cây xanh.

Về lâm sinh học

- Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện công tác quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Nghiên cứu về sự phân bố các quần xã thực vật của rừng ngập mặn Cần Giờ. - Nghiên cứu về đa dạng sinh học thực vật của rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Xây dựng ô định vị theo dõi diễn biến tài nguyên rừng ngập mặn huyện Cần Giờ Tp.HCM.

- Nghiên cứu diễn thế tự nhiên của rừng ngập mặn Cần Giờ bị ảnh hưởng của Bão Durian (2006).

- Nghiên cứu, điều tra tình hình sâu bệnh hại cây Đước (Rhizophora apiculata) và cây Mấm trắng (Avicennia alba) rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Xây dựng các mô hình trồng rừng hỗn giao, nông lâm kết hopjwbawfng các loài cây bản địa trên đất ngập phèn huyện Bình Chánh.

- Đánh giá chất lượng rừng Đước trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp lâm sinh về cơ chế quản lý nhăm phát triển bền vững rừng phòng hộ huyện Cần Giờ Tp.HCM.

- Khảo sát đánh giá các phương thức lâm sinh đã thực hiện đối với rừng Đước trồng tại Cần Giờ.

Giống cây trồng lâm nghiệp

- Chọn lọc và nhân giống bằng phương pháp cấy mô các giống Bạch đàn (Eucaliptus spp.).

- Nhân giống vô tính (hom cành) các giống Bạch đàn, Keo lai (Acaciahyprid), Phi lao (Casuarina equisetifolia).

- Xây dựng quy trình kỹ thuật gieo ươm, trồng cây Cóc đỏ (Lumnitzeralittorea)

phục vụ trồng rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Nghiên cứu phát triển những loài cây trồng chịu mặn không thuộc họ cây rừng rừng ngập mặn trên đồng ruộng.

- Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata).

- Chọn lọc và nhân giống các loài cây bản địa của các hệ sinh thái rừng để trồng sưu tập tại huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Vườn thực vật Củ Chi.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất cung ứng hoa kiểng phù hợp với điều Tp.HCM.

- Chọn lọc và nhân giống một số loài cây rừng làm nguyên liệu để sản xuất cây kiểng bonsai và cây cảnh nội thất.

- Nhân giống và trồng thử nghiệm Tre Lục trúc trên các vùng sinh thái khác nhau tại Tp.HCM.

- Xây dựng quy trình kiểm soát công tác sản xuất (gieo ươm, chăm sóc cây) cây giống để quản lý theo chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp.

Về lâm nghiệp xã hội

- Tổ chức phát triển công tác giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức và hộ gia đình để chăm sóc bảo vệ. Tổng diện tích được cấp kinh phí giao khoán bảo vệ: 30.768,82 ha. Trong đó:

+ Phân theo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 29,92 ha; Rừng phòng hộ: 30.738,90 ha; Rừng sản xuất: 0,00 ha.

+ Phân theo huyện: Rừng đặc dụng Trạm Thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo thuộc Chi cục Lâm nghiệp quản lý (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) : 29,92 ha; Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ : 30.436,19 ha; Rừng phòng hộ huyện Bình Chánh : 262,68 ha; Rừng phòng hộ huyện Củ Chi: 40,03 ha.

- Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với cách tiếp cận Tổng giá trị kinh tế (TEV: Total economic value).

- Hiện trạng và giải pháp canh tác kết hợp rừng Đước với nuôi tôm quảng canh, cải tiến theo hướng bền vững.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch trong phạm vi Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước trồng Cần Giờ.

Ứng dụng công nghệ của hệ thống thông tin địa lý (GIS: Geographical Information System).

- Sử dụng ảnh viễn thám xã định độ che phủ thực vật khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng dữ liệu hệ thống bản đồ nền phục vụ công tác xây dựng bản đồ trọng điểm phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn Tp.HCM.

- Xây dựng dữ liệu hệ thống bản đồ nền phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng khu vực Tp.HCM.

- Xây dựng bản đồ quản lý trại, hộ nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tp.HCM.

Đánh giá chung

Trên đây là nội dung tóm tắt một số công trình nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của thành phố trong thời gian qua. Có thể nói đây là những hoạt động nghiên cứu ứng dụng đóng góp không nhỏ cho công tác quản lý và sự phát triển của ngành lâm nghiệp nói riêng và nền kinh tế - xã hội khu vực thành phố nói chung.

Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác nghiên cứu cũng còn những hạn chế nhất định, trong đó, chưa có một đơn vị quản lý thống nhất hệ thống lưu trữ thông tin tài liệu chuyên ngành lâm nghiệp của thành phố để làm cơ sở cho việc cung cấp, hướng dẫn hoặc chuyển giao các thành tựu nghiên cứu đã đạt được.

Điểm qua các nội dung nêu trên, ngoài những nghiên cứu cơ bản về rừng, thì những ứng dụng kỹ thuật lâm sinh mang lại hiệu quả cao nhất cho việc phát triển rừng, đặc biệt là những ứng dụng công nghệ nhân giống cây trồng lâm nghiệp đã góp phần cung ứng nguồn giống cây lâm nghiệp chất lượng cao cho các tỉnh để trồng rừng theo chương trình 661.

Tuy nhiên với đặc thù là một đô thị đặc biệt, ngành lâm nghiệp cần phải đóng góp nhiều hơn nữa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đô thị, phát triển tài nguyên rừng bền vững trong hiện tại và cả tương lai nhưng lại chưa có những nghiên cứu ứng dụng về phát triển nền lâm nghiệp đô thị, sử dụng tài nguyên rừng hợp lý.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa được chú trọng, chưa áp dụng được công nghệ sinh học trong việc chọn giống và nhân giống, chỉ mới bắt đầu thử nghiệm việc chọn giống và nhân giống cây lâm nghiệp qua việc cấy mô và giâm hom các loài như: lan, Ngọc điểm, Bạch đàn trắng, Keo lai. Trong chế biến gỗ, chỉ có một số ít các dây chuyền chế biến có công nghệ cao, nhưng vẫn còn manh mún trong các xí nghiệp chế biến gỗ phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, mới chỉ bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh và ảnh hàng

Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành lâm nghiệp thành phố đã và đang diễn ra với rất nhiều nỗ lực, nhưng việc tuyển dụng và đào tạo cũng như quy hoạch cán bộ trẻ vẫn còn hạn chế, đặc biệt trình độ ngoại ngữ của cán bộ viên chức ngành lâm nghiệp cực kỳ yếu so với các ngành khác.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 62)