5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-
1.5.2. Phân tích yêu cầu và xác định phạm vi hệ thống FORMIS 2 7-
Sau khi phân tích tình hình thực tế quản lý các loại rừng trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là từ khi Thành phố có Quyết định Số: 07/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc phê duyệt phương án thống nhất quản lý rừng phòng hộ môi trường, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, trong đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt quy hoạch, phương án quản lý rừng và đất lâm nghiệp, phát triển rừng phòng hộ và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 theo đúng quy định; hướng dẫn việc tổ chức, trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Như vậy, có thể nói đầu mối quản lý lâm nghiệp chính là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó, UBND Huyện Cần Giờ có trách nhiệm trực tiếp quản lý rừng ngập mặn. Tuy nhiên, do quản lý rừng là quản lý chuyên ngành, trên thực tế việc quản lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ chủ yếu là do Ban Quản Lý RPH phụ trách. Vì vậy, qua nghiên cứu, nhóm đề tài thấy rằng các tổ chức có liên quan sẽ tham gia hệ thống FORMIS bao gồm:
- Cấp chiến lược: Sở Nông nghiệp và PTNT (Phó Giám Đốc phụ trách Lâm nghiệp) - Cấp chiến thuật: Chi Cục Kiểm lâm, Chi Cục Lâm nghiệp và Ban QLRPH Cần
Giờ.
- Cấp tác nghiệp: Các chuyên viên phụ trách cập nhật dữ liệu hệ thống.
Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra nhu cầu thông tin của các cấp quản lý. Công việc này được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý hoặc quan sát các thông tin cần thiết trong quá trình làm việc và đề xuất các thông tin hỗ trợ. Ngòai ra, thực hiện thu thập các báo cáo hiện có để xác nhận các thông tin đã và đang được cung cấp tới các cấp quản lý và so sánh với nhu cầu thông tin của họ. Việc thu thập các báo cáo này còn cho biết nguồn cung cấp thông tin, định dạng của thông tin và định kỳ của thông tin.
Trong khung xác định phạm vi hệ thống, Ủy Ban Nhân dân Huyện Cần Giờ tuy có vai trò lớn trong quản lý Rừng Phòng hộ Cần Giờ, tuy nhiên, việc quản lý rừng ở đây rất chuyên sâu về chuyên môn quản lý rừng, ít liên quan đến quản lý kinh tế xã hội. Vì lý do đó, UBND Huyện Cần Giờ không cần thiết tham gia vào hệ thống FORMIS vì không thực tế trong quản lý.
Chương 2: HIỆN TRẠNG THÔNG TIN VỀ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
Sau khi đã phân tích quan điểm phát triển hệ thống và phân tích nhu cầu thông tin ở chương 1, trong chương này trình bày kết quả nghiên cứu phân tích hiện trạng thông tin về lâm nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm xác định các cơ sở thực tiễn cho thiết kế hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp.