Công tác quy hoạch phát triển rừng từ năm 2005 – 2009 50

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 60)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-

3.2.7.Công tác quy hoạch phát triển rừng từ năm 2005 – 2009 50

Từ năm 2005 – 2009, thành phố đa tiến hành quy hoạch phát triển rừng theo chương trình 5 triệu ha rừng.

Kết quả rà soát quy hoạch rừng sản xuất:

Theo thống kê rà soát, thì tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp có mục đích sản xuất là : 2.293,16 ha. Trong đó, rừng trồng là 1.735,98 ha và rừng tự nhiên (rừng ngập mặn) là 553,18 ha.

a. Huyện Bình Chánh

Tổng diện tích rừng sản xuất là : 528,82 ha, phân bố ở hai xã :

- Xã Lê Minh Xuân : 264,82 ha; do Nông trường Láng Le thuộc huyện Bình Chánh trực tiếp quản lý. Loài cây ưu thế là Keo tai tượng, Tràm chua (Úc).

- Xã Phạm Văn Hai : 264,00 ha; do hai đơn vị quản lý : Công ty cây trồng thành phố thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn có diện tích rừng trồng là 260,0 ha,trồng Bạch đàn, Tràm chua (Úc); và Chi cục Phát triển Lâm nghiệp 4,0 ha là vườn ươm cây giống lâm nghiệp.

b. Huyện Cần Giờ

Tổng diện tích rừng là 1.437,27 ha, trong đó rừng tự nhiên là 553,18 ha và rừng trồng là 884,09 ha phân bố trên 5 xã của huyện do hộ gia đình và UBND xã quản lý; số liệu thống kê có giảm sau khi thực hiện rà soát các lâm phần này trên bản đồ cũng như ngoài thực địa và đã được xác nhận của địa phương.

Bảng 3. 2: Diện tích rừng tại Cần Giờ Loại đất, loại rừng sản xuất Diện tích (Ha) Tổng cộng An Thới Đông Tam Thôn

Hiệp Lý Nhơn Long Hoà

Cần Thạnh Cộng 1.437,27 129,30 101,89 862,36 300,82 42,90

Rừng tự nhiên 553,18 252,36 300,82

Rừng trồng 884,09 129,30 101,89 610,00 42,90 Rừng tự nhiên là rừng ngập mặn gồm các loài cây như Mấm, Bần… phân bố ven sông rạch; Cóc, Chà là, Ráng ở các vùng đất cao ít ngập thuỷ triều. Rừng trồng với loài cây ưu thế là Đước và Dừa lá.

c. Huyện Củ Chi

Với diện tích rừng là 13,0 ha, trong khu vực đất quốc phòng trên địa bàn xã Phước Vĩnh An và do Sư đòan 9 Đồng dù (Quân đoàn 4) trực tiếp quản lý, đầu tư trồng.

d. Huyện Hốc Môn

Tổng diện tích rừng sản xuất là 278,01 ha, trên địa bàn hai xã :

- Xã Tân Thới Nhì : là 134,21 ha, gồm rừng trồng phân tán trong khu vực gồm nhiều loài cây : Bạch đàn, Keo lá tràm, Tràm chua, Xoài …; hiện do UBND xã quản lý.

- Xã Xuân Thới Sơn với diện tích là 143,8 ha của Trung tâm cai nghiện và giải quyết việc làm Nhị Xuân thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố, loài cây ưu

e. Quận 9

Tổng diện tích rừng hiện hữu là 36,06 ha phân bố trên địa bàn Phường Long Bình gồm : 11,47 ha do Công ty công viên lịch sử văn hoá dân tộc (Tổng công ty du lịch Sài Gòn) trực tiếp quản lý và 24,59 ha của hộ gia đình.

Mới đây thành phố vừa ban hành quyết định số 17 /2011/QĐ-UBND về Quyết định phê duyệt đề án quản lý bảo vệ rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đề án quy hoạch này thì trong tương lai diện tích rừng của thành phố sẽ tăng cao. Mục tiêu của việc quy hoạch nhằm:

- Giữ vững và phát triển ổn định diện tích rừng và cây xanh, độ che phủ của rừng và cây xanh từ 39,1% năm 2009 lên trên 40% vào năm 2025, trong đó độ che phủ của rừng từ 18,59% năm 2009 lên 20% vào năm 2025.

- Phát triển hệ thống công viên, vườn hoa đô thị để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, giao tiếp cộng đồng, nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân thành phố. Diện tích bình quân 7m2/ người, trong đó khu vực nội thành 2,4m2/người, các quận mới trên 7,1m2/người, khu dân cư các huyện ngoại thành trên 12m2/người.

- Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân tham gia bảo vệ rừng và cây xanh, đảm bảo ngang bằng thu nhập trung bình của nông dân ngoại thành.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển, bảo vệ bền vững các loại rừng và mảng cây xanh thành phố. Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trong ngành lâm nghiệp và cây xanh thành phố ở trình độ sau đại học từ 5 đến 10 người vào năm 2015 và đến 50 người vào năm 2020.

Ghi chú: - Tổng diện tích tự nhiên thành phố: 209.555 ha. Diện tích đất lâm nghiệp theo Quyết định 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009, đến năm 2020: 36.460 ha.

* Diện tích rừng phòng hộ tăng do chuyển đổi một số diện tích rừng sản xuất và cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch (đối với diện tích lớn liền vùng liền khoảnh).

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 60)