Mục tiêu quản lý cơ sở xác định thông tin quản lý lâm nghiệp tp Hồ

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 75)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-

3.9.2. Mục tiêu quản lý cơ sở xác định thông tin quản lý lâm nghiệp tp Hồ

Minh.

Tham khảo mục tiêu chiến lược của các đô thị trên thế giới, [26]; [27]; [28]… đề tài đề xuất 4 mục tiêu chiến lược ngành lâm nghiệp đô thị tại TpHCM như sau:

1. Bảo vệ và duy trì rừng đô thị hiện có

Duy trì và bào vệ mảng xanh hiện có nhằm mục đích tối đa hóa các lợi ích từ cây xanh.

2 . Gia tăng độ che phủ

Thành phố sẽ tăng độ che phủ từ 15% lên 20 % vào năm 2030 và 25% vào năm 2050 thông qua các chương trình trông cây trên đường phố , công viên và trồng cây phân tán trong khuôn viên.

3. Cải thiện đa dạng sinh học của rừng đô thị.

Cải thiện cơ cấu tuổi trong công viên và cây xanh đường phố. Gia tăng đa dạng loài nhằm bảo đảm quần thể trong một họ không quá 40% cá thể, trong một giống không quá 30% cá thể và trong một loài không quá 10% cá thể.

4. Gia tăng nhận thức và hành động của cộng đồng

Triển khai giáo dục cộng đồng về lợi ích của cây xanh và các yêu cầu chăm sóc bào dưỡng cây xanh. Hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng vào việc xanh hóa thành phố.

Như vậy, với mục tiêu phát triển lâm nghiệp nói trên, trong quản lý, ngành lâm nghiệp cần biết thông tin gì để đánh giá hiệu quả quản lý và ra các quyết định quản lý?

1. Mục tiêu duy trì và bảo vệ rừng hiện có:

Quản lý LN cần biết diện tích rừng, phân bố ở đâu, ai quản lý. Sự biến động diện tích rừng hiện có qua các năm.. Bên cạnh đó, các thông tin về chủ sử dụng cũng rất cần thiết.

2. Mục tiêu nâng cao độ che phủ:

Quản lý LN cần biết tổng diện tích tự nhiên, diện tích tán che của tất cả các thành phần mảng xanh đô thị như cây đường phố, công viên, cây phân tán trong khuôn viên và rừng tập trung.

Tuy nhiên, theo cơ chế hiện nay, cây đường phố, công viên thuộc phần quản lý của

Sở Giao thông Vận tải, chỉ có rừng và cây phân tán thuộc ngành Lâm nghiệp. Vì vậy

việc tính toán độ che phủ sẽ không đủ thông tin. Hiện nay chỉ tạm tính trên độ che phủ rừng.

3. Mục tiêu cải thiện đa dạng sinh học của rừng đô thị

Mục tiêu này đòi hỏi phải có thông tin về tổ thành loài trong các diện tích rừng tập trung và thông tin liên quan đến các diện tích rừng tập trung của các loài được trồng nhiều nhằm cải thiện tình trạng đa dạng sinh học.

Ngoài ra, việc cải thiện cơ cấu tuổi trong các diện tích thuần loại nhằm tránh tình trạng cây chết hàng loại cũng rất cần thiết.

4. Gia tăng nhận thức và hành động của cộng đồng

Mục tiêu này đòi hỏi phải biết hiện trạng cộng đồng (dân số); điều kiện sống (GDP) và các hoạt động mà ngành đã thực hiện nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc thực hiện các mục tiêu của ngành là bảo vệ , duy trì, phát triển rừng đô thị.

Với yêu cầu đó, bên cạnh thông tin về rừng thì các thông tin về hộ giữ rừng, các hộ nuôi động vật hoang dã, chế biến gỗ, nghiên cứu khoa học về Lâm nghiệp, các dự án hợp tác quốc tế về Lâm nghiệp, số lượng cây trồng phân tán… là rất cần thiết.

3.9.3. Tóm tắt khái quát nhu cầu thông tin quản lý Lâm nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

Nhu cầu thông tin quản lý lâm nghiệp được thu thập và nghiên cứu trong quá trình thu thập thông tin hiện trạng rừng và lâm nghiệp trên địa bàn thành phố. Với kết quả nghiên cứu trong chương 2 và 3, có thể khái quát nhu cầu thông tin quản lý lâm nghiệp chia làm 8 nhóm thông tin:

1. Thông tin liên quan đến bộ chỉ thị ngành lâm nghiệp

Danh mục các loại thông tin phục vụ quản lý

Bảng 3. 7: Thông tin liên quan đến bộ chỉ thị ngành Lâm nghiệp TT Loại thông

tin

Lý do – sự cần thiết của thông tin Ví dụ diễn giải 1 Kinh tế - xã hội chung Gắn kết bối cảnh phát triển kinh tế xã hội với sự phát triển của ngành lâm nghiệp

Dân số là áp lực lên phát triển rừng. GDP/người nói lên mức sống và nhu cầu gỗ, dịch vụ rừng..

2 Diện tích và trữ lượng rùng

Quản lý lâm nghiệp phải biết đang có bao nhiêu rừng? ở đâu? Có những loại nào?

Diện tích và trữ lượng các loại rừng phân theo địa bàn Quận, Huyện.

3 Kinh tế ngành lâm

Quản lý lâm nghiệp phải có mục tiêu và các hoạt động kinh

Giá trị sản xuất của LN, tốc độ phát triển LN, các hoạt động chế biến gỗ,

TT Loại thông tin

Lý do – sự cần thiết của thông tin

Ví dụ diễn giải

nghiệp tế LN, nuôi động vật hoang dã…

4 Xã hội liên quan đến LN

Quản lý LN có liên quan mật thiết với phát triển lâm nghiệp xã hội, phải có mục tiêu và các hoạt động xã hội.

Số lượng hộ giữa rừng, diện tích rừng đã giao khoán..

5 Đầu tư cho lâm nghiệp

Sự phát triển phụ thuộc vào mức độ quan tâm đầu tư

Đầu tư nghiên cứu khoa học, số vấn đầu tư cho LN.

2. Thông tin về rừng – rừng ngập mặn

Bảng 3. 8: Thông tin liên quan đến rừng và rừng ngập mặn TT Loại thông tin Lý do – sự cần thiết của

thông tin

Ví dụ diễn giải 1 Rừng tại các quận

huyện

Phục vụ cho nhu cầu đánh giá hiệu quả quản lý, đánh giá mục tiêu quản lý lâm nghiệp

Diện tích 3 loại rừng, diễn biến rừng..

2 Diện tích trữ lượng rừng ngập

mặn

Phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc các lô rừng

đã quá tuổi.

Diện tích trữ lượng phân theo tuổi.

3. Thông tin tra cứu về cây rừng thực vật

Bảng 3. 9: Thông tin liên quan đến kiến thức cây rừng TT Loại thông

tin

Lý do – sự cần thiết của thông tin Ví dụ diễn giải 1 Tra cứu thọ

mộc học

Dùng tra cứu trong quản lý, lập kế hoạch, tham khảo giáo dục môi

trường, hướng dẫn du lịch..

Tên khoa học, họ, bộ, đặc điểm sinh thái, hình thái..

2 Tra cứu tên Latin

Dựa vào tên Latin để diễn giải đặc trưng hình thái sinh thái của cây

rừng

4. Thông tin mạng lưới các đơn vị tham gia quản lý rừng

Bảng 3. 10: Thông tin liên quan đến liên lạc mạng lưới quản lý TT Loại thông

tin

Lý do – sự cần thiết của thông tin Ví dụ diễn giải 1 Địa chỉ -

liên lạc

Phục vụ cho sự liên lạc nối kết các bên liên quan trong quá trình vận hành của hệ thống quản lý LN

Tên, địa chỉ, liên lạc, chức năng, nhiệm vụ..

5. Thông tin tra cứu khoa học lâm nghiệp

Bảng 3. 11: Thông tin tra cứu khoa học lâm nghiệp

TT Loại thông tin Lý do – sự cần thiết của thông tin Ví dụ diễn giải 1 Kiến thức về

thực vật học của cây rừng, thực

vật đô thị..

Phục vụ cho nhu cầu tra cứu khi cần viết báo cáo, nghiên cứu, nhu

cầu giáo dục môi trường xanh, quảng bá du lịch..

Tên loài, họ bộ, đặc điểm thực vật.. Ý nghĩa của tên thực vật 2 Tra thông tin tên

latin

Phục vụ cho mở rộng hiểu biết tên khoa học.

Ý nghĩa của tên thực vật

6. Thông tin tra cứu về luật và thủ tục lâm nghiệp

Bảng 3. 12: Các loại thông tin tra cứu về lâm nghiệp

TT Loại thông tin Lý do – sự cần thiết của thông tin Ví dụ diễn giải 1 Các văn pháp qui

liên quan đến tất cả các tác vụ trong ngành LN

Phục vụ cho nhu cầu trích dẫn, tham chiếu khi viết báo cáo hoặc tra cứu khi xử lý vị phạm, thẩm tra vụ việc trong quản lý....

Luật bảo vệ rừng, các văn bản chính phủ, Thành phố..

2 Các thủ tục hành chính về LN

Phục vụ cho nhu cầu tập huấn, xử lý công việc về quản lý LN

Thủ tục cấp phép.. 3 Các công ước quốc

tế về LN mà Việt Nam tham gia

Phục vụ cho nhu cầu tập huấn, xử lý công việc về quản lý LN

\

7. Thông tin về KHCN và Hợp tác quốc tế

Bảng 3. 13: Thông tin về KHCN và Hợp tác quốc tế

TT Loại thông tin Lý do – sự cần thiết của thông tin Ví dụ diễn giải 1 Các đề tài KHCN đã

đầu tư về Lâm nghiệp

Giúp hoạch định nghiên cứu, kiểm tra sự trùng lắp chủ đề nghiên cứu..

Tên đề tài, cơ quan chủ trì.

2 Các dự án hợp tác quốc tế

Giúp hoạch định chiến lược hợp tác quốc tế

Tên dự án, đối tác…

8. Thông tin chi tiết về các tác nghiệp thuộc ngành Lâm nghiệp quản lý

Bảng 3. 14: Thông tin về các tác nghiệp do ngành Lâm nghiệp quản lý TT Loại thông tin Lý do – sự cần thiết của thông tin Ví dụ diễn giải 1 Thông tin về hộ giữ

rừng

Giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp xã hội, quản lý kinh phí bảo vệ rừng, đời sống người giữ rừng.

Danh sách hộ, tình hình nhân khẩu, diện tích nhận khoán… 2 Thông tin về hộ nuôi

động vật hoang dã

Giúp bộ phận kiểm lâm quản lý tình hình nuôi động vật hoang dã, hoạch định chính sách phát triển.. Tên chủ hộ, địa chỉ, loài nuôi… 3 Thông tin về các doanh nghiệp chế biến lâm sản

Giúp quản lý việc chế biến lâm sản, đặc biệt là gỗ trên địa bàn Thành phố

Tên doanh nghiệp, địa chỉ, năng lực, sản phẩm..

Với kết quả phân tích nhu cầu thông tin như trên, hệ thống FORMIS được dự kiến thiết kế thành 8 mô đun phục vụ cho 8 nhóm nhu cầu thông tin nêu trên và thông tin nhóm hướng dẫn sử dụng hệ thống.

Chương 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

Trong nội dung chương 2 và 3 đã trình bày hiện trạng thông tin rừng và hiện trạng thông tin quản lý. Các nội dung nghiên cứu này là cơ sở thực tế để giúp ích cho việc thiết kế cấu trúc của các cơ sở dữ liệu thông tin quản lý. Chương 4 này sẽ trình bày kết quả thiết kế cấu trúc hệ thống và thiết kế các cơ sở dữ liệu thành phần.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)