5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-
4.7.4. Chức năng lập báo cáo hiện trạng hoạt động lâm nghiệp 8 7-
+ Chức năng: Hỗ trợ người dùng kết xuất ra khung báo cáo hiện trạng hoạt động Lâm nghiệp của Thành phố để phục vụ cho lưu trữ, sao chép ra file văn bản để thực hiện biên tập lại báo cáo hàng năm.
+ Đối tượng sử dụng: Nhóm lập báo cáo LN.
+ Điều kiện tiên quyết: Người dùng phải có quyền truy cập và chỉnh sửa các sai sót do nhập liệu.
+ Yêu cầu:
Có thể xuất ra file có định dạng thông dụng như Word (*.doc). Word (*.docx) + Các bước thực hiện:
Bước 1: Người dùng kết nối vào cơ sở dữ liệu chỉ thị ngành Lâm nghiệp;(Chọn mơ nu chính)
Bước 2: Kiểm tra dữ liệu cập nhật từng chỉ thị (cho từng hạng mục báo cáo).
Bước 3: Chọn chức năng xuất ra file hoặc chỉ xem khung báo cáo;
Bước 4: Chọn mơ nu KHUNG BÁO CÁO LN. nhấn vào biểu tượng để xuất khung báo cáo hiện trạng hoạt động lâm nghiệp TP bằng cách chép từ phần mềm EXCEL sang dạng WORD;
Bước 5: Chọn các mơ nu khác để kết xuất các bảng biểu thông tin chi tiết cho từng chủ đề báo cáo.
+ Trường hợp chức năng không thực hiện được:
File không thể ghi: Báo lỗi và yêu cầu chọn nơi lưu file;
Khung báo cáo không đầy đủ các chỉ thị cần thiết theo yêu cầu; xem lại cập nhật chỉ thị đó hoặc tạm lấy dữ liệu năm trước.;
Không thể xuất file theo định dạng được chọn: Chỉ những định dạng có hỗ trợ xuất file *.doc và File *.docx mới hiển thị cho người dùng lựa chọn nên lỗi này là không thể xảy ra.
4.7.5. Lược đồ và mối quan hệ giữa các cơ sở dữ liệu:
CSDL Chi Thị ngành
LN Rừng Ngập mặn Rừng khác
ID_CT Chinh ID_CQ Quản lý ID_Cấp quản lý
TenChinhDayDu ID_ Chủ Sử dụng Rừng ID_CQ Quản lý
Năm ID_Tiểu Khu R ID_Loại rừng
ID_Trạng thái rừng ID_ Địa phương ……
Hộ nuôi ĐVHD CQ Quản lý
CSDL Tên Latin – Việt
ID_Chù hộ ID_Cấp quản lý Vần A
Quận. Huyện ID_CQ Quản lý Vần B
Địa chỉ ID_Loại rừng
Loài nuôi
DN Chế biến gỗ Chủ sử dụng rừng Thực vật – Cây rừng
Loại Sản phẩm ID_Chủ sử dụng rừng ID_Loại rừng
Sản lượng thiết kế Tổng diện tích ID_Họ thực vật
Sản lượng thực tế Loại rừng
Tổng Doanh thu USD Xuất khẩu Dự kiến DT quý sau…
Dự án HTQT CSDL đầu tư cho LN Đề tài NCKH
ID_ Dự án ID_ CQ Quản lý ID_Loại vấn đề
Tổ chức Loại đầu tư Chủ nhiệm
Nội dung dựa án Chủ trì
Năm thực hiện Bắt đầu
Ghi chú Kết thúc
Kinh phí
Hộ giữ rừng KHUNG BÁO CÁO => KẾ
HOẠCH
ID_ Hộ giữa rừng 2012
Tiểu khu 2013
Tổng diện tích …….
. . . 2020
Hình 4. 13: Lược đồ và mối quan hệ giữa các cơ sở dữ liệu
Trừ các CSDL tra cứu tên, thực vật rừng, tất cả các cơ sở dữ liệu đều phục vụ cho việc cập nhật các chỉ thị lâm nghiệp nhằm tổng kết thành khung báo cáo hàng năm và năm năm.
Chương 5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÂM
NGHIỆP
Hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp Tp HCM được đặt tên “thương mại” là hệ thống FORMIS-HCM. Nội dung hướng dẫn sử dụng là một trong các sản phẩm giao nộp của đề tài, vì vậy chương 5 trình bày trong báo cáo “Tài liệu hướng dẫn sử dụng FORMIS”
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Với những yêu cầu thông tin đa dạng và phức tạp trong quản lý rừng và lâm nghiệp, hệ
thống quản lý dựa trên giấy tờ không còn đáp ứng do mất nhiều thời gian truy cập, tính toán. Hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp nói riêng kết hợp được thông tin
không gian (bản đồ) và dữ liệu khoa học và quản lý cho phép truy cập nhanh, kết xuất nhiều thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý. Vì vậy, xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lâm nghiệp là yêu cầu hết
sức cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh (FORMIS-HCM). phục vụ theo dõi, quản lý, lập kế hoạch và dự báo, xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp đô thị.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tóm tắt trong các điểm sau đây:
1. Đã thực hiện tổng quan tài liệu về hai loại hệ thống thông tin quản lý rừng và thông tin quản lý lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy các hệ thống thống tin quản lý rừng phục vụ cho điều chế rừng, không phù hợp với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp.
2. Trên cơ sở tổng quan. đề tài đã xây dựng quan điểm hình thành hệ thống FORMIS-HCM: phù hợp với nhu cầu sử dụng. có thể cập nhật định kỳ hàng năm; có cấu trúc mở, linh hoạt, trình độ không quá phức tạp, phù hợp với trình độ nhân lực hiện nay và tương thích với việc sử dụng các phần mềm khác trong quản lý nhà nước hiện nay.
3. Từ phân tích nhu cầu thông tin. cho thấy có 5 nhóm thông tin cần thiết cho quản lý lâm nghiệp: (1) Thông tin bộ chỉ thị ngành lâm nghiệp. bao gồm thông tin về sửa dụng đất và rừng; (2) thông tin mạng lưới quản lý; (3) thông tin tra cứu khoa học lâm nghiệp; (4) thông tin tra cứu về luật và thủ tục lâm nghiệp; (5) thông tin về KHCN và Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
4. Đã nghiên cứu phân tích hiện trạng thông tin về lâm nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm xác định các cơ sở thực tiễn cho thiết kế hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp.Kết quả thu thập cho thấy rừng và đất lâm nghiệp chi hiện có ở 5 Quận Huyện: Cần Giờ, Hốc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và Quận 9, trong đó đáng kể là rừng ngập mặn ở Cần Giờ.
5. Về chủ quản lý rừng. ở Tp có 5 loại: Doanh nghiệp Nhà nước, Ban Quản lý rừng. Hộ gia đình, Đơn vị lực lượng vũ trang và Khác (UBND). Đối với chủ sử
dụng rừng có 18 đầu mối tại TpHCM: (1) BQL RPHMT Cần Giờ; (2) Chi Cục LN; (3) Cty Minh Thành; (4) Du Lịch Vàm Sát; (5) Hạt KL Cần Giờ; (6) NT.Gò vấp;(7) NT quận 5; (8) Lâm viên Cần giờ; (9) Tổng đội I – TNXP; (10) TT DV HK NN Bình chánh; (11) Cty Cây trồng tp; (12) Chi cục lâm nghiệp; (13) Sư đoàn 9 - quân đoàn 4; (14) Khu DTLSĐĐ Củ Chi; (15) Công ty CV VHLSDT; (16) TT Nhị xuân- TNXP; (17) Hộ gia đình; (18) Khác – UBND.
6. Về diễn biến rừng . từ 2005 – 2010; diện tích đất lâm nghiệp có biến động theo chiều hướng tích cực (35.295.9 năm 2000) thành 41.634 năm 2009. Thành phố có cả 3 loại rừng đặc dụng. phòng hộ (chủ yếu) và rừng sản xuất. Trong công tác phát triển rừng. Thành phố có trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán. Độ che phủ rừng và trữ lượng rừng có chiếu hướng tăng.
7. Đã thực hiện khảo sát và đánh giá về hiện trạng quản lý ngành lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp các căn cứ đề hình thành các cơ sở dữ liệu đầu vào cho hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp FORMIS. Kết quả cho thấy hệ thống quản lý hiện nay tin giản còn 3 cấp: (I) Sở NN&PTNT; (II) Chi Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm. Ủy ban ND Huyện Cần Giờ chỉ đạo Ban quản lý rừng Phòng Hộ và (III) Các Chủ quản lý và sử dụng rừng.
8. Về thể chế chính sách lâm nghiệp, UBND TP đã ban hành nhiều văn bản pháp qui. Công tác quản lý bảo vệ rừng đã đi vào nề nếp, quản lý lâm sản, vi phạm bảo vệ rừng được thống kê đầy đủ, công tác giao khoán bảo vệ rừng đã ổn định, công tác quy hoạch phát triển rừng được quan tâm. Công ngiệp chế biến gỗ và nuôi động vật hoang dã ở Thành phố khá phát triển. Du lịch sinh thái cũng được đẩy mạnh. Công tác khuyến lâm được thúc đẩy, đầu tư về lâm nghiệp được Thành phố quan tâm nhưng chưa nhiều. đầu tư KHCN còn ít và Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp còn yếu.
9. Vể thông tin lâm nghiệp đã có tiến bộ, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý rừng đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc ứng dụng CNTT còn bị động, chỉ thực hiện theo nhu cầu báo cáo cho cấp trên mà chưa làm cho ứng dụng CNTT trở thành công cụ của quản lý. Bộ chỉ thị quản lý ngành lâm nghiệp chưa hình thành.
10. Xuất phát từ kết quả khảo sát hiện trạng rừng và lâm nghiệp cũng như công tác quản lý, đề tài đã áp dụng mô hình RAD (Rapid Application Development) thiết kệ hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp gồm 6 mô đun chính: (1) Quản lý bộ chỉ thị ngành Lâm nghiệp TpHCM; (2) Quản lý rừng . trọng tâm là rừng ngập mặn; (3) Môn đun tra cứu KH lâm nghiệp; (4) Mô đun tra cứu luật và thủ tục lâm
nghiệp; (5) Mô đun quản lý dự án HTQT và đề tài KHCN Lâm nghiệp và (6) Mô đun hướng dẫn sử dụng hệ thống.
11. Đã hình thành 7 cơ sở dữ liệu chính: CSDL Bộ chỉ thị LN; CSDL rừng và Rừng ngập mặn; CSDL mạng lưới quản lý; CSDL thực vật cây rừng; CSDL tên Latin- Việt cho thực vật; CSDL luật và thủ tục; CSDL các tác nghiệp quản lý.
12. Giải pháp công nghệ chính của hệ thống: Hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp TpHCM (FORMIS) được xây dựng bằng công cụ lập trình MS Visual Studio 2010, trên nền tảng Dot Net Framework 3.5, sử dụng ngôn ngữ lập trình C#. Cơ sở dữ liệu được thiết kế theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005.
13. Hệ thống có 7 qui trình chính. có 3 tác nhân : Nhóm sử dụng. nhóm quản lý chỉ thị và lập báo cáo ngành LN, nhóm quản lý rừng. Các chức năng năng chính của hệ thống đã được phân tích đầy đủ về yêu cầu kỹ thuật theo qui định thiết kế phần mềm của Bộ Thông tin truyền thông cũng như trình bày rõ lược đồ quan hệ giữa các CSDL.
14. Cuối cùng sản phẩm chính của đề tài là hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp FORMIS hướng dẫn sử dụng đầy đủ được biên soạn thành tài liệu riêng./.
KIẾN NGHỊ
1) Tin học hóa quản lý bằng hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi hệ thống thực phải vận hành theo hệ thống. nghĩa là các thành phần quản lý phải có sự phối hợp và chia sẻ thông tin thường xuyên, định kỳ. Vì vậy, để hệ thống hỗ trợ được cho công tác quản lý lâm nghiệp của Thành phố, ngoài nhóm sử dụng hệ thống (đa số cán bộ quản lý) Sở Nông nghiệp và PTNT phải cử người phụ trách 2 nhóm tác nhân chính:
1. Nhóm quản lý chỉ thị và lập báo cáo kế hoạch LN: là cán bộ phụ trách thông tin cho lãnh đạo Sở, chuyên tiếp nhận thông tin báo cáo từ các đơn vị đồng thời là cán bộ tham mưu, có trình độ đánh giá phân tích dữ liệu, sử dụng kết quả của hệ thống FORMIS để xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm.
2. Nhóm quản lý rừng: là cán bộ phụ trách báo cáo thống kê rừng của Chi Cục Kiểm lâm. Cán bộ này nhận thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ, các Quận Huyện có rừng.
2) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý là công việc mới mẽ đối với nước ta, ít nơi có kinh nghiệm. Vì vậy, kết quả của đề tài chắc chắn sẽ còn có nhiều thiếu sót
khi vận hành hệ thống trong thực tế. Nhóm nghiên cứu sẽ có trách nhiệm chỉnh sửa và bảo hành trong thời gian một năm. Sau thời gian đó, Thành phố có thể đầu tư nâng cấp và nghiên cứu chuyển hệ thống MIS thành hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System) giúp cho Lành đạo ngành Lâm nghiệp công cụ hữu hiệu để quản lý.
3) Bên cạnh hệ thống thông tin quản lý ngành. Thành phố có thể đầu tư một hệ thống thông tin quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (quản lý rừng ngập mặn theo hướng bảo tồn) để hỗ trợ cho ban Quản lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ có công cụ quản lý, xây dựng kế hoạch chăm sóc vệ sinh rừng nhằm bảo đảm rừng ngập mặn phát triển bền vững.
4) Qua nghiên cứu hiện trạng quản lý rừng và lâm nghiệp, cho thấy số dự án hợp tác quốc tế còn ít, đề nghị xây dựng website cho rừng ngập mặn để quảng bá, thu hút các nhà khoa học trên thế giới đến thành phố hợp tác nghiên cứu.
5) Số đề tài đầu tư nghiên cứu về rừng và lâm nghiệp trong thời gian qua cũng không nhiều. Đề nghị Thành phố quan tâm nghiên cứu một số khía cạnh sau đây: - Nghiên cứu phục hồi rừng đước bị chết vì sâu bệnh.
- Giải phát tăng cường đa dạng sinh học cho các khu vực đất rừng ngập mặn không còn ngập bởi nước thủy triều, biến các vùng hoang hóa thành công viên và là nơi dự trữ đất rừng ngập mặn khi nước biển dâng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viên Ngọc Nam,(2004). Báo cáo đề tài: Nghiên cứu xây dựng một số biểu lâm nghiệp để phục vụ công tác quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.
2. Cục Kiểm Lâm,(2010). Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm kiểm lâm. 3. G.SATYANARAYANA REDDY, R.S., SRIKANTH REDDY RIKKULA,
VUDA SREENIVASA RAO,.(2009). Management Information System To Help Managers For Providing Decision Making In An Organization.
4. Caldwell, J.G.(2009). Approach to Management Information System Design. 21/11/2010]; Có trên Website:
http://www.foundationwebsite.org/ApproachToMIS.pdf.
5. PAC, C.(2008). How To Develop a Management Information System (MIS). 21/11/2010]; Có trên Website: http://ceris.metropolis.net/pac/pac07.pdf. 6. Solutions, H.S.(2010). Forestry monitoring (DIMS). 20/11/2010]; Có trên
7. Technology, T.(2010). Yibin forestry management information system. 20/11/2010]; Có trên Website:
http://www.otitan.com/info/20071226/20071226145024.shtml.
8. Forestreefact.(2010). Forest management cycle. 20/11/2010]; Có trên Website:
http://www.forestreefacts.com/.
9. Paltech.(2010). Forestry Information System (FIS). 27/4].
10. Evelynne Wrangler, et al.(2009). National Forest Information System: Enabling Frameworks To Monitor Canada's Forests. 30/6]; Có trên Website:
HTTP://WWW.FAO.ORG/DOCREP/ARTICLE/WFC/XII/0599-B1.HTM.
11. Division, C.F.(2008). Forestry Management Plan. 20/11/2010]; Có trên Website: http://www.gtz-
mnr.org.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=8.
12. Nguyễn Hiếu Trung.(2004). ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỊA PHƯƠNG CẤP PHƯỜNG, XÃ.
21/11/2010]; Có trên Website:
http://www.ctu.edu.vn/colleges/tech/bomon/ttktmoitruong/nhtrung/QLDP.pdf.
13. FPT.(2010). Các hệ thống thông tin. 21/11/2010]; Có trên Website: http://fpt-
is.com/products-solution/gis-application.
14. Cục Lâm nghiệp.(2008). VĂN KIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN NGÀNH LÂM NGHIỆP. 21/11/2010]; Có trên Website:
http://www.vietnamforestry.org.vn/NewsFolder/FORMIS_ProjectDoc_VN.pdf.
15. Đại sứ quán Đan Mạch.(2010). Dự án HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN. Có trên Website: http://www.ambhanoi.um.dk/vi/menu/hotrophattrien/Kh%C3%AD+h%E1%BA %ADu+v%C3%A0+n%C4%83ng+l%C6%B0%E1%BB%A3ng/Nh%E1%BB% AFng+s%C3%A1ng+ki%E1%BA%BFn+%E1%BB%A9ng+ph%C3%B3+v%E 1%BB%9Bi+bi%E1%BA%BFn+%C4%91%E1%BB%95i+kh%C3%AD+h%E1 %BA%ADu/HThngThngTinQunLRngNgpMn/.
16. Krause, G.(2009). Hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin quản lý. 21/11/2010]; Có trên Website: http://www.wastewater-
vietnam.org/publications/webdownloads/394650/090506-MIS_Guideline-Ha-
EN_VN-Final.pdf.
17. Nam, V.N.,(2008). Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bào tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 2008, Đại học Nông Lâm. TpHCM.
18. Phạm Quang Thu,(2011). Nghiên cứu, điều tra tình hình sâu bệnh hại cây Đước (Rhizophora apiculata), cây Mấm trắng (Avicennia alba) rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp quản lý dịch hại, 2011, Viện Khoa học Lâm nghiệp miển Nam.
19. Phạm Thế Dũng,(2010). Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora
quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ, 2010, Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ Tp.HCM.
20. Nguyễn Thành.(2007). Chọn lọc và nhân giống một số loài cây rừng làm nguyên liệu để sản xuất cây kiểng.
21. Lê Đức Tuấn,(2011). Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ, 2011, Chi cục Lâm nghiệp TpHCM.
22. Phạm Ngọc Nam.(2008). Định hướng sử dụng một số loài tre chủ yếu trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
23. An, V.T.L. and T.K. Hồng,(2009). Xử lý bảo quản chống mốc cho tre bằng chitosan, 2009, Đại học Nông Lâm. TpHCM.
24. E. W. Ted Robak, B.R.M.(2009). Forest Management Information
System(FMIS) - An integrated approach to forest management 29/3/2011]; Có trên Website: http://www.gisdevelopment.net/technology/gis/techgi0052a.htm. 25. Egon Walter Wildauer, Christel Lingnau, and A.R. Higa.(2006). Forest
Management Information System. 30/6]. 26. City of Sydney,(2012). Urban Forest Strategy.
27. City of Guelph,(2009). OVERVIEW OF THE FRAMEWORK FOR A
STRATEGIC URBAN FOREST MANAGEMENT PLAN FOR THE CITY OF GUELPH.
28. Aberdeen City,(2005). Forest and Woodland Strategy for Aberdeenshire & Aberdeen City.
29. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP),(2005). Bộ chỉ tiêu giám