5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-
3.2.3 Công tác quản lý lâmsản 44
Song song với công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường hoạt động thanh trong lĩnh vực kinh doanh lâmsản và động vật hoang dã được tăng cường.
Trong năm 2007 đã phát hiện và xử lý 184 vụ vi phạm vận chuyển, mua bán, tàng trữ gỗ, lâm sản và động vật hoang dã, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2006. Qua công tác xử lý vi phạm đã thu phạt nộp ngân sách 1.869.343.000 đồng và tịch thu số lượng tang vật như sau:
Hình 3. 3:Tình hình vi phạm quản lý lâm sản
Theo số liệu thống kê trong các năm qua, cho thấy tình hình quy phạm có nhiều biến động qua các năm. Năm 2008 là năm có số vi phạm cao nhất với 291 vụ, tuy nhiên từ 2008 đến nay tinh hình vi phạm đã giảm mạnh. Năm 2010 là năm có số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng thấp nhất trong hàng chục năm qua.
Phá rừng trái phép
Hình 3. 4: Diễn biến số vụ phá rừng trái phép
Số vụ phá rừng trái pháp luật và diện tích rừng bị phá đều có nhiều biến động từ năm 2001 đến 2010. Theo hinh trên chúng ta có thể thấy những năm gần đây (2005 -2010) số vụ vi phạm và diện tích rừng bị phá cũng giảm hơn nhiều so với những năm trước đó (2001 – 2004). Năm có số vụ phá rừng cao nhất là năm 2008 trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010. Từ năm 2008 đến nay số vụ vi phạm đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 7 vụ trong năm 2010.
Hình 3. 5: Vi phạm quy định về quản lý ĐVHD
Diễn biến các vụ vi phạm quy định về quản lý ĐVHD từ 2005 – 2010, có thể chia làm 2 giai đoạn. Từ năm 2005 – 2007, số vụ vi phạm tăng nhanh trung bình 102%/năm. Từ năm 2007 – 2010, số vụ vi phạm đã giảm mạnh gần 30 vụ/năm.
Bên cạnh, công tác kiểm tra kiểm soát lâm sản, động vật hoang dã hàng năm luôn được tăng cường. Đến nay công tác quản lý đã đạt hiệu quả cao hơn, số lượng động vật gây nuôi trên địa bàn tăng nhanh qua các năm. Các cá nhân gây nuôi động vật hoang dã cũng có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo an toàn.
Trong năm 2007, Chi cục Lâm nghiệp đã cấp 37.709 mã số thẻ CITES để doanh nghiệp lập thủ tục xuất khẩu 22.976 thẻ CITES cho các doanh nghiệp xuất khẩu: 10.800 con cá sấu sống, 10.121 tấm da cá sấu muối, 2.037 tấm da thuộc, 2000 tấm da lưng cá sấu, cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt xuất bán nội địa 9.874 con cá sấu, 249 tấm da trăn.
Chi cục LN đã có văn bản khuyến cáo và tổ chức tổng kiểm tra an toàn chuồng trại gây nuôi động vật hoang dã của 73 doanh nghiệp và hộ nuôi cá sấu, 98 hộ nuôi gấu. Qua kiểm tra đã phát hiện 8 tổ chức và hộ gia đình có chuồng trại không đảm bảo an toàn, Chi cục đã lập biên bản yêu cầu gia cố và khắc phục.
Một vấn đề đang gây khó khăn cho công tác quản lý động vật hoang dã đó là việc vận chuyển động vật hoang dã trái phép. Các đối tượng vi phạm dùng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau và cố gắng luồng lách để vận chuyển trái phép ngày càng gia tăng gây khó khăn cho việc kiểm soát.
Hình 3. 6: Diễn biến vi phạm vận chuyển lâm sản trái phép
Nhìn chung thì diễn biến các vụ vi phạm vận chuyển lâm sản có nhiều biến động tăng giảm thất thường qua các năm. Tương tự như tình hình vi phạm quy định về quản lý ĐVHD, số vụ vi phạm vận chuyển lâm sản trái phép từ năm 2008 đến nay đã giảm cả về số vụ vi phạm và lượng lâm sản bị tịch thu. Trong giai đoạn 2005 – 2008, số lượng lâm sản bị tịch thu tăng lên đáng kể 180,56 m3 gỗ.
Hình 3. 7: Số lượng các vụ vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng Trong các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng thì số vụ vi phạm về vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép chiếm số lượng cao nhất trong tất cả các năm, kế đến là vi phạm về quản lý động vật hoang dã.
Như vậy, qua phân tích diễn biến các vụ vi phạm về luật bảo vệ và quản lý rừng ta thấy từ 2005 đến 2008 tình hình vi phạm có nhiều biến động và có xu hướng tăng. Từ năm 2008 đến nay thì hấu hết các vụ vi phạm luật rừng đã giảm, công tác quản lý lâm nghiệp đạt hiệu quả cao cho nên đã hạn chế tối đa số vụ vi phạm về bảo vệ và quản lý rừng. Tình hình vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng giai đoạn 2005 – 2010 có thể khái quát như sau:
- Các vụ việc vi phạm về phá rừng, vận chuyển, chế biến lâm sản nhìn chung là nhỏ lẻ do các cá nhân thực hiện. Mức độ vi phạm không lớn, đa số là mua bán để chế biến; hành vi phá rừng chủ yếu là để làm đầm đập, gia cố đê bao, cầu, cống….
- Các vụ vi phạm về quản lý động vật hoang dã ngày càng phức tạp tinh vi với các thủ đoạn vi phạm ngày càng lén lút, tinh xảo do lợi nhuận cao phi mã của ngành hàng này. Việc bắt giữ xử lý rất khó khăn do các đối tượng sẵn sàng bỏ của chạy lấy người nếu bị phát hiện.
- Việc xử lý và thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện được khoảng 80%, số còn lại không thực hiện được do các đối tượng là người vãng lai từ các tỉnh khác vào thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Các đối tượng thường xuyên chuyển đổi thuê nhà trọ để thực hiện hành vi vi phạm, thường thuê mướn người làm công, xe ôm, xe vận chuyển thuê để vận chuyển động vật hoang dã trái phép, khi bị phát hiện là bỏ đi, để mặc người vận chuyển.