5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-
3.2.1 Công tác quản lý bảo vệ rừng 4 1-
Để nâng cao hiệu quả quản lý lâm nghiệp trên địa bàn, thành phố đã phân chia mỗi đơn vị hành chánh chịu trách nhiệm quản lý diện tích rừng khác nhau. Theo số liệu thống kê năm 2009, ban quản lý rừng phòng hộ có cơ cấu diện tích rừng lớn nhất chiếm 91,59%, các chủ quản lý còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Hình 3. 2: Diện tích rừng phân theo chủ quản lý
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm năm 2009 đất lâm nghiệp là 41.634,04 ha và đất có rừng là 38.953,95, trong đó có 26.789,65 ha rừng trồng ngoài quy hoạch 3 loại rừng thì tỷ lệ che phủ của rừng là gần 19% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố.
Thành phố đã hoàn thành công tác điều tra, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố:
+ Chi cục Lâm nghiệp quản lý trực tiếp diện tích 336,09 ha gồm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tại Bình Chánh, Củ Chi và Cần Giờ gồm các đơn vị trực thuộc:
- Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân tạo: 29,9 ha rừng đặc dụng (hệ sinh thái rừng úng phèn chủ yếu là các loại cây bản địa đất phèn); và 91 ha rừng phòng hộ ấp 6 – 7.
- Trạm quản lý rừng phòng hộ Bình Chánh: 171,01 ha ở xã Lê Minh Xuân; đới); - Vườn Sưu tập thực vật Củ Chi: 40 ha (hệ sinh thái rừng mưa nhiệt.
- Vườn ươm cây giống lâm nghiệp: 4 ha ở Nhị Xuân, gieo ươm cây giống và cung cấp cây phân tán, trồng rừng và chuyển hóa rừng.
- Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ: 165,78 ha rừng phòng hộ (hệ sinh thái rừng ngập mặn).
- Hàng năm, Chi cục Lâm nghiệp còn có trách nhiệm theo dõi và cung cấp cây trồng phân tán cho các đơn vị hành chánh sự nghiệp, các trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội…
+ Chi cục Kiểm lâm thành phố có hai Hạt là Hạt Kiểm lâm Củ Chi chịu trách nhiệm khu vực phía Bắc của thành phố và Hạt Kiểm Cần Giờ gồm 5 trạm chủ yếu quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ. Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm thành phố còn có 1 Đội Cơ động có trách nhiệm tuần tra trên toàn địa bàn thành phố.
Đặc biệt, vào năm 2000 diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ được bàn giao từ Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường Thành phố thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cho Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, trực tiếp quản lý là Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ với tổng diện tích rừng hiện nay là 30530,21ha (trong đó có 19.096,8 ha rừng trồng và 10.982,8 ha rừng tự nhiên tái sinh).
Hiện nay, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ trực tiếp quản lý 5 phân khu và 4 tiểu khu với diện tích 15.591 ha rừng và giao khoán bảo vệ rừng cho 12 đơn vị gồm 14.488 ha như: TĐ 1 TNXP (có 30 hộ dân), Nông trường Cholimex, Nông trường Duyên Hải quận Gò Vấp, Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ (có 3 hộ dân), Công ty Du lịch sinh thái Vàm Sát, Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ, Huyện đội Cần Giờ, Đồn biên phòng 558, Đồn biên phòng 562, Hạt Kiểm lâm Cần Giờ và Công ty Minh Thành. Ngoài ra Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cũng giao khoán bảo vệ rừng trực tiếp cho 127 hộ dân.
Rừng thuộc khu Bến Đình và Bến Dược ở huyện Củ Chi thì Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi thuộc Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh quản lý gồm 150 ha rừng phòng hộ.