Đầu tư phat triển rừng 5 6-

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 66)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-

3.4.1 Đầu tư phat triển rừng 5 6-

Nói chung, công tác quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2003 Thành phố mới tiến hành thực hiệnHồ Chí Minh đến năm 2010 cùng với kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2003-2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/2004/QĐ- TTg ngày 31/07/2003 và Quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg ngày 04/10/2004; hiện nay do tình hình thay đổi cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội nên Thành phố đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cùng vớikế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010.

Nói riêng đối với quy hoạch lâm nghiệp, thì tính cho đến thời điểm hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp được phê duyệt chính thức nhằm làm cơ sở cho việc quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển đất lâm nghiệp ổn định, lâu dài và bền vững. Hiện tại, ngành lâm nghiệp Thành phố chỉ đã và đang thực hiện những Dự án đầu tư với tính chất riêng lẻ theo địa phương, đơn vị quản lý như một số chương trình, dự án chính sau :

- Dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ được Thành phố phê duyệt theo kế hoạch thực hiện từ năm 2001 – 2011, do Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ thuộc UBND huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư.

- Dự án đầu tư xây dựng vườn ươm cây giống lâm nghiệp (4 ha) ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, do Chi cục Phát triển lâm nghiệp làm chủ đầu tư đã xây dựng xong đưa vào hoạt động từ năm 2003.

- Dự án đầu tư nâng cấp Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Tạo, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh do Chi cục Phát triển lâm nghiệp làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 2004 - 2008.

- Dự án đầu tư Phát triển rừng phòng hộ môi trường huyện Bình Chánh giai đoạn từ năm 2004 – 2008, do Chi cục Phát triển Lâm nghiệp làm chủ đầu tư.

- Dự án xây dựng Vườn thực vật Củ Chi giai đoạn từ năm 2004 – 2008, do Chi cục Phát triển Lâm nghiệp làm chủ đầu tư.

Những chương trình hợp tác quốc tế có tầm ở quốc gia còn nhiều hạn chế, chỉ mới tham gia dự án “Trồng rừng gỗ củi trên các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam

(VIE/86/027) do UNDP và FAO tài trợ mà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ dự án.

Ngoài ra, còn có những chương trình, quy hoạch mà trong nội dung có đề cập đến ngành lâm nghiệp như một thành phần gồm :

- Chương trình mục tiêu phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh giai đoạn 2004 - 2010

- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010.

- Chiến lược quản lý môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.

- Quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ - huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác tài chính:

Xây dựng kế hoạch tài chính năm 2010 – 2012: Đã xây dựng dự toán giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2010 – 2012 trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân thành phố. Diễn biến nguồn vốn nguy động cho Lâm nghiệp được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 3. 3: Diễn biến nguồn vốn ngu y động cho Lâm nghiệp

Năm

Tổng vốn ngân sách

Vốn ngân sách trung ương cấp ( nguồn cân đối Trung ương cấp cho địa phương)

Vốn địa phương ( không cân đối từ Trung ương về) (Triệu đồng) Kế hoạch

(triệu đồng)

Thực

hiện Tỷ lệ giải ngân

Kế hoạch (triệuđồng) Thực hiện Tỷ lệ giải ngân (9 = 1+2+…8) 1 2 3 4 5 6 1998 567 1.200 567 567 100 1999 2.868 1.392 1.392 100 1.535 1.476 96 2000 6.372 1.570 1.570 100 4.802 4.802 100 2001 6.237 1.700 1.700 100 4.537 4.537 100 2002 10.958 1.860 1.860 100 9.098 9.098 100 2003 10.781 1.490 1.490 100 9.791 9.291 95 2004 17.679 1.930 1.930 100 15.749 15.749 100 2005 12.692 1.800 1.800 100 12.121 10.892 90 2006 16.352 1.800 1.800 100 15.552 14.552 94 2007 20.999 2.110 2.110 100 18.889 18.889 100 2008 15.126 0 15.126 15.126 100 2009 22.598 0 22.598 22.598 100 2010 36.470 0 36.470 36.470 100

Qua bảng số liệu ta nhận thấy, nguồn vốn huy động cho công tác bảo về và phát triển rừng ngày càng cao, tuy có nhiều biến động nhưng nhìn chung tăng. Nguồn vốn năm 2005 là 12.692 triệu đồng thì năm 2010 là 36.470 triệu đồng tăng 2,9 lần tuy nếu so với tổng GDP trên địa bàn thành phố thì mức đầu tư này là rất thấp. Tỷ lệ giải ngân trung bình 97,3%/năm. Những năm gần đây tỷ lệ giải ngân 100%. Nguồn vốn nguy động cho Lâm nghiệp chủ yếu từ nguồn vốn của địa phương.

Phần lớn số tiền đầu tư được dùng vào việc: khoán bảo vệ rừng. trồng cây phân tán, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng, cơ sở hạ tầng,. quản lý dự án…Trong đó, nguồn vốn được sử dụng cho công tác giao khoán bảo vệ rừng là chính, hiệu quả sử dụng vốn đều đạt 100%.

Hình 3. 9: Ngân sách đầu tư lâm nghiệp

Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)