5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3-
2.1.3. Diện tích rừng phân theo địa phương 30
Diện tích rừng phân theo cấp huyện năm 2011 (bảng 2.7), được khái quát như sau:
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. Trong đó Cần Giờ là huyện có diện tích lớn nhất thành phố, kế đến Củ Chi. Số quận, huyện có rừng chiếm 21% tổng số quận, huyện của thành phố.
Hình 2. 4: Diện tích đất lâm nghiệp tại các huyện
Trong số các huyện có diện tích rừng thì Cần Giờ là huyện có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp cao nhất chiếm 49% diện tích tự nhiên của toàn huyện.
Hình 2. 5: Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp so với diện tích tự nhiên của các huyện có rừng
Đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thuộc 3 hệ sinh thái rừng đó là: hệ sinh thái rừng miền Đông Nam Bộ nằm ở phía huyện Củ Chi và Quận 9. Hệ sinh thái rừng ngập phèn ở huyện Bình Chánh và phía Tây của huyện Củ Chi, huyện Hốc môn. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn nằm ở phía Nam của Thành phố thuộc huyện Cần Giờ.
a. Huyện Bình Chánh
Các khu rừng phòng hộ này phân bố trên địa bàn xã Lê Minh Xuân, tổng diện tích tự nhiên theo quy hoạch là 262,68 ha gồm hai khu vực : Nông trường Lê Minh Xuân (cũ) 94,16ha và Nông trường Láng Le là 168,52ha. Là vùng rừng đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập phèn của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đất có rừng là 233,17 ha, toàn bộ đều là rừng trồng từ năm 1992 với hơn 8 loài thực vật khác nhau bao gồm : Tràm chua trồng trên đất ngập nước theo mùa; Trâm sắn, Mù u, Chưn bầu, Bạch đàn các loại, Keo lá tràm, Keo tai tượng trồng trên các liếp… bằng các
giải pháp lâm sinh khác nhau. Còn lại 29,51 ha gồm đất có chưa có rừng là 6,52 ha và đất chuyên dùng là 22,99 ha.
b. Huyện Cần Giờ
Tổng diện tích đất rừng phòng hộ là 33.086,39 ha, bao gồm :
- Đất có rừng : 30.476,26 ha trong đó, rừng trồng là 19.430,78 ha và rừng tự nhiên là
11.045,48 ha.
- Đất chưa có rừng và chuyên dùng là : 2.610,13 ha.
Phân bố trên 6 xã : An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hoà, Thạnh An và Thị trấn Cần Thạnh qua bảng dưới đây.
Bảng 2. 1: Diện tích rừng tại Cần Giờ Loại đất, loại rừng phòng hộ Diện tích (Ha) Tổng cộng An Thới Đông Tam Thôn Hiệp Lý Nhơn Long Hoà Thạnh An Cần Thạnh Cộng 33.086,39 5.485,92 7.962,67 4.684,69 7.645,40 6.587,88 719,83 Đất có rừng 30.476,26 4.537,44 7.551,88 4.235,86 7.114,79 6.559,34 476,95 Rừng tự nhiên 11.045,48 917.63 2.567,15 1.896,04 2.499,87 2.957,93 206,86 Rừng trồng 19.430,78 3.619,81 4.984,73 2.339,82 4.614,92 3.601,41 270,09 Đất chưa có rừng 2.610,13 948,48 410,79 448,83 530,61 28,54 242,88
Rừng phòng hộ Cần Giờ chia thành 24 tiểu khu, diện tích bình quân mỗi tiểu khu rừng biến động từ 800 – 1.500ha, do lịch sử để lại các tiểu khu còn được chia nhỏ theo quyết định giao đất giao rừng cho các đơn vị nhà nước quản lý.
Huyện Củ Chi
Tổng diện tích của các khu rừng phòng hộ là 490,38 ha. Phân bố trên địa bàn bốn xã Phạm Văn Cội, Phú Mỹ Hưng, Tân An Hội và Phước Vĩnh An như sau :
Bảng 2. 2: Diện tích rừng tại Củ Chi
Loại đất, loại rừng Diện tích (Ha) Tổng cộng Phú Mỹ Hưng Phạm Văn Cội Tân An Hội Phước Vĩnh An Cộng 490,38 114,70 47,68 139,70 188,30 Đất có rừng 487,26 112,46 46,80 139,70 188,30 Rừng tự nhiên 18,06 94,40 Rừng trồng 469,20 18,06 46,80 139,70 188,30 Đất chưa có rừng 3,12 2,24 0,88 Xã Phạm Văn Cội :
Với diện tích là : 47,68 ha do các đơn vị quản lý như sau :
* Chi cục Phát triển Lâm nghiệp thành phố trực tiếp quản lý : 39,49 ha, trong đó có rừng là 38,63ha. Là khu rừng trồng các loài cây Sao, Dầu, Vên vên, Lim xẹt, Muồng đen, Gõ đỏ… theo mô hình phục hồi rừng ẩm nhiệt đới của GS.TS Thái Văn Trừng.
Khu vực này đang tiến hành thi công theo nội dung Dự án Vườn thực vật Củ Chi dược phê duyệt tại Quyết định số 813/QĐ-SNN-QLĐT ngày 30/12/2005 của Sở Nông nghiệp và PTNT TP. HCM.
* Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trực tiếp quản lý với tổng diện tích 8,19 ha, đất có rừng trồng là 8,17ha do Chi cục Phát triển lâm nghiệp bàn giao lại và đang thực hiện đầu tư theo Quyết định số 82/QĐ-SNN-QLĐT ngày 20/3/2006 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình : Mở rộng Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Đình.
Xã Phú Mỹ Hưng :
Diện tích là 141,04 ha. Gồm hai khoảnh :
- Khoảnh 1 : tổng diện tích là : 69,60 ha.Đây là khu vực di tích lịch sử địa đạo Củ Chi và Đền tưởng niệm Bến Dược. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 56,91 ha với rừng tự nhiên mới phục hồi là 18,06 ha và rừng trồng là 38,85 ha; còn lại là đất công trình công cộng (đường đi, nhà, đền tưởng niệm
- Khoảnh 2 : Diện tích là 71,44 ha, trong đó rừng trồng là 55,55 ha theo mô hình hỗn giao các loài cây (144 loài thuộc 46 họ thực vật) sẽ chuyển thành Trường Bắn mới. Xã Tân An Hội và Phước Vĩnh An :
Khu vực này có tổng diện tích là 328,0 ha; xã Tân An Hội : 139,70 ha và xã Phước Vĩnh An là : 188,30 ha. Đơn vị này trồng theo Chương trình 327, đến nay đã tiến hành khai thác các diện tích rừng trồng Bạch đàn và Keo lá tràm và trồng lại rừng bằng các loài cây lâu năm như : Dầu con rái, Sao đen, Xà cừ nên diện tích rừng trổng chủ yếu chưa có trữ lượng.
Quận 9
Phân bố tại Phường Long Bình, là rừng trồng phòng hộ với diện tích là 20,55 ha 2.1.4 Diện tích 3 loại rừng phân theo chủ quản lý 2009
- Doanh nghiệp Nhà nước : 730,75 ha; - Ban Quản lý rừng : 30.735,16 ha; - Hộ gia đình : 1.277,29 ha;
- Đơn vị lực lượng vũ trang: 460,87 ha; - Khác (UBND) : 295,61 ha. Diện tích rừng phân theo đơn vị quản lý năm 2009
Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp ba loại rừng chủ yếu thuộc ban quản lý rừng phòng hộ chiếm 92%, các đơn vị còn lại chiếm tỷ lệ đất lâm nghiệp rất ít.
2.1.5 Diện tích rừng phân theo chủ sử dụng
Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ sử dụng tại thành phố không đồng đều. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ sử dụng chủ yếu tập trung tại Rừng phòng hộ môi trường Cần Giờ với 18188,53 ha. Các đơn vị chủ sử dụng còn lại chiếm số lượng thấp hơn nhiều so với BQL rừng phòng hộ môi trường Cần Giờ.(Bảng 2.8).
2.2 THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN RỪNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 2009
Tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp của Thành phố không biến động nhiều từ năm 2000 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp hiện nay
chiếm 20% trên tổng diện đất tự nhiên của Thành phố. Đất quy hoạch cho lâm nghiệp 1098 ha chiếm khoảng 2,8%, còn lại là đất có rừng chiếm 97,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng trồng chiếm 60,8% và rừng tự nhiên chiếm 38,1% diện tích rừng của Thành phố. Trong giai đoạn 2000 -2009, đánh dấu bước phát triển đáng khả quan trong
công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tất cả diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và quy hoạch phát triển đất lâm nghiệp đều tăng, cụ thể như sau:
- Diện tích đất lâm nghiệp: tăng
- Diện tích rừng: tăng
- Diện tích rừng tự nhiên: tăng
- Diện tích rừng trồng: tăng.
Diện tích rừng năm 2009 là năm có diện tích cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2009 (38953,95 ha), trong đó diện tích rừng trồng tăng mạnh.
Bảng 2. 3: Hiện trạng đất lâm của thành phố Hồ Chí Minh (2005 - 2009) Hình 2. 6: Rừng ngập mặn Cần Giờ
Đơn vị : Ha
Loại đất, loại rừng Phân ra các năm
20051 20062 2007 2008 2009 Diện tích tự nhiên 209.554,47 209.554,47 209.554,47 209.554,47 209.554,47 Đất lâm nghiệp 36.184.58 41.540,02 41.634,04 I. Đất có rừng 35.268 33.533 33.504.02 38.860 38.953,95 A, Rừng tự nhiên 14.286 12.076 12.071.65 12.070.3 12.164,3 B, Rừng trồng 20.981 21.475 21.432.37 26.789.7 26.789,65 1, RT có trữ lượng 20.248.77 21.783.9 21.783,86 2, RT chưa có TL 883.22 883.22 883,22 II, Đất không có rừng qh cho LN 1.048 1.069 1.098.86 1.098.71 1.098,71 III, Đất khác 1.732,08 1.749,52 1581,7 1.581,4 1.581,38 (Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp thành phố, Cục Kiểm lâm.)
Diễn biến diện tích rừng thành phố theo 3 loại rừng đều tăng trong giai đoạn 2005 đến 2009. Diện tích rừng tăng 12%, diện tích rừng sản xuất tăng nhanh vượt bậc, tăng 69% (so với năm 1998). Diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tăng nhẹ.
Bảng 2. 4: Diện tích 3 loại rừng Năm Diện tích tự nhiên (ha) Tổng diện tích có rừng Diện tích có rừng Diện tích rừng đặc dụng Diện tích rừng phòng hộ (ha) Diện tích rừng sản xuất (ha) 2001 209.198,0 34.934,7 24,8 30.389,2 4.520,7 2002 209.198,0 34.934,7 24,8 30.389,2 4.520,7 2003 209.198,0 35.361,2 24,9 30.595,4 4.740,9 2004 209.198,0 35.278,3 24,9 30.623,9 4.629,5 2005 209.554,5 36.179,5 26,4 33.860,0 2.293,2 2006 209.554,5 36.179,5 26,4 33.860,0 2.293,2 2007 209.554,5 36.179,5 26,4 33.860,0 2.293,2 2008 209.554,5 38.859,9 26,4 31.177,2 7.656,4 2009 209.554,5 38.953,9 26,4 31.271,2 7.656,4 2010 209.554,5 38.954,0 26,4 31.271,2 7.656,4 Tăng 4019,2 1,6 882,0 3135,7 Tỷ lệ tăng 12% 6% 3% 69%
Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
2.3 DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG MỚI VA CÂY TRỒNG PHÂN TÁN
Diện tích rừng trồng mới mỗi năm không đồng đều. Trong giai đoạn 2000 – 2010. Diện tích trồng mới nhiều nhất là năm 2009 với 247 ha, kế đến năm 2000 với 62,3 ha. Các năm còn lại có diện tích rừng trồng hàng năm không cao.
Hình 2. 7: Diện tích trồng rừng mới 3 loại rừng (Nguồn: Chi Cục Lâm nghiệp) Theo số liệu đề án Bảo vệ, phát triển các loại rừng, cây xanh thành phố năm 2009, độ che phủ mãng xanh thành phố là 39%, trong đó diện tích rừng và cây phân tán trồng tập trung độ che phủ đạt 18,50%.
2.4 ĐỘ CHE PHỦ VA TRỮ LƯỢNG GỖ
Hưởng ứng chủ trương, chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng của Chính phủ, thành phố trong các năm qua độ che phủ rừng đã tăng lên rõ rệt 11% giai đoạn 1998 - 2010. Năm 2010 độ che phủ rừng tăng lên 18,59 % .
Hình 2. 8: Diễn biến độ che phủ rừng tại thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2. 9: Độ che phủ rừng của thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác
Nguồn: Cục Kiểm Lâm
Theo thống kê của Chi Cục Lâm nghiệp ước lượng gỗ và giá trị của rừng trên 10 tuổi 6.576.416 m3 ước đạt 1.972.925 tỷ đồng.
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH NHU CẦU THÔNG TIN QUẢN LÝ VỀ RỪNG VÀ LÂM NGHIỆP QUẢN LÝ VỀ RỪNG VÀ LÂM NGHIỆP
Qua các kết quả khảo sát thu thập thông tin về hiện trạng lâm nghiệp, cho thấy nhu cầu thông tin quản lý quản lý cần thiết rút ra từ nghiên cứu gồm có:
1. Thông tin về hiện trạng sử dụng đất chung
Các thông tin hiện trạng sử dụng đất chung từng thời điểm (do thay đổi quy hoạch) rất cần cho nhà quản lý LN. Khi diện tích đất lâm nghiệp bị sử dụng cho các mục đích khác thì nhà quản lý cần phải biết và có ý kiến tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố.
2. Thông tin về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Nhà quản lý cần biết từng thời điểm, đất lâm nghiệp đã được sử dụng như thế nào?, đặc biệt là biết tỷ lệ diện tích rừng trên tổng diện tích tự nhiên. Thông tin này cũng cần cho báo cáo toàn quốc để so sánh giữa các địa phương.
3. Thông tin về diện tích rừng phân theo địa phương
Rừng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, giúp điều hòa khí hậu, cải thiện chất lượng không khí. Vì vậy phân bố theo địa lý là thông tin quan trọng cho nhà quản lý trong hoạch định chính sách lâm nghiệp đô thị. Các thông tin này cần phải thể hiện ở dạng trực quan để giúp nhà quản lý đánh giá.
Giữa các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng mục đích sử dụng rất khác nhau. Một hệ thống thông tin quản lý cần phải thể hiện cụ thể chi tiết diện tích 3 loại rừng và việc phân bổ cho các đơn vị quản lý. Các thông tin này giúp đánh giá hiệu quả quản lý và đưa ra các quyết định can thiệp khi cần thiết.
5. Thông tin về hiện trạng, diễn biến diện tích và trữ lượng các tiểu khu rừng theo thời gian
Tiểu khu rừng là đơn vị cơ bản trong quản lý rừng. Sự thay đổi diện tích các trạng thái rừng và trữ lượng (khái toán) của các tiểu khu rừng là thông tin cơ bản cần thiết trong quản lý rừng và lâm nghiệp. Các tiểu khu là nơi cập nhật biến động giúp hệ thống xử lý và cung cấp thông tin đầu ra. Vì vậy, hệ thống thông tin quản lý phải thực hiện được sự cập nhật tối thiểu về các thông tin này.
6. Thông tin về diện tích rừng trồng mới và trồng cây phân tán:
Thông tin này cần cho việc cập nhật các chỉ tiêu phổ biến trong lâm nghiệp như: tỷ lệ diện tích rừng, diện tích rừng bình quân trên đầu người. Vì vậy hệ thống thông tin quản lý phải cập nhật các thông tin này.
7. Các thông tin bổ sung về tiềm năng cố định các bon của hệ thống rừng (khái toán).
Chương 3: HIỆN TRẠNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP TP HCM
Trong chương 2 đã trình bày hiện trạng về lâm nghiệp. Chương này trình bày các kết
quả thu thập dữ liệu về hiện trạng quản lý ngành lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở thu thập hiện trạng, sẽ cung cấp các căn cứ để hình thành các cơ sở dữ liệu đầu vào và các yêu cầu đầu ra cho hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp FORMIS.
3.1 PHÂN CẤP TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LÂM NGHIỆP
Hình 3. 1: Sơ đồ tố chức quản lý lâm nghiệp HCM tổng quát và phạm vi hệ thống thông tin quản lý
3.1.1 Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp thành phố
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị trực tiếp quản lý Nhà nước chuyên ngành Lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố bao gồm các đơn vị trực thuộc như Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm làm tham mưu chuyên môn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở cấp quận, huyện thì các Phòng Kinh tế đảm nhận chức năng quản lý lâm nghiệp trên địa bàn. Ở cấp xã của các huyện có rừng như ở Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi cũng không có cán bộ chuyên trách lâm nghiệp mà là cán bộ kiêm nhiệm.
Về sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn gồm có Xí nghiệp Chế biến gỗ, Xí nghiệp Giống và Phục vụ trồng rừng. Các Xí nghiệp Chế biến gỗ thuộc các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân thì ngành lâm nghiệp không quản lý. Việc quản lý này tuân theo luật doanh nghiệp. Theo chỉ thị 19/2004/CT-TTg ngày 01/6/2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Sở NN & PTNT (phụ trách Lâm nghiệp)
Chi Cục Lâm nghiệp
Chi Cục Kiểm Lâm
UBND Huyện Cần Giờ UBND Quận Huyện khác
Ban Quản lý RPH Cần Giờ
Phòng Nông nghiệp và PTNT
Rừng Ngập mặn Cần Giờ Rừng khác ỦY Ban Nhân Dân Thành Phố
thì khâu chế biến gỗ thuộc các ngành khác quản lý, ngành lâm nghiệp chỉ hỗ trợ tạo nguồn nguyên liệu.
3.1.2 Thể chế, chính sách ngành lâm nghiệp.
Trong những năm qua Thành phố đã ban hành nhiều chính sách, văn bản, nhằm tạo điều kiện phát triển ngành lâm nghiệp và bảo đảm cuộc sống cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng có điều kiện sống tốt để hoàn thành tốt công tác bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định số 7506/1999/QĐ-UB-CNN ngày 08/12/1999 về ban hành quy định khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng phòng hộ ở huyện Cần Giờ đã