8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Vài nét về giáo dục mầm non ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
Những năm qua sự nghiệp giáo dục của thành phố Uông Bí đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Thành phố Uông Bí có 12 trường Mầm non. Mạng lưới các trường MN được phân bố hợp lý trên địa bàn Thành phố đảm bảo cho nhân dân đưa con em tới trường thuận tiện, an toàn và đáp ứng được với nhu cầu giáo dục của bậc học.
Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:
Bảng 2.1: Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp, học sinh bậc học mầm non
Năm học Số trƣờng Số lớp Số HS Bình quân h/s lớp 5 - 6 tuổi Bình quân h/s lớp 4 -5 tuổi Bình quân h/s lớp 3 - 4 tuổi Bình quân hs nhà trẻ 24-36 tháng 2010-2011 12 110 3310 35/lớp 30/lớp 25/lớp 25/lớp 2011-2012 12 110 3310 35/lớp 30/lớp 25/lớp 25/lớp 2012-2013 12 115 3465 35/lớp 30/lớp 25/lớp 25/lớp
(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí)
Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Quảng Ninh thì GDMN Uông Bí đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ tăng, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 4 - 6%. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Toàn thành phố có 12 trường với 115 nhóm, lớp thực hiện theo chương trình GDMN mới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả khả quan, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 95% trẻ đạt theo yêu cầu quy định.
- Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định. Hàng năm thành phố đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm trang thiết bị chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo hướng đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra thành phố còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia (Tính đến hết năm 2013 thì toàn thành phố có 12 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN.
- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng giáo dục đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT và Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục quảng ninh tổ chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục Mầm non thành phố Uông Bí trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, đó là:
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo. Giáo viên trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo. Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao.
Đồ dùng trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, còn thiếu thốn nhiều. Hiệu trưởng chưa chú ý đến các trang thiết bị các đồ dùng dạy học mang tính hiện đại. Giáo viên không có thói quen rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
Điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương trong thành phố phát triển không đồng đều nên sự đầu tư, quan tâm đến GDMN đôi nơi chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới các cô giáo và học sinh trong nhà trường.
Nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, nhiều người chưa thực sự hiểu về GDMN nên có những yêu cầu, đòi hỏi giáo viên chăm sóc - giáo dục trẻ không phù hợp tạo áp lực cho giáo viên.