Thực trạng về nội dung việc kiểm tra, đánh giá của BGH các trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.2.Thực trạng về nội dung việc kiểm tra, đánh giá của BGH các trường

MN thành phố Uông Bí về việc tổ chức HĐNT cho trẻ mầm non 5 tuổi

Bảng 2.10: Mức độ và kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá của BGH

TT Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TB XH TB XH 1

BGH thường xuyên kiểm tra GV việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các hoạt động theo mạng chủ đề, chủ điểm

3.00 6 3.46 6

2

BGH thường xuyên kiểm tra GV việc phát huy tính tự lực của trẻ trong quá trình tổ chức HĐNT

3.92 4 4.05 4

3

BGH thường xuyên kiểm tra GV việc đưa ra các tình huống để kích thích tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động

3.17 5 3.52 5

4

BGH thường xuyên kiểm tra GV việc bao quát xử lý linh hoạt các tình huống trên trẻ trong quá trình tổ chức HĐNT

4.03 3 4.12 3

5

BGH thường xuyên kiểm tra GV việc tạo môi trường thân thiện nhằm kích thích hứng thú và phát triển trí tuệ cho trẻ ở các hoạt động

4.35 2 4.48 2

6

BGH thường xuyên kiểm tra việc GV rèn luyện nề nếp thu dọn đồ dùng cho trẻ sau buổi tham gia hoạt động

4.46 1 4.56 1

Kết quả khảo sát cho thấy: Các nội dung kiểm tra, đánh giá được BGH thực hiện thường xuyên và đạt kết quả tốt là các nội dung 6, 5, 4

Các nội dung kiểm tra BGH ít thực hiện và kết quả thấp đó là: BGH kiểm tra GV việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các hoạt độngtheo mạng chủ đề, chủ điểm (MĐTH xếp hạng 6, KQTH xếp hạng 6); BGH kiểm tra GV việc đưa các tình huống để kích thích tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động (MĐTH hạng 5, KQTH xếp hạng 5).

Qua trao đổi, đa số GV cho rằng BGH ít tâm hướng dẫn, bồi dưỡng các nội dung lập kế hoạch, đưa tình huống có vấn đề khi tham gia các hoạt động ngoài trường và mở rộng nội dung hoạt động ngoài trường. Do BGH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thường xuyên quản lý theo kiểu áp đặt nên không kiểm tra những nội dung mang tính chủ động, sáng tạo của GV. Thực tế, BGH thường quan tâm kiểm tra những nội dung tổ chức HĐNT của GV được xem là “gọn gàng” “có đầu tư” và “chu đáo” qua việc sắp xếp, bố trí, làm đồ dùng đồ chơi…cho HĐNT.

Nội dung kiểm tra BGH thực hiện tương đối thường xuyên nhưng kết quả không tốt là BGH thường xuyên kiểm tra GV việc phát huy tính tự lực của trẻ trong quá trình tổ chức HĐNT. Do BGH sau mỗi lần kiểm tra chỉ đánh giá, rút kinh nghiệm chung chung, không hướng dẫn cụ thể cho GV, nên hiệu quả thực hiện thấp.

Tính tương quan thứ hạng giữa MĐTH và KQTH của 6 nội dung có sự tương quan với nhau, nội dung nào thực hiện thường xuyên thì kết quả tốt, những nội dung nào ít thực hiện thì kết quả không cao.

Bảng 2.11: Đánh giá của CBGV về mức độ quan trọng của các nội dung kiểm tra, đánh giá của BGH

TT Nội dung

Mức độ quan trọng

TB XH 1 BGH thường xuyên kiểm tra GV việc lập kế hoạch cho tiến

trình phát triển các hoạt động theo mạng chủ đề, chủ điểm 4.69 1 2 BGH thường xuyên kiểm tra GV việc phát huy tính tự lực của

trẻ trong quá trình tổ chức HĐNT 4.52 4

3

BGH thường xuyên kiểm tra GV việc đưa ra các tình huống để kích thích tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động

4.66 2

4 BGH thường xuyên kiểm tra GV việc bao quát xử lý linh

hoạt các tình huống trên trẻ trong quá trình tổ chức HĐNT 4.46 5 5

BGH thường xuyên kiểm tra GV việc tạo môi trường thân thiện nhằm kích thích hứng thú và phát triển trí tuệ cho trẻ ở các hoạt động

4.58 3

6 BGH thường xuyên kiểm tra việc GV rèn luyện nề nếp thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số GV đánh giá rất cao các nội dung cần phải kiểm tra, đánh giá: 1/ BGH kiểm tra GV việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển hoạt động chơi theo mạng chủ đề, chủ điểm (xếp hạng 1, điểm TB 4.69); 2/ BGH thường xuyên kiểm tra GV việc đưa ra các tình huống để kích thích tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động (xếp hạng 2, điểm TB 4.66); 3/ BGH thường xuyên kiểm tra GV việc tạo môi trường thân thiện nhằm kích thích hứng thú và phát triển trí tuệ cho trẻ ở các hoạt động (xếp hạng 3, điểm TB 4.58).

Qua thực tế và trao đổi với GV, nhiều GV cho rằng BGH nên thường xuyên kiểm tra những nội dung trên vì sau mỗi lần kiểm tra, được BGH góp ý, rút kinh nghiệm giúp GV tổ chức HĐNT cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn; những nội dung kiểm tra này rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV khi thực hiện tổ chức HĐNT cho trẻ và giúp GV nâng cao được kỹ năng tổ chức HĐNT cho trẻ.

2.6. Thực trạng quản lý việc bồi dƣỡng chuyên môn cho GV về việc tổ chức HĐNT cho trẻ mầm non 5 tuổi ở các trƣờng MN thành phố Uông Bí

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV về việc tổ chức HĐNT cho trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường MN thành phố Uông Bí, kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.6.1.Thực trạng các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV về việc tổ chức HĐNT cho trẻ mầm non 5 tuổi

Bảng 2.12: Mức độ và kết quả thực hiện các hình thức bồi dƣỡng chuyên môn cho GV về việc tổ chức HĐNT cho trẻ

TT Hình thức Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TB XH TB XH

1 GV thường xuyên được BGH bồi dưỡng

theo chu kỳ 3.41 4 3.41 6

2 GV thường xuyên được BGH bồi dưỡng qua

hội thảo chuyên môn 3.11 6 3.49 5

3 GV thường xuyên được BGH bồi dưỡng qua

đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng 4.21 2 4.13 2 4 BGH thường xuyên mời chuyên gia có kinh

nghiệm tập huấn cho GV 2.37 9 2.18 8

5 BGH thường xuyên cung cấp tài liệu và

hướng dẫn GV đọc tài liệu 4.34 1 3.92 3

6 BGH thường xuyên xây dựng phong trào GV

tự học, tự bồi dưỡng 3.50 4 3.86 4

7 BGH thường xuyên dự giờ bồi dưỡng GV

yếu kém 4.17 3 4.49 1

8 BGH thường xuyên tổ chức cho GV báo cáo

sáng kiến kinh nghiệm 2.52 8 2.04 9

9 BGH thường xuyên tổ chức cho GV tham

quan học tập trường bạn 2.93 7 3.37 7

Kết quả khảo sát ở bảng 2.12: Những hình thức bồi dưỡng được BGH thực hiện thường xuyên và đạt kết quả tốt: 1/ BGH cung cấp tài liệu và hướng dẫn GV đọc tài liệu; 2/ BGH bồi dưỡng GV qua đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng; 3/ BGH dự giờ bồi dưỡng GV yếu kém; 4/ BGH thường xuyên xây dựng phong trào GV tự học, tự bồi dưỡng.

- Những hình thức bồi dưỡng BGH ít thực hiện và kết quả thấp là những biện pháp 2, 9, 8, 4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua tìm hiểu GV và BGH ở các trường MN tôi thấy, những hình thức BGH thực hiện thường xuyên và có kết quả cao là những biện pháp chưa có tác dụng tích cực trong việc nâng cao khả năng tổ chức HĐNT cho trẻ của GV như: BGH thường xuyên tổ chức cho GV báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, BGH thường xuyên tổ chức cho GV tham quan học tập trường bạn, BGH thường xuyên mời chuyên gia có kinh nghiệm tập huấn cho GV hầu như BGH ở các trường MN không thực hiện vì không có kinh phí.

Bảng 2.13: Đánh giá của CBGV về mức độ cần thiết của các hình thức bồi dưỡng chuyên môn của BGH về việc tổ chức HĐNT cho trẻ mầm non 5 tuổi

TT Hình thức

Đánh giá của GV

TB XH

1 GV thường xuyên được BGH bồi dưỡng theo chu kỳ 4.24 4 2 GV thường xuyên được BGH bồi dưỡng qua hội thảo

chuyên môn 4.50 1

3 GV thường xuyên được BGH bồi dưỡng qua đánh giá

hoạt động chuyên môn cuối tháng 4.47 2

4 BGH thường xuyên mời chuyên gia có kinh nghiệm tập

huấn cho GV 4.00 7

5 BGH thường xuyên cung cấp tài liệu và hướng dẫn GV

đọc tài liệu 3.99 8

6 BGH thường xuyên xây dựng phong trào GV tự học, tự

bồi dưỡng 4.18 5

7 BGH thường xuyên dự giờ bồi dưỡng GV yếu kém 4.17 6 8 BGH thường xuyên tổ chức cho GV báo cáo sáng kiến

kinh nghiệm 4.25 3

9 BGH thường xuyên tổ chức cho GV tham quan học tập

trường bạn 3.97 9

Kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy: Những hình thức bồi dưỡng chuyên môn về việc tổ chức HĐNT cho trẻ được đa số GV cho là cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn của GV đó là: 1/ Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ chuyên môn; 2/ Bồi dưỡng qua đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng; 3/Bồi dưỡng qua việc tổ chức cho GV báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; 4/ GV thường xuyên được BGH bồi dưỡng theo chu kỳ .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trò chuyện với CBGV các trường MN; đa số các ý kiến đều cho rằng: Đây là những hình thức rất cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn cho GV về việc tổ chức HĐNT cho trẻ. Những hình thức này giúp GV kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót; giúp GV học tập được những kinh nghiệm mới trong việc tổ chức HĐNT cho trẻ. Từ đó, tổ chức HĐNT cho trẻ đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 53)