Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non

1.4.2.1. Vị trí, vai trò của hiệu trưởng trong trường mầm non

Theo Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non đã quy định:

- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

- Hiệu trưởng do Trưởng phòng GD&ĐT bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kì.

Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, HT nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định”.

- Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong GDMN. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.

Nói tóm lại Hiệu trưởng trường mầm non là người đứng đầu đơn vị cơ sở của ngành GDMN, là người chịu trách nhiệm trước đảng bộ chính quyền địa phương và cấp trên về quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đường lối của Đảng, phương hướng nhiệm vụ của ngành.

Hiệu trưởng phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyên bổ nhiệm hoặc công nhận, phải đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thời gian công tác theo quy định, được tín nhiệm về chính trị, đạo đức năng lực tổ chức và quản lý nhà trường…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hiệu trưởng trường MN có vị trí quyết định trong việc đưa nhà trường tiến tới các mục tiêu về CS-GD trẻ em trong độ tuổi mầm non. Chịu trách nhiệm cao nhất về hành chính cũng như về chuyên môn trong nhà trường.

1.4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng trường mầm non

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.

- Điều hành các hoạt động của trường; thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chính quản trị; thành lập các hội đồng trong trường.

- Phân công quản lý kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên, đề nghị khen thưởng, kỷ luật và đảm bảo các quyền lợi của giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường. - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.

- Quản lý trẻ em và các hoạt động của trẻ do trường tổ chức, nhận trẻ vào trường, xét duyệt đánh giá kết quả xếp loại trẻ theo các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

- Theo các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trường và được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định.

- Đề xuất với cấp ủy và chính quyền địa phương hoặc lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp chủ quản trường, phối hợp với các lực lượng xã hội trong địa bàn nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ của trường.

1.4.3. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi

Nội dung quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi của hiệu trưởng trường mầm non là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiệu trưởng quản lý các hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi. Ở nội dung này hiệu trưởng phải thực hiện 2 nội dung cơ bản.

+ Hiệu trưởng hướng dẫn GV nhận thức được mối liên hệ lôgic về trình tự các khâu trong tiến trình tổ chức các hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi.

+ Hiệu trưởng quản lý về việc thực hiện các bước trong tiến trình tổ chức các hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi.

Hoạt động ngoài trường có vai trò làm phát triển toàn diện các đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng. Muốn đạt được sự phát triển tối ưu đó, đòi hỏi Hiệu trưởng phải hướng dẫn GV hiểu về mối liên hệ lôgic của các khâu trong tiến trình tổ chức các hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi; trước tiên GV xác định mục đích của các hoạt động ngoài trường, từ đó lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài trường cho phù hợp với chủ đề - chủ điểm và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ mầm non 5 tuổi.

Việc quản lý các hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi đạt hiệu quả tốt hay chưa tốt phụ thuộc rất nhiều vào việc GV nắm vững các biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chính vì vậy, Hiệu trưởng các trường MN cần phải quan tâm quản lý tốt ở nội dung này. Để tổ chức hoạt động ngoài trường cho trẻ đạt hiệu quả, Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV thực hiện tốt các biện pháp về tổ chức các hoạt động ngoài trường cho trẻ, sau đó kiểm tra đánh giá việc thực hiện các biện pháp tổ chức các hoạt động ngoài trường đó của GV, trên cơ sở đó có định hướng bồi dưỡng chuyên môn cho GV những biện pháp mà GV thực hiện chưa tốt nhằm giúp GV có những kỹ năng tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi của các GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động của GV trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trường cho trẻ có một ý nghĩa lớn, giúp nhà quản lý kịp thời nắm được mặt mạnh, mặt yếu của GV trong công tác tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, trên cơ sở đó kịp thời bồi dưỡng chuyên môn cho GV để nâng cao kỹ năng của GV trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

Quản lý về kiểm tra đánh giá hoạt động của GV trong công tác tổ chức các hoạt động ngoài trường cho trẻ đòi hỏi Hiệu trưởng phải lựa chọn hình thức và nội dung kiểm tra sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới về chương trình GDMN theo hướng tích hợp theo chủ đề, chủ điểm mà địa phương đang thực hiện, trong đó có yêu cầu đổi mới về kiểm tra, đánh giá về tổ chức hoạt động ngoài nhà trường cho trẻ MG mầm non 5 tuổi.

- Quản lý về bồi dưỡng chuyên môn cho GV về việc tổ chức các hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn vì thông qua bồi dưỡng chuyên môn sẽ giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài trường, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ 5 tuổi.

Việc bồi dưỡng chuyên môn về công tác tổ chức các hoạt động ngoài trường cho trẻ của GV dạy lớp MG lớn đòi hỏi Hiệu trưởng phải lựa chọn những hình thức và nội dung bồi dưỡng phù hợp với địa phương, hoàn cảnh cụ thể của từng trường và đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động ngoài trường theo hướng tích hợp chủ đề, chủ điểm - chương trình các trường MN trong thành phố Uông Bí đang thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài trƣờng cho trẻ mầm non 5 tuổi

1.5.1. Môi trường Kinh tế - Xã hội

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục

- Môi trường kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương. - Trình độ dân trí và mức sống của người dân địa phương.

- Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức xã hội, địa phương, CMHS ... - Chế độ đãi ngộ của nhà nước với người làm công tác giáo dục mầm non.

1.5.2. Phẩm chất năng lực của hiệu trưởng

Người hiệu trưởng muốn quản lý tốt các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung, quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi nói riêng, trước hết hiệu trưởng phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực. Là con chim đầu đàn trong tập thể sư phạm, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực của nhà trường, biết thuyết phục cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường thực hiện thành công kế hoạch năm học. Người hiệu trưởng phải là người trung thực và liêm khiết, có hiểu biết chuyên sau về công tác giáo dục, được nhân dân tin tưởng, đồng nghiệp quý trọng và học sinh tin yêu…

1.5.3. Đội ngũ giáo viên

Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên: Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất vì nó quyết định đến chất lượng giáo dục chung của các nhà trường, đặc biệt là trường mầm non, nơi mà giáo viên không chỉ là thầy mà còn là bạn, là mẹ. Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi của hiệu trưởng từ đó nâng cao chất lượng giáo trẻ, giúp hiệu trưởng đạt tới mục tiêu của kế hoạch năm học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non là một nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động chăm sóc GD trẻ MG lớn, là khâu quan trọng trong quản lý GD về mặt chuyên môn. Vì vậy, muốn quản lý tốt hoạt động ngoài trường đòi hỏi các nhà quản lý, đặc biệt là hiệu trưởng các trường MN là chủ thể trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của GV dạy MG lớn trong công tác tổ chức hoạt động ngoài trường cho trẻ, phải hiểu rõ khái niệm quản lý, quản lý GDMN, quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi, Hiệu trưởng phải xác định rõ nội dung quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi là những nội dung nào cần quản lý, trên cơ sở đó tìm những biện pháp quản lý phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản lý đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI TRƢỜNG CHO TRẺ MẦM NON 5 TUỔI

THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Vài nét về giáo dục mầm non ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Những năm qua sự nghiệp giáo dục của thành phố Uông Bí đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Thành phố Uông Bí có 12 trường Mầm non. Mạng lưới các trường MN được phân bố hợp lý trên địa bàn Thành phố đảm bảo cho nhân dân đưa con em tới trường thuận tiện, an toàn và đáp ứng được với nhu cầu giáo dục của bậc học.

Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:

Bảng 2.1: Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp, học sinh bậc học mầm non

Năm học Số trƣờng Số lớp Số HS Bình quân h/s lớp 5 - 6 tuổi Bình quân h/s lớp 4 -5 tuổi Bình quân h/s lớp 3 - 4 tuổi Bình quân hs nhà trẻ 24-36 tháng 2010-2011 12 110 3310 35/lớp 30/lớp 25/lớp 25/lớp 2011-2012 12 110 3310 35/lớp 30/lớp 25/lớp 25/lớp 2012-2013 12 115 3465 35/lớp 30/lớp 25/lớp 25/lớp

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí)

Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Quảng Ninh thì GDMN Uông Bí đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ tăng, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 4 - 6%. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Toàn thành phố có 12 trường với 115 nhóm, lớp thực hiện theo chương trình GDMN mới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả khả quan, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 95% trẻ đạt theo yêu cầu quy định.

- Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định. Hàng năm thành phố đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm trang thiết bị chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo hướng đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra thành phố còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia (Tính đến hết năm 2013 thì toàn thành phố có 12 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN.

- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng giáo dục đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT và Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục quảng ninh tổ chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục Mầm non thành phố Uông Bí trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, đó là:

Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo. Giáo viên trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo. Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)