Biện pháp 3: Đổi mới quy trình tổ chức HĐNT cho trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 69)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.Biện pháp 3: Đổi mới quy trình tổ chức HĐNT cho trẻ mầm non

Việc thực hiện các bước trong tiến trình tổ chức HĐNT cho trẻ bắt buộc BGH các trường MN phải quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, mỗi trường đều có những biện pháp quản lý riêng của mình. Thực trạng biện pháp quản lý các bước trong tiến trình tổ chức HĐNT cho trẻ của BGH ở các trường MN thành phố Uông Bí, ở hầu hết các bước còn nhiều bất cập, từ các bước: Xác định mục đích, chọn chủ đề - nội dung hoạt động đến bước lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các hoạt động theo mạng chủ đề, tổ chức thực hiện; đa số BGH các trường đều soạn sẵn, yêu cầu GV thực hiện theo sáng kiến của BGH. Các biện pháp này thể hiện phong cách quản lý áp đặt, không phát huy được tính sáng tạo của GV. Việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các khâu nói trên cũng còn nhiều hạn chế. BGH thường kiểm tra qua giáo án, qua dự giờ, không quản lý trên việc lập kế hoạch học kỳ và năm học của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Yêu cầu của đổi mới nội dung, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ MN, đòi hỏi phải đổi mới cách quản lý chương trình đó của BGH. Thực tế ở Uông Bí quản lý biện pháp này chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình hiện nay.

* Yêu cầu cần đạt:

- BGH không làm thay GV mà phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong việc thực hiện các bước trong tiến trình tổ chức HĐNT.

- BGH phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc hướng dẫn GV thực hiện các bước trong tiến trình tổ chức HĐNT.

- Đổi mới biện pháp kiểm tra, đánh giá GV về việc thực hiện các bước trong tiến trình tổ chức HĐNT cho trẻ.

* Phương hướng thực hiện:

- Bước 1: Hiệu trưởng hướng dẫn GV xác định rõ mục đích của hoạt động ngoài trường cho trẻ 5 tuổi

+ GV phải biết xác định rõ mục đích của hoạt động, trò chơi, nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng nào cho trẻ? Trẻ được cung cấp hoặc củng cố những kỹ năng gì qua các trò chơi? ...

+ Trên cơ sở xác định mục đích GV chọn nội dung chơi cho phù hợp với chủ đề và đặc điểm tâm lí lứa tuổi.

+ Lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các hoạt động theo mạng chủ đề, chủ điểm. Chú ý: Trong kế hoạch cần xác định rõ thời gian thực hiện hoạt động ở mấy tuần (ví dụ: Hoạt động 1 thực hiện ở tuần 1, hoạt động thứ 2 cho trẻ tham gia ở tuần 2, hoạt động thứ 3 thực hiện ở tuần 3,…). Nội dung các hoạt động phải lôgic, liên ý với nhau, hoạt động sau phải dựa trên trình độ của hoạt động trước nhưng mức độ nâng cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bước 2: Hiệu trưởng hướng dẫn GV lập kế hoạch học kỳ và cả năm học về việc tổ chức HĐNT cho trẻ. Trong kế hoạch thể hiện rõ các hoạt động mà GV dự kiến tổ chức cho trẻ. Ở mỗi hoạt động GV phải trình bày mục đích, yêu cầu cần đạt ở hoạt động đó, nội dung của hoạt động, môi trường chơi và thời gian thực hiện. Dựa theo hướng dẫn chung, GV tự lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi theo sáng kiến của GV.

- Bước 3: Trao đổi, góp ý ở cấp tổ bộ môn, tổ trưởng chủ trì; BGH dự giờ và góp ý.

- Bước 4: BGH góp ý các nội dung trong bản kế hoạch của GV.

- Bước 5: Cho GV thực hiện thử nghiệm ở một chủ điểm, BGH và các GV khác dự giờ.

- Bước 6: BGH tổ chức trao đổi, góp ý rút kinh nghiệm cho GV sau mỗi chủ điểm.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 69)