Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐNT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.6.Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐNT

trẻ mầm non 5 tuổi của GV

Kiểm tra, đánh giá được coi là một khâu rất quan trọng của hoạt động quản lý. Lê Nin đã từng nhấn mạnh “Quản lý mà không có kiểm tra coi như không có quản lý”. Việc kiểm tra, đánh giá GV thực hiện tổ chức HĐNT là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng ở các trường MN; kiểm tra, đánh giá giúp GV kịp thời nắm được những mặt mạnh, mặt yếu của họ trong việc tổ chức HĐNT cho trẻ. Trên cơ sở đó hiệu trưởng chủ động có kế hoạch, có biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức HĐNT cho trẻ 5 tuổi. Thực tế, công tác quản lý về kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐNT cho trẻ 5 tuổiở các trường MN trong TP Uông Bí còn nhiều hạn chế, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng chưa phù hợp với chương trình đổi mới GDMN, cần phải có biện pháp đổi mới quản lý về công tác này nhằm nâng cao chất lượng tổ chức HĐNT cho trẻ 5 tuổi.

* Yêu cầu cần đạt:

- Hiệu trưởng nắm vững các nguyên tắc, nội dung, phương pháp kiểm tra và biết vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Hiệu trưởng xác định rõ những nội dung cần phải đổi mới trong kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐNT cho trẻ 5 tuổi.

- Hiệu trưởng cần phải tạo cho GV niềm tin trong việc được kiểm tra, đánh giá và giúp GV hiểu được ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá đối với việc nâng cao trình độ của GV.

* Phương hướng thực hiện:

- Bước 1: Hiệu trưởng trao đổi giúp GV hiểu được ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá đối với việc nâng cao trình độ của GV; tạo niềm tin và tâm lý thoải mái cho GV về công tác kiểm tra, đánh giá.

- Bước 2: Hiệu trưởng tham khảo tài liệu bồi dưỡng CBQL để nắm vững các nguyên tắc kiểm tra. Hiệu trưởng nắm chắc các nguyên tắc kiểm tra sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Kiểm tra phải đảm bảo tính pháp chế.

+ Kiểm tra đảm bảo tính kế hoạch. + Kiểm tra đảm bảo tính khách quan. + Kiểm tra đảm bảo tính hiệu quả. + Kiểm tra đảm bảo tính giáo dục.

- Bước 3: Xác định rõ những nội dung kiểm tra, đánh giá cần phải đổi mới so biện pháp cũ.

+ Hiệu trưởng cần phải đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với chương trình đổi mới GDMN hiện nay như:

Kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch của cá nhân và kế hoạch của tổ chuyên môn đã trình với BGH ngay từ đầu năm về việc tổ chức HĐNT cho trẻ.

Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐNT cho trẻ qua dự giờ thường xuyên và đột xuất.

Kiểm tra, đánh giá sau khi GV thực hiện xong từng chủ điểm.

+ Các nội dung kiểm tra, đánh giá GV việc tổ chức HĐNT cho trẻ, Hiệu trưởng cần phải đổi mới như sau:

Kiểm tra kế hoạch của GV việc chuẩn bị các nội dung để tổ chức HĐNT cho trẻ.

Ví dụ: Nội dung của hoạt động có phù hợp với chủ đề, chủ điểm không? Nội dung của hoạt động có nhằm phát triển được đặc điểm tâm lí lứa tuổi hay không? Những nội dung đó có đạt được mục đích của hoạt động không? Nội dung hoạt động có kích thích được tính sáng tạo của trẻ không? Tính lôgic của nội dung các hoạt động như thế nào?...

Kiểm tra GV việc mở rộng nội dung các hoạt động trong quá trình tổ chức HĐNT cho trẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiểm tra GV việc đưa ra các tình huống để kích thích tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động.

Kiểm tra GV việc tạo môi trường để hoạt động phong phú nhằm kích thích hứng thú và phát triển trí tuệ cho trẻ thông qua các hoạt động.

- Bước 4: Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm cho GV sau khi được kiểm tra. Khi góp ý hiệu trưởng cần tạo cho GV tâm lí thoải mái, giúp họ sẵn sàng tiếp nhận những góp ý và xem đây là việc làm bổ ích cho nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên.

- Bước 5: Hiệu trưởng rút kinh nghiệm trong đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng hoặc sau mỗi chủ đề, chủ điểm. Phát hiện, điển hình những kinh nghiệm sáng tạo của GV; nhắc nhở, bồi dưỡng những mặt còn thiếu sót giúp GV tổ chức HĐNT cho trẻ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 75)