Biện pháp 5: Mở rộng nội dung hoạt động ngoài trường để phát huy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 73)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Biện pháp 5: Mở rộng nội dung hoạt động ngoài trường để phát huy

tính sáng tạo của trẻ

Trẻ 5 tuổi đã có vốn biểu tượng khá phong phú về thế giới xung quanh, biểu tượng phong phú về toán; tư duy trực quan hình ảnh, tưởng tượng, ngôn ngữ mạch lạc phát triển mạnh; kỹ năng nhập vai, hành động vai rất tốt và đặc biệt trẻ đã biết phối hợp tốt các vai trong quá trình tham gia các hoạt động. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy, tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, GV phải mở rộng vai chơi, mở rộng nội dung hoạt động cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Thực tế ở TP Uông Bí, Hiệu trưởng quản lý nội dung này chưa tốt và GV còn gặp khó khăn khi thực hiện nội dung này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Yêu cầu cần đạt:

- Hiệu trưởng hướng dẫn GV hiểu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc mở rộng nội dung các hoạt động trong quá trình tổ chức HĐNT cho trẻ 5 tuổi.

- Hiệu trưởng hướng dẫn GV nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc điểm vui chơi của trẻ 5 tuổi.

- Hiệu trưởng hướng dẫn GV nắm được các biện pháp cơ bản về mở rộng các hoạt động phù hợp với nội dung, chủ đề đang thực hiện.

- Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá góp ý GV kịp thời sau mỗi hoạt động.

* Phương hướng thực hiện:

- Bước 1: Hiệu trưởng trao đổi với GV về đặc điểm tâm lí của trẻ 5 tuổi và ý nghĩa của việc mở rộng các hoạt động đối với sự phát triển tâm lí của trẻ.

- Bước 2: Hiệu trưởng hướng dẫn GV mở rộng các hoạt động ngoài trường dựa vào những cơ sở như sau:

+ Dựa vào trình độ và sở thích của từng nhóm trẻ để mở rộng các hoạt động. Ví dụ: Nhóm giỏi có thể mở rộng các hoạt động nhiều hơn để kích thích óc tò mò, khám phá của trẻ. Nhóm yếu mở rộng các hoạt động ít hơn để phù hợp với khả năng của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy nhàm chán. Từ đó, giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo và ngôn ngữ.

+ Tuỳ vào từng hoạt động ở từng chủ đề, chủ điểm để mở rộng nội dung hoạt động cho phù hợp.

- Bước 3: Hiệu trưởng cho GV thực hành bằng cách soạn giáo án cho các hoạt động và tổ chức trao đổi ở tổ bộ môn.

- Bước 4: Hiệu trưởng cho GV triển khai theo sáng kiến của GV. BGH và tổ trưởng chuyên môn dự giờ góp ý sau mỗi hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)