Vai trò của thư viện trong việc phục vụ nguồn tin nội sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và phục vụ nguồn tin nội sinh tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 34)

1.4.3.1. Phục vụ nguồn tin nội sinh cho công tác nghiên cứu khoa học

Viện trƣởng viện Đại học Illinois, Edmund Jamess đã viết: “Trong những cơ sở phòng hay phòng ban của một trƣờng đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thƣ viện đại học. Ngày nay không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của thƣ viện, ngoại trừ những trƣờng hợp phi thƣờng của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trƣờng hợp ngoại lệ”. Ai cũng hiểu đầu tƣ cho thƣ viện là đầu tƣ cho giáo dục, là một đầu tƣ đặc biệt về kinh tế mà hệ quả của sự đầu tƣ đƣợc đo lƣờng bởi chất lƣợng giáo dục, có tác động lớn, lâu dài đến sự phát triển của một đất nƣớc. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên và học sinh sinh viên đòi hỏi Thƣ viện một khả năng cung cấp thông tin và các dịch vụ kèm theo ngày càng mở rộng và ở trình độ cao. Đồng thời cũng chính

33

việc nghiên cứu đó trực tiếp tạo ra nguồn thông tin khoa học ngay tại Trƣờng một khối lƣợng ngày càng lớn, đa dạng, đó là các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên các cấp. Tựu chung, ở đây, có thể thấy: khả năng cung cấp và quản lí nguồn tin nội sinh của thƣ viện đang luôn đƣợc thực tiễn hoạt động tại Trƣờng đòi hỏi ngày một cao hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Không chỉ quản lý tài liệu dạng truyền thống mà còn quản lý tài liệu dạng điện tử... Đó là thực tế và nó luôn đặt ra thách thức to lớn đối với hoạt động của Thƣ viện.

Vì vậy vai trò của Thƣ viện đƣợc đặt ra trong vấn để nghiên cứu khoa học là: - Bảo đảm việc đáp ứng các loại nhu cầu thông tin đƣợc hình thành trong các quá trình nghiên cứu.

- Cung cấp điều kiện khai thác, truy cập và các dịch vụ tƣơng ứng đến nguồn thông tin theo yêu cầu bạn đọc.

- Cung cấp các dịch vụ thông tin cần thiết để bạn đọc có khả năng kiểm soát và khai thác đƣợc các nguồn thông tin hiện có làm tƣ liệu cho hoạt động nghiên cứu của mình.

- Cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin, giúp bạn đọc thuận lợi trong quá trình nghiên cứu (các diễn đàn, hội thảo nhóm...).

1.4.3.2. Phục vụ nguồn tin nội sinh cho công tác đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập

Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phuơng pháp giảng dạy và học tập ở nƣớc ta đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các cấp giáo dục rất quan tâm. Chiến lƣợc phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 đã đề ra những phƣơng hƣớng hòa nhập với xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới. Việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở Việt nam đƣợc xúc tiến mạnh mẽ và các quan niệm đổi mới phải đầy đủ và thống nhất mọi phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp học, đầu tƣ cơ sở vật chất, điều kiện học tập và thƣ viện. Các yếu tố ảnh

34

hƣởng đến chất lƣợng đào tạo, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy mang tính quyết định là: giảng viên, học sinh-sinh viên và điều kiện học tập.

Phƣơng pháp giảng dạy mới “Lấy ngƣời học làm trung tâm” là vấn đề đƣợc các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp quan tâm nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi ngày một cao của xã hội.

Giảng viên, với kiến thức vững vàng, chuyên môn sâu và luôn cập nhật, có phƣơng pháp giảng dạy hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, áp dụng phƣơng pháp giảng dạy mới với sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại. Điều kiện học tập: Điều kiện để thầy dạy tốt và trò học tốt ngoài hệ thống giảng đƣờng. Thƣ viện là nơi cung cấp tài liệu giáo trình và tài liệu tham khảo, phòng đọc, phòng tự học, nơi thử nghiệm lý thuyết và thực hiện ý tƣởng của học sinh-sinh viên...

Đối với thƣ viện: Thƣ viện phải đóng vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ học tập và giảng dạy. Thƣ viện tìm cách thu hút ngƣời đọc bằng tiện ích mà công nghệ thông tin đem lại. Đó là xây dựng những cơ sở dữ liệu và tổ chức thành các nguồn tin, các chủ đề liên quan đến việc giảng dạy và nghiên cứu của Nhà trƣờng. Trang thiết bị của thƣ viện đầy đủ tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên, học viên, sinh viên học tập và nghiên cứu. Thƣ viện tạo ra không gian cho việc đọc sách, tự học, phòng truy cập internet, tạo điều kiện cho học viên, sinh viên có thể đến thƣ viện học một mình, học theo nhóm, hoặc trao đổi, tọa đàm những thông tin thu nhận đƣợc từ kho tài liệu của thƣ viện. Thƣ viện sẽ giữ mối liên hệ với các khoa, các bộ môn cập nhật các thông tin về ngành đào tạo, các thông tin về tài liệu tham khảo chính của môn học, làm cơ sở cho công tác bổ sung, công tác lập thƣ mục danh mục tài liệu cho học viên, sinh viên và cán bộ giảng viên khai thác.

35

Vai trò cán bộ thƣ viện sẽ năng động hơn, không đơn thuần chỉ là thủ thƣ trông coi kho sách mà phải là ngƣời hƣớng dẫn bạn đọc tìm kiếm, khai thác thông tin, tƣ vấn cho bạn đọc các tài liệu cần cho môn học.

1.4.3.3. Phục vụ nguồn tin nội sinh cho học tập và đào tạo tín chỉ

Bắt đầu từ năm học 2007 -2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra lộ trình đào tạo học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam. Với quá trình xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy mạnh, với sự hình thành và phát triển xã hội học tập, vai trò của thƣ viện đối với phƣơng thức đào tạo tín chỉ sẽ ngày càng trở nên quan trọng.

Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc đƣợc ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để thực hiện tốt Quy chế này đòi hỏi phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chƣơng trình đào tạo, mô hình quản lý đào tạo cũng nhƣ cơ sở vật chất phục vụ học tập trong các trƣờng đại học và cao đẳng.

Để thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học, giảng viên lên lớp không diễn giải lý thuyết dài dòng mà nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận hay ấn định một vấn đề cần nghiên cứu để các sinh viên cùng thảo luận trong các buổi học sau. Muốn thực hiện tốt vấn đề cần nghiên cứu, sinh viên sẽ phải vào thƣ viện tìm tòi sách báo, thông tin điện tử, nghiên cứu các báo cáo, luận văn các công trình khoa học liên quan đến đề tài ấn định sau đó thực hiện phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các dữ liệu tổng hợp kiến thức đƣa đến nhận định chung. Việc sinh viên phát kiến, tìm tòi đƣợc sẽ khắc sâu vào tâm trí sinh viên hơn là việc lắng nghe kiến thức nhồi nhét từ giảng viên.

36

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHỤC VỤ NGUỒN TIN NỘI SINH TẠI THƢ VIỆN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và phục vụ nguồn tin nội sinh tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 34)