Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và trình độ đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và phục vụ nguồn tin nội sinh tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 103)

Trong tất cả các yếu tố góp phần làm tăng chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động quản lý và khai thác thông tin thƣ viện, yếu tố con ngƣời là quan trọng nhất và mang tính quyết định. Cán bộ thƣ viện là cầu nối giữa nguồn tài nguyên thông tin và ngƣời dùng tin. Chúng ta có thể nói một khiếm khuyết rất quan trọng của thƣ viện đại học hiện tại là chƣa chú trọng đúng mức tới việc hƣớng dẫn cụ thể sinh viên phƣơng pháp nghiên cứu, tìm tƣ liệu, cung cấp thông tin thƣ tịch để sinh viên hứng khởi, ham thích trong công việc nghiên cứu.

102

Với vai trò đóng góp vào sự đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập tại trƣờng, cán bộ thƣ viện phải chủ động giới thiệu, cung cấp nguồn thông tin phong phú, đa dạng. Đồng thời, cán bộ thƣ viện phải tạo môi trƣờng thân thiện, thông thoáng, chuyên nghiệp không chỉ bằng khả năng chuyên môn, nghiệp vụ giỏi mà còn bằng khả năng giao tiếp tốt.

Các cán bộ thƣ viện ngày nay không thể chỉ bằng lòng là những ngƣời “thủ kho giữ tài liệu” với phƣơng châm “ vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình” mà còn phải là những “ hoa tiêu” trong ”đại dƣơng” thông tin; năng động, thạo nghề, có trình độ ngoại ngữ, tin học để chỉ ra những tài liệu độc giả cần một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Bên cạnh đó, cán bộ thƣ viện phải luôn có ý thức trách nhiệm động viên, nuôi dƣỡng thói quen và sự hứng thú đọc sách cho sinh viên.

Để làm đƣợc điều này, nhà trƣờng cần có một kế hoạch gửi các cán bộ thƣ viện đi đào tạo lại, đào tạo mới không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về tin học, ngoại ngữ bằng những khóa học ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, bổ sung những cán bộ trẻ có năng lực, có khả năng sáng tạo, có tâm huyết.

Ngoài các kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, ngƣời cán bộ thƣ viện còn cần đƣợc đào tạo các kiến thức về tâm lý, kỹ năng giao tiếp… để biết vận dụng khéo léo khả năng, trình độ của mình vào công việc và có những thái độ, cƣ xử thích hợp với bạn đọc trong từng tình huống khác nhau.

Việc cán bộ thƣ viện biết cách cộng tác và tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo trong nhà trƣờng và đội ngũ giảng viên là điều cơ bản nhất cho sự thành công của các hoạt động thƣ viện. Cán bộ thƣ viện phải tìm những cơ hội để có quan hệ mật thiết hơn với các giảng viên nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ họ trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và chính giảng viên lại là ngƣời cung cấp những thông tin có giá trị để phát triển bộ sƣu tập và các dịch

103

vụ của thƣ viện. Khi thiết lập đƣợc sự cộng tác tốt thì chắc chắn thƣ viện sẽ có một môi trƣờng làm việc thuận lợi. Công tác liên hệ tốt sẽ đƣa giảng viên và sinh viên tham gia vào các hoạt động của thƣ viện, chia sẻ, cảm thông với thƣ viện nhƣ chính ngƣời “trong cuộc”.

Vai trò của cán bộ thƣ viện là không thay đổi, vì vậy, nhà trƣờng và xã hội phải có một cách nhìn nhận thích đáng đối với công tác của cán bộ thƣ viện trƣờng học. Đầu tiên là Ban Giám hiệu nhà trƣờng phải đánh giá đƣợc vai trò hữu ích của cán bộ thƣ viện trong trong nhà trƣờng. Tiếp đến cần có những chính sách, quy định để tạo cơ sở mang tính nguyên tắc cho sự hợp tác giữa giáo viên và cán bộ thƣ viện nhằm phát huy hơn nữa vai trò của thƣ viện trong quá trình giáo dục, đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và phục vụ nguồn tin nội sinh tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 103)