Mở rộng quan hệ hợp tác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và phục vụ nguồn tin nội sinh tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 108)

Xu hƣớng mở rộng quan hệ hợp tác trong giai đoạn hiện nay là một xu hƣớng tất yếu đối với mọi tổ chức, các thƣ viện và cơ quan thông tin... Trƣờng ĐHNT nói chung và Thƣ viện trƣờng ĐHNTHN nói riêng cũng không nằm ngoài xu hƣớng này. Trƣờng, Thƣ viện có thể mở rộng hợp tác với các tổ chức, các trƣờng đại học, các thƣ viện và các cơ quan thông tin với mục đích: hợp tác trong nghiên cứu khoa học, hợp tác nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin nội sinh và hợp tác, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn... Từ đó, thúc đẩy đƣợc công tác nghiên cứu trong nhà trƣờng và tiếp thu đƣợc những kiến thức mới, kinh nghiệm quý giá của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức, quản lý, khai thác và phổ biến nguồn thông tin nội sinh của Nhà trƣờng.

Hợp tác nhằm tăng hiệu quả thu thập nguồn tin nội sinh

Thƣ viện cần chủ động hợp tác với các khoa, phòng, bộ phận có liên quan đến việc thu thập tài liệu nội sinh nhƣ: phòng Tổ chức – hành chính, phòng Quản lý Đào tạo, phòng Quản lý khoa học, Trung tâm Thông tin – Khảo thí trong việc đôn đốc các tác giả nộp sản phẩm khoa học ngay sau khi họ hoàn thành việc nghiên cứu, học tập.

Hợp tác nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin nội sinh

Thƣ viện các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan thông tin... đều sở hữu một nguồn thông tin nội sinh của đơn vị mình. Do đó, để phát triển nguồn thông tin nội sinh tại Thƣ viện trƣờng ĐHNTHN, thƣ viện cần thiết lập mối quan hệ với các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các cơ

107

quan thông tin... nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin nội sinh, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, trƣờng đại học có lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành đào tạo tƣơng đồng với Nhà trƣờng nhƣ trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thƣơng mại, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Kinh tế...; đặc biệt Thƣ viện cũng cần thiết lập mối quan hệ với Thƣ viện Quốc gia Việt Nam để có thể chia sẻ và khai thác kho luận án, luận văn phong phú tại đây.

Bên cạnh đó, Thƣ viện cũng cần tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các thƣ viện, tổ chức nƣớc ngoài khác nhằm mục đích chia sẻ và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nƣớc ngoài.

Hợp tác nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ

Thƣ viện trƣờng ĐHNTHN cần thiết lập các mối quan hệ với các thƣ viện, trung tâm thông tin, đặc biệt là Liên hiệp Thƣ viện các trƣờng đại học khu vực phía Bắc nhằm mục đích tham gia các khóa đào tạo, tập huấn những kiến thức mới về lĩnh vực thông tin – thƣ viện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ dƣới các hình thức:

- Tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức, điều hành thƣ viện, tổ chức phục vụ bạn đọc, tổ chức hội nghị thông tin, hội nghị bạn đọc, trƣng bày triển lãm...

- Trao đổi các tài liệu nghiệp vụ, tài liệu tập huấn... - Tổ chức tham gia các hội thảo chuyên ngành

- Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, các khóa huấn luyện do Liên hiệp tổ chức...

108

KẾT LUẬN

Cùng với nhịp độ phát triển của đất nƣớc và thế giới; hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Trƣờng ĐHNT không ngừng đƣợc mở rộng. Với vai trò là trung tâm thông tin – thƣ viện của một trƣờng Đại học Ngoại thƣơng trọng điểm, hoạt động của Thƣ viện Trƣờng đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng.

Việc tổ chức quản lý, khai thác nguồn lực thông tin nói chung cũng nhƣ nguồn tin nội sinh nói riêng của Trƣờng một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ phát huy thế mạnh của nguồn lực thông tin trong việc nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của NDT tại Thƣ viện trƣờng ĐHNTHN. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý, tạo nguồn và khai thác thông tin là một công việc đòi hỏi sự quan tâm thƣờng xuyên, liên tục. Việc tìm tòi đƣa ra các giải pháp hợp lý nhằm phát huy giá trị đích thực của nguồn lực thông tin nói chung và nguồn tin nội sinh nói riêng phải thƣờng xuyên đƣợc thực hiện vì hiệu quả hoạt động của cơ quan thông tin thƣ viện trƣớc hết phụ thuộc vào chất lƣợng và sự đầy đủ của thông tin.

Nhìn chung, nguồn tin nội sinh của Trƣờng ĐHNTHN hiện có tại thƣ viện đã đƣợc tổ chức quản lý và khai thác tƣơng đối hiệu quả. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ nhu cầu về thông tin của đông đảo NDT tại Thƣ viện, thì công việc này cần phải hoàn thiện hơn nữa.

Trƣớc hết Thƣ viện cần có chính sách phát triển nguồn tin này, phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong trƣờng nhằm thu thập đầy đủ, quản lý, khai thác nguồn tin của mình. Số hóa những tài liệu có giá trị, đƣợc bạn đọc sử dụng nhiều nhằm bảo quản tốt những tài liệu này và đáp ứng tốt nhu cầu ngày một tăng của NDT. Tăng cƣờng chia sẻ thông tin với các đơn vị đào tạo,

109

cơ quan thông tin thƣ viện khác nhằm mở rộng phạm vi khai thác thông tin của NDT, tận dụng đƣợc chất xám của nhân loại...

Thực hiện đƣợc những vấn đề trên, chắc rằng nguồn tin nội sinh của TV riêng cũng nhƣ nguồn lực thông tin nói chung sẽ ngày càng thỏa mãn NCT của NDT, phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên Nhà trƣờng; góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục của đất nƣớc.

110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc

1. Chỉ thị số 296/CT – TTg ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020

2. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010. Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28/21/2001 của Thủ tƣớng chính phủ 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), “Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp

hành Trung ương khoá VIII”, Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Quyết định số 202/2001/QĐ – TTg của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010”

5. Quyết định số 13/2008/QĐ- BVHTTDL, ngày 10/3/2008, về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thƣ viện trƣờng đại học

2. Các tài liệu khác

6. Bùi Loan Thuỳ (2008), “Thƣ viện đại học phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng các yêu cầu của học chế tín chỉ, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, 04, tr. 14-17

7. Bùi Loan Thuỳ, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

8. Lê Ngọc Oánh (2000), “Vai trò của thƣ viện đại học trong việc đổi mới giáo dục, Câu lạc bộ thư viện, 06, tr. 34

9. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thƣ viện đại học góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 02, tr. 18-23

10. Hoàng Vũ (2011), Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội

111

11. Nguyễn Huy Chƣơng, Trần Mạnh Tuấn (2008), “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức, nghiên cứu đào tạo hiện nay”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, 04, tr. 10 - 13

12. Nguyễn Mai Chi (2011), Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý nguồn tài liệu nội sinh đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội

13. Nguyễn Thị Thanh Ngần (2010), Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà nội: thực trạng và giải phá, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội

14. Nguyễn Thị Lan Thanh (2006), “Đổi mới phƣơng pháp quản lý thƣ viện – thông tin trong nền kinh tế thị trƣờng”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, 04, tr. 83-86

15. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và trung tâm thông tin, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội

16. Nguyễn Văn Hành (2004), “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thông tin – thƣ viện đại học”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, 01, tr, 2-6

17. Nguyễn Viết Nghĩa (1999), “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập, khai thác tài liệu xám”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, 04, tr, 10-14

18. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin”, ĐHQGHN, Hà Nội

19. Phạm Viết Vƣợng (2003), “Nâng cao chất lƣợng giáo dục là con đƣờng phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, 53, tr. 5-6

20. Thu Minh (2007), “Vai trò của nguồn học liệu tại các trƣờng đại học, học viện” của tác giả Thu Minh, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, 03, tr. 19 – 24 21. Trần Mạnh Tuấn (2005), “Nguồn thông tin nội sinh của trƣờng đại học

112

22. Trần Mạnh Tuấn (2005), “Nguồn thông tin nội sinh của trƣờng đại học thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thông tinTư liệu số, 03, tr. 10 – 11 23. Trần Mạnh Tuấn (2006), “Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả

quản lí, khai thác nguồn tin khoa học nội sinh tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội

24. Trần Mạnh Tuấn (2007), “Về vấn đề quản lý khai thác nguồn thông tin khoa học nội sinh”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, 08, tr. 26 - 32 25. Trần Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm (2004), Tra cứu thông tin trong

hoạt động thư viện thông tin, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội 26. Trần Thị Kiều Hƣơng (2009), “Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động

thông tin –thư viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Ngoại thương”, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, Hà Nội

27. Trần Thị Kiều Hƣơng (2008), “Xây dựng và phát triển nguồn tin nội sinh phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 30, tr. 72 – 78

28. Trần Thị Kiều Hƣơng, Lê Thế Long (2009), “Giải pháp xây dựng bộ sƣu tập tài liệu số phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại thƣ viện trƣờng Đại học Ngoại thƣơng”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 38, tr. 75- 81

29. Trần Thị Minh Nguyệt (2008), Tập bài giảng Người dùng tin và nhu cầu tin, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội

30. Trần Thị Thanh Vân (2008), Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức quản lý nguồn tài liệu xám của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ, Luận văn tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội

113

31. Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng (2010), Các văn bản quản lý tại trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội

3. Các trang Web:

1. http://www.google.com.vn

2. http://www.ftu.edu.vn

114

PHỤ LỤC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NÔI THƢ VIỆN

91 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

PHIẾU KHẢO SÁT BẠN ĐỌC

Nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của ngƣời học và yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, Thƣ viện Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội rất mong nhận đƣợc sự hƣởng ứng tích cực và ý kiến đóng góp của bạn đọc về chất lƣợng hoạt động của Thƣ viện. Những ý kiến này là cơ sở để Thƣ viện xem xét tiến hành các hoạt động cải tiến của mình sao cho ngày càng hoàn thiện, tốt hơn nữa.

Bạn đọc hãy đánh dấu vào ô mà bạn đọc đánh giá I. THÔNG TIN CHUNG

1. Anh/chị cho biết chuyên ngành đƣợc đào tạo của Anh/chị:

... 2. Công việc chuyên môn của Anh/Chị?

Cán bộ quản lý

Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Học viên/sinh viên

115

II. NỘI DUNG

1. Anh/Chị có thƣờng xuyên sử dụng tài liệu nội sinh không? a. Không

b. Ít khi c. Hàng ngày d. 1-2lần/tuần e. 3-4lần/tuần

2. Mục đích sử dụng tài liệu nội sinh của Anh/Chị? (có thể chọn hơn 1) a. Phục vụ công tác quản lý

b. Học tập hàng ngày c. Nghiên cứu khoa học d. Phục vụ giảng dạy e. Tự nâng cao trình độ

f. Viết luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp

4. Thời gian phục vụ hiện tại của TV có phù hợp với nhu cầu của Anh/Chị? a. Hợp lý

b. Chƣa hợp lý

c. Ý kiến khác: ...

5. Anh/Chị thƣờng sử dụng tài liệu nội sinh thuộc ngành/lĩnh vực nào? (có thể chọn hơn 1)

a. Kinh tế đối ngoại b. Kinh tế bảo hiểm c. Quản trị kinh doanh d. Tài chính quốc tế e. Quản trị hệ thống thông tin kinh tế f. Kế toán

g. Tài chính ngân hàng h. Thuế và Hải quan i. Luật Kinh doanh quốc tế j. Luật Thƣơng mại quốc tế k. Tiếng Anh thƣơng mại l.Tiếng Pháp thƣơng mại. m. Tiếng Trung thƣơng mại n. Tiếng Nhật thƣơng mại

116

6. Loại hình tài liệu nội sinh nào Anh/Chị hay sử dụng? (có thể chọn hơn 1) a. Sách

b. Tạp chí

c. Luận văn, luận án, đề tài, khóa luận tốt nghiệp 7. Tần xuất sử dụng tài liệu nội sinh của Anh/Chị

a. Rất thƣờng xuyên b. Thƣờng xuyên c. Thỉnh thoảng d. Không bao giờ

8. Mức độ đáp ứng nhu cầu về nguồn tài liệu nội sinh cho Anh/Chị a. Đầy đủ

b. Chƣa đầy đủ c. Thiếu nhiều

9. Anh/Chị thƣờng sử dụng hình thức nào để tra cứu tài liệu nội sinh? (có thể chọn hơn 1)

a. Chọn trực tiếp trên giá/kệ b. Website thƣ viện

c. Hỏi trực tiếp nhân viên Thƣ viện

d. Khác: ...

10. Anh/Chị thƣờng khai thác tài liệu nội sinh qua hình thức nào? (có thể chọn hơn 1)

a. Đọc tại chỗ b. Mƣợn về nhà c. Internet

d. Cung cấp tài liệu điện tử e. Photo, in ấn

117

11. Đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị của TV phục vụ tài liệu nội sinh? a. Rất tốt

b. Tốt c. Khá

d. Trung bình e. Yếu

11. Đánh giá thái độ, tinh thần phục vụ của cán bộ TV? a. Nhiệt tình

b. Không nhiệt tình c. Ý kiến khác

12. Điều gì anh/chị ít hài lòng nhất khi vào TV để khai thác tài liệu nội sinh?

...

...

...

13. Anh/Chị có đề xuất gì để TV cải tiến, bổ sung hoạt động tốt hơn trong thời gian tới? ...

...

...

... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị

118

HÌNH ẢNH THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI VÀ CÁC PHÒNG PHỤC VỤ

Thƣ viện Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội

119

2. Phòng đọc Báo và tạp chí (New and magazines room)

120

4. Phòng đọc đa phương tiện (Multimedia section).

121

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và phục vụ nguồn tin nội sinh tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)