Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL (Trang 69)

- Dịch vụ khác

4. Tiềm năng phát triển

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Những hạn chế còn tồn tại:

1. Danh mục sản phầm bán lẻ còn kém đa dạng, chưa tích hợp được nhiều tiện ích nổi bật.

Trong danh mục sản phẩm của chi nhánh chỉ có các sản phẩm huy động vốn và tín dụng cho DNVVN là đa dạng và hấp dẫn hơn, còn các sản phẩm khác thì khá hạn hẹp, thiếu thốn, không tạo được sự khác biệt với sản phẩm của các ngân hàng khác. Chi nhánh đã rút khỏi thị trường tín dụng cá nhân - một thị trường đem lại lợi nhuận cao và đầy tiềm năng phát triển mà các ngân hàng khác đang đẩy mạnh khai thác: BIDV với 7 sản phẩm tín dụng cá nhân, ACB với 20 sản phẩm …. Đặc biệt là thiếu các dịch vụ NHBL hiện đại như tư vấn tài chính, ủy thác đầu tư, dịch vụ ngân quỹ. Với danh mục hạn hẹp như vậy, về lâu dài, chi nhánh khó có thể cạnh tranh với các chi nhánh của các ngân hàng khác và tạo được vị thế trên thị trường.

Các sản phẩm của MSB tuy đã có nhiều biến chuyển tích cực về mặt chất, nhưng khả năng cạnh tranh vẫn chưa cao, chưa tích hợp được nhiều tiện ích như một số ngân hàng khác. Ví dụ như đối với thẻ ghi nợ nội địa là một trong những sản phẩm chính của chi nhánh, được tích hợp với dịch vụ Mobile-banking và

khác với hạn mức cao (100 triệu/ ngày)… Tuy nhiên, sản phẩm thẻ của một số ngân hàng lớn khác ngoài các tiện ích trên, vẫn có nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn, điển hình như khi sử dụng thẻ của ACB, khách hàng được tặng bảo hiểm khi rút tiền tại các cây ATM, hay thẻ ghi nợ nội địa của VietinBank có thể nhận tiền kiều hối từ nước ngoài chuyển vào thẻ, có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại cây ATM…

2. Sự chậm trễ trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới:

Việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới như thanh tóan lương tự động, tài khoản thanh toán quốc tế M+,… còn khá chậm, không đem lại nhiều hiệu quả cho chi nhánh. Ví dụ như gói sản phẩm thanh toán M-Family đã được đưa ra thị trường từ cuối năm 2011, nhưng cho tới nay, mới chỉ có hơn 20 khách hàng sử dụng sản phẩm này, doanh số giao dịch cũng rất thấp. Hầu hết, các khách hàng tới giao dịch đều không biết tới và không được giới thiệu về gói sản phẩm này.

3. Mạng lưới kênh phân phối còn hoạt động chưa thực sự hiệu quả:

Mạng lưới phân phối của chi nhánh tuy đã được đầu tư mở rộng nhưng còn khá mỏng và phân bố không đều, chỉ tập trung ở khu vực phía bắc, còn một phần quận Hoàng Mai và huyện Thanh trì vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng trung tâm KHDN còn quá ít. Khi được tham khảo ý kiến thì trong 300 khách hàng của chi nhánh mới chỉ có hơn 60% khách hàng của chi nhánh là thấy hài lòng về sự hợp lý, thuận tiện của các điểm giao dịch. Vẫn còn trên 30% ý kiến không hài lòng.

Hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối chưa cao, chủ yếu là giao dịch tại quầy, còn các kênh phân phối hiện đại như Mobile-banking và Internet-banking chưa được sử dụng nhiều. Số lượng khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ này còn rất khiêm tốn, chủ yếu là giới trẻ, những người có trình độ và thu nhập cao.

4. Công tác quản trị rủi ro chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng tín dụng bán lẻ chưa cao:

Tỷ lệ nợ xấu TDBL của chi nhánh nhìn chung cao hơn so với toàn ngân hàng Hàng Hải, đặc biệt là trong năm 2011. Chi nhánh đã ngừng cung cấp các lọai sản phẩm tín dụng cá nhân cũng xuất phát từ nguyên nhân khó kiểm sóat được rủi ro

của lĩnh vực này. Chi nhánh chưa xây dựng cho mình được một quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện.

5. Chi nhánh chưa tạo được một cơ cấu vốn hợp lý, thu nhập còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng bán lẻ:

Trong tổng VHĐ của chi nhánh, vốn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lấn át so với VHĐ trung dài hạn. Doanh số VHĐ trung dài hạn khá thấp và mức tăng trưởng hàng năm không cao. Điều này gây khó khăn cho chi nhánh trong việc chủ động sử dụng nguồn vốn huy động của mình, do VHĐ ngắn hạn và không kỳ hạn là nguồn vốn kém ổn định hơn.

Thu nhập lãi chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng VHĐ, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ còn rất thấp. Điều này làm gia tăng rủi ro tín dụng và rủi ro suy giảm thu nhập cho chi nhánh, nhất là trong tình hình NHNN quy định hạn mức tín dụng hạn hẹp như hiện nay.

Nguyên nhân các hạn chế:

1. Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống luật pháp nói chung và các văn bản về hoạt động ngân hàng nói riêng còn chưa hoàn thiện, thiếu sự đồng bộ, dễ gây hiểu lầm.

- Sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trên thị trường, nhất là các ngân hàng có uy tín, có tiềm lực lớn trên địa bàn như : ACB, BIDV, Agribank…

- Nền kinh tế trong nước những năm qua luôn có sự bất ổn, tình hình lạm phát tăng cao, đồng thời NHNN liên tục đưa ra các chính sách tiền tệ thắt chặt như quy định trần lãi suất, hạn mức tăng trưởng tín dụng…gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn và cấp tín dụng.

- Trình độ dân trí của người dân chưa cao, thu nhập còn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt lớn, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nhất là dịch vụ ngân hàng hiện đại hạn chế.

2. Nguyên nhân chủ quan:

- Chi nhánh mới được thành lập, thiếu kinh nghiệm, chưa xây dựng được mạng lưới khách hàng rộng lớn đồng thời chưa đưa ra chiến lược phát triển rõ

thiện, so với các chi nhánh khác còn thiếu một số phòng ban chức năng như phòng quản lý rủi ro, nhóm bán hàng trực tiếp, phòng marketing…

- Chi nhánh chưa dự đoán được tình hình biến động kinh tế cũng như các chủ trương chính sách của nhà nước trong tương lai gần để có thể chủ động hơn trong kinh doanh.

- Thiếu đội ngũ nhân viên hiểu biết để có thể làm chủ công nghệ. Một số cán bộ nhân viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu trình độ chuyên môn hoặc chưa tích cực, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của các dịch vụ NHBL.

- Sự chậm trễ trong quá trình xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch trong khi khối lượng khách hàng ngày càng cao.

- Công tác tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh ngân hàng chưa được chú trọng, chưa có bộ phận chuyên sâu về hoạt động marketing hay đội ngũ tư vấn viên. Hầu hết, việc tiếp thị sản phẩm mới tới khách hàng là do cán bộ tín dụng hoặc các giao dịch viên thực hiện. Như vậy không thể đảm bảo sự chuyên môn hóa trong công việc, chưa thực sự đưa sản phẩm tới khách hàng mà mới chỉ tiếp cận những khách hàng tìn đến ngân hàng.

- Chi nhánh chưa đưa ra được các đề xuất với cấp trên về việc đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng, hoặc các khó khăn còn tồn tại trong quá trình triển khai sản phẩm dịch vụ để có sự hỗ trợ về vốn, công nghệ cũng như nhân lực.

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w