Năng lực quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL (Trang 65 - 66)

- Dịch vụ khác

3.Năng lực quản trị rủi ro

Xem xét việc quản trị rủi ro của chi nhánh trong thời gian qua có thể thấy nổi lên một vần đề bất cập rất lớn: chi nhánh chưa xây dựng được một phòng quản lý rủi ro riêng cho mình, chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trung tâm khách hàng doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, hội sở chính chỉ quản lý hoạt động tín dụng theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Điều này làm gia tăng rủi ro cho chi nhánh, do việc quản lý rủi ro đôi khi thiếu thực tế, thiếu

Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009 – 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Maritime bank Nam Hà Nội)

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn nằm trong giới hạn cho phép và thấp hơn mức trung bình của ngành ngân hàng nhưng lại cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng Hàng Hải. Trong năm 2011, cùng với quy mô tín dụng tăng cao thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cũng tăng lên đột biến, từ 1,76% năm 2010 lên 2,34%. Điều này thể hiện công tác thẩm định các dự án vay, phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá nhận định KH vay của chi nhánh còn chưa chính xác.

Đối với các rủi ro khác từ hoạt động NH như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động,…do đã có được sự quan tâm của chi nhánh ngay từ ban đầu cộng sự chỉ đạo, quản lý sâu sát, chặt chẽ của ban lãnh đạo nên các rủi ro này đã được kiểm soát khá tốt.

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL (Trang 65 - 66)