Tính thống nhất trong kết cấu 1 Quan hệ nhãn quả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 58)

A ỉg uy eM Tkị Xh uần

2.3 Tính thống nhất trong kết cấu 1 Quan hệ nhãn quả

2.3.1 Quan hệ nhãn quả

Trong Tam quốc diễn nghĩa

Tam quốc diễn nghĩa được miêu tả bằng lớp lớp các sự kiện lịch sử. Tác phẩm được trình bày theo trình tự thời gian, nhưng các lớp sự kiện luôn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau, sự kiện sau có liên quan, móc xích với sự kiện trước nhờ mối liên hệ của quan hệ nhân quả, vì có cái này nên mới có cái kia.

Nếu như lịch sử lấy số năm cai trị của một triều đại để tập hợp các biến cố với nhau; nếu thoại bản, giai thoại tồn tại thành những đoạn độc lập không có mối quan hệ nào đê’ gắn liền với nhau thì sáng tạo của La Quán Trung là ở chỗ tổ chức được một tác phẩm thống nhất về mặt nghệ thuật bằng cách mở rộng và đào sâu mối quan hệ nhân quả giữa những sự kiện. Trong khi phân tích mối liên hệ nhân quả như một kiểu liên hệ để thống nhất cốt truyện, B.L Riftin lấy một ví dụ rất đặc sắc phân tích quá trình nhà văn La Quán Trung kết hợp giai thoại, lịch sử biên niên để biến chúng thành những yếu tố của một cốt truyện duy nhất (6, tr 304, 305). Trong Tam quốc chí của Trần Thọ mối liên hệ giữa các sự kiện như Đổng Trác giết Trương Ôn và âm mưu sử dụng "mĩ nhân k ế " để giết Đổng Trác của Vương Doãn hết sức lỏng lẻo. Người đọc phải phán đoán xem nguyên nhân tại sao Vương Doãn lại phải xây dựng một mưu kế để giết chết Đổng Trác? Bởi vì Đổng Trác chuyên quyền, bởi vì Vương Doãn không muốn hợp tác với Đổng Trác, bởi vì Vương Doãn ham muốn vinh hoa phú quí, hay là Vương Doãn lo sợ cho tính mang của bản thân minh... Trong Tanĩ CỊUÔC diên nghĩa nhưng hanh

Ảnh hưởng của Tam OịUốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thông chí

động thiêu liên kêt này được móc xích với nhau bằng mối liên hệ nhân quả. Trong tiệc rượu với quan trong triều, Vương Doãn tận mắt chứng kiến cái chết của Trương Ôn, ông đã cảm nhận được thân phận của những đại thần đang bị Đổng Trác chuyên quyền áp bức. v ề nhà, khi đi ra vườn ngửa mặt lên trời khóc bên bụi đồ mi, ông nghe thấy tiêng Điêu Thuyền thở dài. Sự đồng cảm của Điêu Thuyền đã khiến Vương Doãn bộc bạch tâm trạng đau xót của mình và ở đây nguyên nhân của việc âm mưu giết Đổng Trác đã được nêu bật. Nguyên nhân này chính là mối dây liên hệ đê nhà vãn lí giải và kết liên những hành động sau đó của kế mĩ nhân thành một đoạn đặc sắc trong tác phẩm.

Sự thống nhất nhờ mối dây liên hệ nhân quả không những thể hiện ớ trong một đoạn mà còn thể hiện ở những liên hệ phức tạp giữa các đoạn V Ớ I

nhau để tạo thành một kết cấu thống nhất. "Cái thú đọc Tam quốc diễn nghĩa

như một tác phẩm toàn vẹn là ở chỗ tác giả cố gắng tìm các nguyên nhân của các biến cố" (6, tr 305). Thiên hạ chia ba tạo thành thế chân vạc, nguyên nhân của việc thiên hạ chia ba là do Đổng Trác gây nên loạn, Đổng Trác gây nên loạn là do Hà Tiến gọi quân đội Đổng Trác vào. Sở dĩ Hà Tiến phải làm như thế là do bọn Thập Thường Thị nắm quyền hành trong cung vua. Triều đình đổ nát, lòng người náo loạn gây nên loạn Khăn vàng. Loạn Khăn vàng lại là nguyên cớ khiến anh hùng khắp nơi nổi dậy... Cho nên câu chuyện của thời đại Tam quốc không thể bắt đầu từ khi hình thành thế chân vạc mà phải bắt đầu từ loạn Khăn vàng. Đó chính là bối cảnh của tác phẩm sử thi.

Trong H oàng Lê nhất thống chí

Mối liên hệ nhân quả cũng là sợi dây để các tác giả Hoàng L ê nhất thống chí sắp đặt, liên kết các chi tiết sự kiện và thống nhất kết cấu tác phẩm. Cách bố cục của Hoàng L ê nhất thống chí cũng có phần giống như Tam quốc diễn nghĩa mở đầu là cảnh hỗn loạn trong triều đình sau mở rộng và kết thúc bằng cảnh thống nhất đất nước. Nhưng xét vê chi tiêt thi mơ đau cua Hoang Le nhất thống chí gần với Thuỷ Hử của Thi Nại Am hơn. Kim Thánh Thán đã nhận xét về hồi thứ nhất của Thuỷ Hử như sau: "Một bộ sách lớn bảy mươi hồi viết về môt trăm lẻ tám con người lại không băt đâu ve mọt tram le tam con

Ảnh hưởng của Tam ơịuốc diễn nghĩa đối với Hoàng nhất thông chí

người mà viêt vê Cao Câu. Bới vì không viêt về Cao Cầu mà lại viết về một trăm le tám người, tức là loạn từ dưới sinh ra, mà trước hết viết về Cao Cầu, tức là loạn từ trên sinh ra . Không phải ngẫu nhiên Hoàng Lê nhất thông chí

mở đầu một thời kì sóng to gió lớn của lịch sử bằng những chi tiết trong nội cung của Trịnh Sâm. Theo quan điểm của tác giá đó chính là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của nhà Chúa, mầm loạn ấy bất đầu từ việc Chúa ham mê tứu sắc bỏ bễ triều chính, dung túng Đặng Thị Huệ làm những việc trái với luân thường đạo lí. Với cách mở đầu tác phẩm như vậy rõ ràng nhà vãn có ý nhấn mạnh nguyên nhân của mối loạn là ở trên sinh ra, những vấn đề rối ren được mô tả ớ những hồi sau là kết quả tất yếu của "mối loạn" ấy.

Không những thế, số phận của những nhân vật được miêu tả trong tác phẩm cũng được lí giải bằng quan hệ nhân quả. Những Nguyễn Hữu Chỉnh, Quận Huy, Võ Văn Nhậm... những kẻ có tài kinh bang tế thế, có khả năng xoay chuyển cả tình thế trong một khoảng thời gian nhất định nhưng rồi cũng phải chấp nhận một số phận bi thảm vì những tham vọng của chính mình.

Quan hệ nhân quả chính là sợi dây xuyên suốt tác phẩm, kết nối sự kiện, sự kiện sau có nguồn gốc, nguyên nhân từ sự kiện trước, cứ thế tạo nên tính thống nhất của kết cấu tác phẩm.

2.3.2 S ự lặp lại và đôi xứng những chi tiết trong sườn chuyện Trong Tam quốc diễn nghĩa

Tính thống nhất trong kết cấu cũng được tác giả thể hiện ở chỗ lặp đi lặp lại và đối xứng một số những chi tiết của sườn chuyện, như chuyện sủng ái hoạn quan, chuyên yêu vợ bé mà bỏ trưởng lập thứ, chuyện anh em tranh giành quyền lực mà đi đến thất bại, chuyện phụ nữ buông rèm nhiếp chính... Mở đầu câu chuyện tác giả kể chuyện ba anh em Trương Giôc, Trương Lương, Trương Bảo khởi binh gây nên loạn Khăn vàng, ba anh em có chung huyét thống nhưng lại tranh giành quyền lực đi đến thôn tính lẫn nhau. Trong tác phẩm có khá nhiều chuyện như vậy, như chuyên anh em Vien Thiẹu, Vicn Đàm; anh em Lưu Tôn, Lưu Kì, nhưng lại có chuyện ba anh em không cùng dòng máu nhưng cùng chí hướng đôi đãi VƠI nhau bang tinh anh em, nghía

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

quan thân cung sông chêt như ba anh em Lưu, Quan, Trương... Hay như chuyện mi nhân kê cũng được lặp đi lặp lại trong cốt truyện nhưng lại có sự chiếu ứng, đối ứng với nhau. Vương Doãn dùng kế mĩ nhân lừa cả Đổng Trác lân Lã Bô. Dương Bưu cũng dùng kê mĩ nhân vừa gây ra đại loạn lại hại cả đến bản thân, còn Chu Du dùng kế mĩ nhân để lừa Lưu Bị mà lừa đến hai lần, không những không thành mà mất luôn cả chì lẫn chài, lại phải các thêm Kinh châu làm của hồi môn.

Sự lặp lại những chi tiết tưởng chừng như giống nhau nhưng lại khác nhau về bản chất làm nên phép "chỉnh đối", "phản đối" để người đọc có thể liên kết, đối chiếu các sự kiện với nhau. Cùng là liên hoàn kê nhưng liên hoàn kế của Vương Doãn là chia rẽ Đổng Trác với Lã Bô để Bô giết chết Trác, còn liên hoàn kế của Bàng Thống cột thuyền của Tào Tháo để làm một chảo nướng khổng lồ. Cùng là vượt Trường Giang đánh Giang Đông nhưng Tào Tháo thì thất bại, thiên hạ chia ba còn Tư Mã Viêm thì thắng lợi, thống nhất ihiên hạ về một mối... Lại có cả sự lặp lại những chi tiết, những đoạn, những tiến triển có cùng một loại hình như: "Tam nhượng Từ châu", "Tam cố tháo lư", "Tam khí Chu Du", "Thành Kinh châu công tử ba lần cầu cứu", "Lục xuất Kì Sơn", "Cửu phạt Trung Nguyên"... Có một điều rất thú vị là số lần lặp lại thường liên quan đến số 3 và các bội số của nó. Đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà liên quan tới quan niệm về sự huyền bí của con số 3 của người Trung Hoa. Sự lặp lại những đoạn có cùng loại hình tạo nên những đoạn giống nhau về nguyên tắc nhưng khác nhau về chi tiết cho phép thể hiện tài năng tổ chức nghệ thuật của tác giả, mở ra tầng tầng lớp lớp của cốt truyện, tạo cho độc giả một sự liên tưởng giữa sự việc này và sự việc kia và một ý niệm cụ thể về dòng thời gian đang vận động từ đầu đến cuối tác phẩm.

Trong H oàng Lê nhất thống chí

Hoàng L ê nhất thống chí cũng tạo nên sự lặp lại những chi tiết trong sườn chuyện, đó là chi tiết về sự can thiệp của phụ nữ trong triều chính. Mở đầu câu chuyện là sự lộng hành của Đặng Thị Huệ, giữa chuyện là kêt cục bi hài của mẹ con Dương Thái hậu, kêt thúc tác phâm là tiêng khóc ai oán cua

Anh hương cua Tam CỊUÔC diên nghĩa đôi với Hoàng Lê nhất thống chí

một Hoàng phi khóc Chiêu Thống, hình ảnh những người phụ nữ xuất hiện ở đâu, CUÔ1 và giữa tác phâm có chiếu và ứng, có mở và đóng. Tuy nhiên so với

Tam quốc diễn nghĩa thì những chi tiết trong sườn chuyện chưa đạt đến trình độ tô chức cao. Hình ảnh Hoàng phi cuối tác phẩm chỉ là để minh chứng cho tư tưởng chính thống của tác giả, không có sự liên kết chiếu ứng. Do thiếu những chi tiết có trình độ tố chức nghệ thuật cao trong sườn chuyện nên kết cấu của Hoàng Lê nhất thông chí chưa được chặt chẽ như Tam quốc diễn nghĩa. Đó là điểm còn hạn chê trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm của tác giả

Hoàng L ê nhất thống chí.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)