Quan niệm vé chữ trung và tư tưởng "chọn chủ để thờ” Trong Tam quốc diễn nghĩa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 27)

ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa nhưng tư tướng mệnh trời trong Hoàng Lê nhất thống chí đã có sự tiến bộ thoát ra khỏi sự áp đặt của trời, của số mệnh. Điều đó đã chứng tỏ giá trị hiện thực của Hoàng Lê nhất thống chí.

2.2.4 Quan niệm vé ch ữ trung và tư tưởng "chọn chủ đ ể thờ”Trong Tam quốc diễn nghĩa Trong Tam quốc diễn nghĩa

Là tác phẩm sáng tác dưới ánh sáng tư tưởng Khổng giáo, chữ trung trong

Tam quốc diễn nghĩa được tác giả La Quán Trung hết sức quan tâm và coi đó là phẩm chất không thể thiếu được của người quân tử. Nội dung của chữ trung được thế hiện trong lí tưởng trung thành với một minh quân mà người quân tử lựa chọn. Tư tưởng "chọn chủ để thờ" có vai trò quan trọng trong cuộc đời của một tướng lĩnh hay một vị quân sư. Trần Cung là người có tài nhưng từ khi rời bỏ Tào Tháo con đường tiến thân của ông ta gặp rất nhiều khó khăn vì không chọn được minh chúa. Cuối đòi, việc phò tá cho một kẻ vũ dũng vô mưu, lật lọng như Lã Bố đã khiến Trần Cung đi vào bước đường cùng và kết thúc một cách thảm hại sự nghiệp của mình. Trong Tam quốc diễn nghĩa, việc chọn chủ có thể được coi là một tiêu chí để đánh giá tài năng của người quân tử. Điền Phong ở trong ngục trước khi tự vẫn đã than thân: "Làm thần đại trượng phu sống trong trời đất không biết kén chúa mà thờ, thật là ngu dốt, ngày nay chịu chết, còn thương tiếc làm chi!" (1, hồi 31). Lời than của Điền Phong cũng là nỗi niềm trăn trở và lí tưởng hành động của các thế hệ anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa.

Có thể nói giá trị làm nên phẩm chất người anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa là chữ "trung". Câu nói để chứng tỏ lòng trung được áp dụng cho tất cả những người anh hùng là "dẫu cho gan óc lầy đất, da ngựa bọc thây" vẫn một lòng trung thành với sự nghiệp của chúa. Mặc dầu sáng tác dưới ánh sáng của tư

/ \ ) 0 u y ê n T k Ị ~ U h u ổ n Ảnh hưởng của Tam GỊUÔC diễn nghĩa đôi với Hoàng Lễ nhất thông chí

tưởng "ủng Lưu, phản Tào", mặc dầu "Tam quốc Tam tuyệt" đều rơi vào tập đoàn Thục Hán nhưng nhà văn lại tỏ ra rất công bằng đối với các anh hùng không kể ở tập đoàn nào, miễn là họ trung thành với chủ. Nhà văn hết lòng ca ngợi Triệu Vân, người anh hùng thời chinh chiến tài hoa trăm trận trăm thắng, sẵn sàng sả thân cứư chúa không bao giờ có chút mảy may suy bì. Nhưng nhà vãn cũng không giấu tình cảm trân trọng của mình khi viết về Điển Vi liều chết để cứu chủ, Hám Trạch, Hoàng Cái, Chu D u... nguyện đem thân mình để phục vụ cho sự nghiệp của Giang Đông. Còn những kẻ bất lương, ăn ở hai lòng, phản trắc như Lã Bố, Nguỵ Diên... tất phải chịu cái chết đớn đau và nhục nhã.

Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt do nạn cát cứ, mỗi người cầm đầu những tập đoàn quân phiệt vũ trang đều có lí tưởng để tồn tại cho nên người hiền tài phải cân nhắc, lựa chọn minh chúa để trổ tài phụng sự. Tư tưởng trung quàn được thể hiện ở những cống hiến của người quân tử đối với tập đoàn mà họ lựa chọn. Đó là sự phục vụ cho những lợi ích của cá nhân tập đoàn và minh chủ của họ chứ không phải là biểu hiện của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước trong Tam quốc diễn nghĩa không được biểu hiện trực tiếp mà bộc lộ một cách gián tiếp qua tư tưởng "ủng Lưu, phản Tào". Xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, "ủng Lưu" nghĩa là ủng hộ nhà Tống, "phản Tào" có nghĩa là phản đối nhà Kim đang đặt ách thống trị hà khắc trên đất nước.

Trong Hoàng Lé nhất thông chí

Tư tưởng "chọn chủ để thờ" trong Hoàng Lê nhất thống chí chịu ảnh hưởng từ Tam quốc diễn nghĩa và lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam. Truyền thống lịch sử Việt Nam là truyền thống làng - nước. Người dân là dân của một nước và thống nhất trong một cái làng cụ thể. Nước Việt Nam hình thành trên cơ sở hợp nhất tự nguyện giữa các làng chứ không phải dựa trên cơ sở thống nhất bằng chiến tranh. Đó là điểm phân biệt sự hình thành quốc gia, nhà nước Việt Nam với Trung Quốc. Loạn mười hai sứ quân chỉ là một hiện tượng nhất thời và bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp ngay dựa vào ý chí của nhân dân muốn sống dưới một chính quyền trung ương thống nhất. Mặt khác, tập quán canh tác lúa nước và trị thủy bằng đê điều là cơ sở cho sự thống nhất tự nguyện thành

/\j0uyền xhị xkucm

Ảnh hưởng của Tam ơịudc diễn nghĩa đôi vói Hoàng nhất thống chí

nước của người Việt và cũng là cơ sở của tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Nhưng từ khi họ Trịnh đặt phủ, tự coi mình là chúa bên cạnh vua Lê, tiếm quyền vua Lê là đã vi phạm truyền thống một chủ của người Việt Nam. Rồi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, lúc đầu chỉ để an thân sau thế lực mạnh dần đã xây dựng chính quyền ở Đàng Trong đối địch với chính quyền của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Lần đầu tiên Việt Nam có hai vùng, về danh nghĩa vẫn là một nước, cùng thờ vua Lê, cùng chịu sắc phong nhưng thực tế đã là hai chính quyền đối nghịch. Trên cơ sở này đã xuất hiện những tư tưởng mà trước đây không có. Đó là tư tưởng "chim khôn chọn cây mà đậu, người khôn chọn chủ mà thờ" nảy sinh trong giới trí thức. Đào Duy Từ là người mở đầu cho xu hướng ấy. Rồi Hữu Chỉnh chọn Tây Sơn, Đặng Trần Thường chọn Gia Long, Ngô Thì Nhậm chờ thời chọn Tây Sơn... Đặng Trần Thường đã thâu tóm tư tưởng này trong câu nói với Ngô Thì Nhậm: "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?". Địa vị công hầu, khanh tướng không được quyết định bởi gia thế, bởi sự tín nhiệm của nhà vua mà phụ thuộc vào việc chọn chú đê’ được thi thố tài năng của bản thân mình.

Tư tưởng trung quân ái quốc, thương dân của Khổng giáo khi vào Việt Nam đã được các nho sĩ Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước trở thành tư tưởng tiêu biểu cho lương tri Việt Nam. Nếu đối chiếu các khái niệm: trung, hiếu, lễ, nghĩa... bằng cách đối lập cách ứng xử vật chất của người Trung Quốc và người Việt Nam thì đó là những từ đồng âm khác nghĩa. Chữ trung của Trung Quốc chỉ có nghĩa là trung với dòng họ nhà vua, chữ trung của Việt Nam là trung với đất nước; chữ hiếu Trung Quốc chỉ thu gọn trong quan hệ đối xử với cha mẹ, chữ hiếu của người Việt Nam bao gồm cả việc hi sinh cho đất nước mà người Việt Nam gọi là đại hiếu - một tư tưởng chỉ có ở Việt Nam mà không có ở Trung Quốc...

Tư tưởng lấy sự trung thành với dòng họ nhà vua làm nội dung của chữ trung là tư tưởng của Trung Quốc, ít thấy ảnh hưởng ở Việt Nam. Nhưng vào thời kì Lê mạt thì tư tưởng này được thịnh hành và là tư tưởng qui định tính chính thống của Hoàng L ê nhất thống chí. Khi đứng trước nguy cơ mất nước,

/\)0uyên Tkị XKuán ý thức dân tộc đã khiến tác giả H oàng L ê nhất tliống chí đúng về phía nhân dân, vượt qua tư tưởng ngu trung đạt tới giá trị yêu nước chân chính. Đây là một điểm tiến bộ trong thế giới quan của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí.

Chính điều này đã nâng tầm giá trị của tác phẩm, khiến cho tư tưởng của tác phẩm vượt xa thời đại..

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)